Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trung học cơ sở thông qua chủ đề tích hợp “khám phá cơ thể của em”
PREMIUM
Số trang
201
Kích thước
7.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
895

Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trung học cơ sở thông qua chủ đề tích hợp “khám phá cơ thể của em”

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

----------------------

LÊ VĂN ĐỨC

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

“KHÁM PHÁ CƠ THỂ CỦA EM”

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lý

Mã số : 60 14 01 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình đƣợc hoàn thành tại

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

----------------------

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Huy

Phản biện 1: …………………………………………

Phản biện 2: …………………………………………

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận

văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Trường Đại học Sư

phạm vào ngày 05, 06 tháng 01 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

- Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XXI được xem là thời đại của sự toàn cầu hoá và hội nhập

quốc tế, thời đại của nền kinh tế tri thức và của sự canh tranh về trình độ

nguồn nhân lực. Để Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng với bạn bè quốc

tế, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì giáo dục đóng

một vai trò then chốt. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho nền

giáo dục nước nhà. Thời gian qua, giáo dục nước ta đã và đang tiếp cận

những quan điểm, phương pháp dạy học mới, hiện đại hơn để phát huy

được NL người học và để phù hợp với xu thế phát triển của toàn cầu. Tuy

nhiên, những thay đổi này chưa thực sự rõ rệt, vẫn còn tồn tại những bất

cập yếu kém ở nhiều nơi, những kiểu dạy học theo lối một chiều, hiện

tượng “thầy đọc trò viết” vẫn còn diễn ra rất phổ biến. Bên cạnh đó, việc

trùng lặp, chồng chéo kiến thức của nhiều môn học với nhau (đặc biệt là

ở cấp THCS) vừa làm cho học sinh (HS) khó khăn trong việc lĩnh hội tri

thức, vừa làm giảm đi tính liên kết vốn có của một kiến thức khoa học.

Nhiều thầy giáo, cô giáo vẫn còn quan niệm rằng đến trường là dạy cho

HS kiến thức chứ không phải dạy cho HS phát triển NL, điều này vô hình

chung làm cho nền giáo dục nước nhà dẫm chân tại chỗ, làm cho những

giờ học trở nên nhàm chán mà hơn hết là làm cho HS không biết vận

dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Để khắc phục những

tồn tại trên, nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã và đang áp dụng

quan điểm sư phạm DHTH (DHTH) như một phương tiện hữu hiệu giúp

HS phát triển NL.

DHTH có thể vẫn đang diễn ra hằng ngày, trong các bài giảng của

một số giáo viên (GV), nhưng đó chỉ là những sự “TH” mang tính chất tự

phát, đa phần là dựa vào kinh nghiệm giảng dạy mà không có một quy

trình cụ thể và không được tổ chức một cách quy mô, bài bản. Ở một số

địa phương, khi GV đã được phổ biến và tập huấn về DHTH thì đều đã

2

biết được các kiểu TH và tiến trình để dạy một bài học TH. Tuy nhiên,

hiệu quả của bài dạy TH đó đến đâu, bài dạy đó đã giúp bồi dưỡng những

NL nào cho người học là dựa vào công việc KTĐG thì chưa được GV

quan tâm, chú trọng. Có thể nói KTĐG trong DHTH là một thước đo

chuẩn xác cho sự hiệu quả và tính khả thi của một bài dạy TH, từ kết quả

của việc KTĐG GV có thể biết được các phương pháp dạy học mình

áp dụng, các mục tiêu mà mình đề ra đã phù hợp hay chưa để có thể

sửa chữa, bổ sung và rút kinh nghiệm cho những lần dạy sau. Một bài

dạy TH không thể được ĐG cao nếu việc KTĐG không được đầu tư

đúng mức.

Từ những lý do trình bày ở trên, chúng tôi chọn đề tài KTĐG NL

HS Trung học cơ sở (THCS) thông qua chủ đề TH “Khám phá cơ thể

của em”

2. Mục tiêu đề tài

Đề xuất được quy trình tổ chức KTĐG và bộ công cụ ĐG NL của

HS THCS qua DHTH theo chủ đề “Khám phá cơ thể của em”.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các PP và công cụ ĐG NL HS

- Xây dựng thang đo ĐGNL trong DHTH

- Xây dựng hệ thống CH, BT, NV nhằm KTĐG NL HS trong

DHTH theo chủ đề “Khám phá cơ thể của em”

- Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lý, Sinh học và các kiến

thức có liên quan đến chủ đề ở cấp THCS

- Thực nghiệm sư phạm ĐG kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải

pháp KTĐG NL của HS THCS trong DHTH chủ đề “Khám phá cơ thể

của em”.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được quy trình KTĐG và bộ công cụ để ĐG NL của

HS và áp dụng vào việc DHTH theo chủ đề “Khám phá cơ thể của em”

3

một cách khoa học, thì sẽ phát triển được các NL tính toán, giải quyết

vấn đề & sáng tạo, hợp tác, từ đó nâng cao kết quả học tập của HS.

5. Đối tƣợng nghiên cứu

Hoạt động tổ chức KTĐG NL của HS THCS thông qua DHTH với

chủ đề “Khám phá cơ thể của em”.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung kiến thức các môn KHTN ở cấp THCS.

- Điều tra thực trạng KTĐG trong DHTH một số GV THPT và

THCS trên địa bàn TP Đà Nẵng.

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên một số lớp thuộc

trường THCS Nguyễn Hồng Ánh, TP Đà Nẵng.

7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau khi đề cập đến khái niệm

NL, nhưng các định nghĩa đó đều có điểm chung là xem NL là sự tổng

hợp giữa các thành tố đó là: kiến thức, kỹ năng và giá trị. Như vậy, có thể

hiểu: NL của cá nhân thể hiện, bộc lộ qua việc thực hiện một hoạt động,

một NV hay giải quyết một vấn đề, một tình huống nào đó; nó là kết quả

của việc huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá

nhân khác. NL có thể được hình thành, phát triển nhờ quá trình học tập,

rèn luyện và được ĐG qua phương thức và kết quả hoạt động

1.1.2. Khái niệm năng lực với học sinh

Có thể định nghĩa NL của HS là khả năng làm chủ những hệ thống

kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm... phù hợp với lứa tuổi và vận

hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công NV học

tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra trong cuộc sống

1.1.3. Đặc điểm của năng lực

(1) Tính TH của NL; (2) NL liên quan mật thiết với hoạt động; (3) NL

của HS được hình thành, phát triển ở trong và ngoài nhà trường; (4) NL

4

không bất biến; (5) NL cần được sử dụng, rèn luyện thường xuyên; (6)

Không tồn tại NL chung chung; (7)Các thành phần của NL thường đa dạng

1.1.4. Cấu trúc của năng lực

- Tầng 1 là tầng LÀM

- Tầng 2 là tầng SUY NGHĨ

- Tầng 3 là tầng MONG MUỐN

1.2. Tổng quan về dạy học tích hơp

1.2.1. Khái niệm tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt [1]: “TH là sự kết hợp những hoạt động,

chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.

TH có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.

TH có thể hiểu là sự hợp nhất hóa các đối tượng khác nhau dựa

trên những nét chung, những nét liên quan của các đối tượng thành phần

để tạo nên một đối tượng mới

1.2.2. Khái niệm dạy học tích hợp

DHTH là một quan điểm sư phạm, ở đó NV chính của người học

là giải quyết các tình huống phức hợp, tình huống có vấn đề; từ đó phát

triển một cách toàn diện các NL và phẩm chất cá nhân

1.2.3. Mục đích của dạy học tích hợp

1.2.3.1. Phát triển năng lực người học

1.2.3.2. Thống nhất và thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ

năng và phương pháp của các môn học

1.2.3.3. Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các

môn học

1.2.3.4. Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học

1.2.4. Đặc điểm của dạy học tích hợp

1.2.4.1. Lấy người học làm trung tâm

1.2.4.2. Định hướng đầu ra

1.2.4.3. Dạy và học luôn gắn với phát triển năng lực

5

1.2.5. Các mức độ dạy học tích hợp

1.2.5.1. Lồng ghép

1.2.5.2. Liên môn

1.2.5.3. Xuyên môn

1.3. Kiểm tra đánh giá trong dạy học tích hợp

1.3.1. Khái niệm đánh giá

Có thể quan niệm: ĐG (trong GD) là quá trình thu thập thông tin

một cách có tổ chức về đối tượng, lấy đó làm căn cứ xác định mức độ đạt

được của đối tượng so với một mục tiêu ban đầu hoặc so với chuẩn mực

nhất định, từ đó đưa ra các quyết định tác động hợp lý nhằm đạt hiệu quả

tối ưu nhất cho đối tượng được ĐG

1.3.2. Một số khái niệm liên quan đến đánh giá

1.3.2.1. Đo lường

1.3.2.2. Kiểm tra

1.3.2.3. Định giá trị

1.3.3. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho

học sinh

1.3.3.1. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Vậy, KTĐG theo định hướng phát triển NL của HS là quá trình thu

thập minh chứng để chứng tỏ rằng HS có thể thực hiện hoặc hành động

theo một tiêu chí cụ thể nào đó; hình thức ĐG được lựa chọn dựa trên hệ

mục tiêu học tập đã được cụ thể hóa dựa trên các chuẩn NL; kết quả ĐG

không chỉ giúp GV đưa ra kết luận HS có đạt được hay không đạt một

NL nào đó mà còn nhận định xem HS đạt một NL nào đó ở mức độ nào.

1.3.3.2. So sánh kiểm tra đánh giá năng lực với kiểm tra đánh giá

kiến thức, kĩ năng

1.3.3.3. Mục đích của kiểm tra đánh giá theo định hướng phát

triển năng lực

- Cung cấp thông tin về các đặc điểm tâm sinh lí và thái độ học tập

của HS.

6

- Cung cấp thông tin cụ thể về trình độ, NL và tình hình học tập

của HS làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học

nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

1.3.3.4. Vai trò của kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực

ĐG là mắt xích trọng yếu của quá trình GD, nếu thực hiện được

việc ĐG hướng vào ĐG quá trình, giúp phát triển NL người học, thì

lúc đó quá trình DH trở nên tích cực hơn rất nhiều. Đổi mới ĐG sẽ là

động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới PPDH, đổi mới

cách thức tổ chức hoạt động DH, đổi mới quản lý…. Hay nói cách

khác, muốn đổi mới DH thì cẩn phải đổi mới ĐG, muốn bồi dưỡng,

phát triển các NL của HS một cách hiệu quả thì toàn bộ cả quá trình

GD từ dạy, học đến ĐG cần được đổi mới một cách đồng bộ, nhịp

nhàng theo hướng phát triển NL.

1.3.3.5. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển

năng lực

(1) Đảm bảo tính giá trị; (2) Đảm bảo độ tin cậy; (3) Đảm bảo

tính linh hoạt; (4) Đảm bảo tính công bằng; (5) Đảm bảo tính hệ thống;

(6) Đảm bảo tính toàn diện

1.3.3.6. Một số phương pháp đánh giá năng lực

- Phương pháp 1: Phương pháp nghiên cứu sản phẩm HS

- Phương pháp 2: Phương pháp đặt CH trực tiếp (vấn đáp)

- Phương pháp 3: Phương pháp quan sát lại video

- Phương pháp 4: Phương pháp tự ĐG và ĐG đồng đẳng

1.3.3.7. Một số công cụ đánh giá năng lực

- Công cụ 1: Thang đo NL

- Công cụ 2: Các BT

- Công cụ 3: Hồ sơ học tập

- Công cụ 4: Phiếu học tập

7

1.3.4. Kiểm tra đánh giá năng lực trong dạy học tích hợp

DHTH luôn đặt mục tiêu là hình thành và bồi dưỡng NL cho người

học. Do vậy, việc KTĐG trong DHTH chính là KTĐG NL. KTĐG NL

trong DHTH cũng có những yêu cầu, đặc điểm và nội dung giống như

KTĐG NL ở các môn học riêng lẻ. Tuy nhiên, vì DHTH là sự hòa trộn

của nhiều môn với nhau nên NL được ĐG ở đây không chỉ là NL chuyên

biệt mà là sự ĐG cùng lúc nhiều NL và các NL chung.

1.4. Thực trạng và giải pháp kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát

triển năng lực ở một số trƣờng phổ thông trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng

1.4.1. Khảo sát thực trạng

1.4.1.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu thực trạng KTĐG theo định hướng phát triển NL ở một

số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Làm cơ sở để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

KTĐG theo định hướng phát triển NL cho người học

1.4.1.2. Thời gian và đối tượng khảo sát

- Thời gian khảo sát: Từ tháng 7/2016 đến hết tháng 11/2016

- Đối tượng khảo sát:

+ 80 GV ở nhiều môn học của 15 trường THPT trên địa bàn TP Đà

Nẵng

+ 80 GV ở nhiều môn học của 12 trường THCS trên địa bàn TP Đà

Nẵng

1.4.1.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng KTĐG NL trong DHTH ở một số trường phổ thông

trên địa bàn TP Đà Nẵng

1.4.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả

- Phương pháp khảo sát: Dùng phiếu khảo sát với hình thức trắc

nghiệm khách quan

8

- Phương pháp xử lý kết quả: Số liệu và biểu mẫu đều được xử lý

qua Microsoft Exel

1.4.1.5. Kết quả khảo sát

- Còn rất nhiều GV chưa biết, chưa nắm rõ về nội dung, kiến thức của

KTĐG theo định hướng phát triển NL và điều đó dẫn đến chỉ có một số

lượng hạn chế GV tiến thành KTĐG theo NL khi giảng dạy

1.5. Kết luận chƣơng 1

Để có thể thay đổi một cách căn bản và toàn diện chương trình

giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận NL cho HS từ yêu cầu của Bộ

GD&ĐT, thì việc đổi mới KTĐG đóng một vai trò cực kì quan trọng -

cho biết sự hiệu quả của công cuộc đổi mới PPDH. KTĐG theo hướng

tiếp cận NL là “công đoạn” đòi hỏi cần có sự nỗ lực, tập trung lớn nhất,

cần đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất và đương nhiên là quan

trọng nhất.

KTĐG theo NL trong dạy học nói chung và đặc biệt là trong DHTH

– nơi HS được rèn luyện và thể hiện tối đa NL của mình, là một thước đo

chuẩn xác cho sự hiệu quả và tính khả thi của một bài dạy, một chủ đề TH,

từ kết quả của việc KTĐG, GV biết được các PPDH được áp dụng, các

mục tiêu đề ra đã phù hợp chưa, bên cạnh đó ĐG được khách quan các NL

mà HS hình thành và phát triển được.

Chương 1, chúng tôi tập trung trình bày các lý luận cơ bản và thực

trạng KTĐG theo định hướng phát triển NL, cụ thể như sau:

(1) Đề tài làm rõ khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của NL

(2) Đề tài làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục đích và các mức độ của

DHTH

(3) Đề tài làm rõ khái niệm, mục đích, vai trò, nguyên tắc, cũng

như các phương pháp và công cụ ĐG NL HS trong DHTH

9

(4) Điều tra thực trạng KTĐG theo định hướng phát triển NL cho

HS ở một số trường phổ thông trên địa bàn TP Đà Nẵng, từ đó đề xuất

một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng

Những lý luận và thực tiễn này là cơ sở, nền tảng để áp dụng cụ

thể vào việc KTĐG theo định hướng phát triển NL trong DHTH với chủ

đề “Khám phá cơ thể của em” sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2 của đề

tài này.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG QUY TRÌNH VÀ BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH

GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

“KHÁM PHÁ CƠ THỂ CỦA EM”

2.1. Cấu trúc nội dung và các năng lực đƣợc tổ chức đánh giá trong

chủ đề tích hợp “Khám phá cơ thể của em”

2.1.1. Cấu trúc nội dung của chủ đề tích hợp “Khám phá cơ thể của em”

Hình 2.1. Cấu trúc nội dung của chủ đề tích hợp “Khám phá cơ thể

của em”

10

2.1.2. Các năng lực được tổ chức đánh giá trong chủ đề tích hợp

“Khám phá cơ thể của em”

Trong khuôn khổ của luận văn và sự phù hợp của nội dung chủ đề

TH “Khám phá cơ thể của em”, chúng tôi chọn NL tính toán, NL giải

quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác để tập trung tổ chức KTĐG

2.2. Quy trình kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong dạy học

tích hợp

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình KTĐG năng lực HS trong DHTH

11

2.3. Áp dụng quy trình kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh

trong dạy học tích hợp cho chủ đề “Khám phá cơ thể của em”

Bảng 2.3. Quy trình KTĐG NL của HS trong DHTH theo chủ đề “Khám

phá cơ thể của em”

Quy trình Giải thích

Bƣớc 1: Xác định

mục tiêu, phạm vi,

nội dung và NL cần

ĐG trong chủ đề

Mục tiêu: chúng tôi chọn ĐG theo quá trình để có

thể ĐG được NL của HS một cách toàn diện nhất

trong DHTH. Và ĐG nhằm phát triển học tập để

chứng tỏ KTĐG NL trong DHTH sẽ tác động đến

thái độ và cách học của HS, từ đó tạo cho HS thói

quen học tập phát triển NL

Phạm vi: ĐG trên lớp. Chúng tôi đã chọn ra 16

em ngẫu nhiên ở 5 lớp thuộc khối 8 trường THCS

Nguyễn Hồng Ánh để tổ chức DHTH và thực

nghiệm KTĐG NL

Nội dung: Toàn bộ nội dung trong chủ đề. Nhằm

có được thông tin, dữ liệu một cách tổng quát

nhất và ĐG được đầy đủ mức độ khả thi của chủ

đề TH “Khám phá cơ thể của em”, chúng tôi xây

dựng các CH, BT, NV trải đều xuyên suốt toàn bộ

nội dung của chủ đề TH

Để phù hợp với nội dung của chủ đề TH đã xây

dựng, chúng tội chọn ĐG các NL sau: NL tính

toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp

tác

Bƣớc 2: Xác định

thời điểm ĐG

Chúng tôi lựa chọn thời điểm tổ chức KTĐG là

trong quá trình DHTH. Vì vậy trong quá trình

giảng dạy chúng tôi đan xen, lồng ghép các CH,

BT, NV đã thiết kế nhằm KTĐG NL HS

Bƣớc 3: Xác định

phƣơng pháp ĐG,

loại thông tin cần

PPĐG được sử dụng trong chủ đề TH “Khám phá

cơ thể của em” gồm có:

- PP nghiên cứu sản phẩm của HS: nghiên cứu

lực kế đơn giản mà các nhóm đã chế tạo

- PP quan sát: quan sát trực tiếp lúc HS tiến hành

thảo luận nhóm và lúc thực hiện các NV thực

hành như đóng cọc vuông góc với mặt đất. Và

quan sát lại qua video

12

Quy trình Giải thích

- PP thảo luận nhóm: cho HS thảo luận nhóm để

thực hiện các NV và giải quyết các tình huống có

vấn đề khi cần thiết.

- PP tự ĐG và ĐG đồng đẳng: trong quá trình dạy

học cũng như trong các CH, BT, NV nhằm

KTĐG NL chúng tôi có lồng ghép vào các tình

huống, yêu cầu để HS tự nhận xét bản thân và

nhận xét các bạn khác trong nhóm

Loại thông tin cần có: trong chủ đề TH này,

chúng tôi ĐG HS dựa trên các thang đo NL, do

đó loại thông tin chúng tôi cần có đó là nhận xét

về NL

Bƣớc 4: Xác định

công cụ ĐG

Công cụ là các BT, thang đo, hồ sơ học tập,

video.

Trong chủ đề TH này, chúng tôi sử dụng công cụ

ĐG nhiều nhất là HSHT. Bởi qua nghiên cứu

HSHT chúng tôi có thể ĐG NL một cách chi tiết

và khách quan cho từng HS. Chính HS cũng có

thể nhìn thấy sự tiến bộ của mình qua HSHT.

Không chỉ dùng để trả lời các CH, BT mà trong

HSHT chúng tôi còn cho phép HS ghi tất cả

những suy nghĩ, thắc mắc, nguyện vọng của bản

thân trong quá trình học, biến HSHT trở thành

nhật kí học tập của các HS Từ đó, chúng tôi còn

biết được thái độ, đặc điểm của mỗi em.

Bƣớc 5: Xác định

ngƣời thực hiện

ĐG

Người ĐG: trong chủ đề TH này, người ĐG chủ

yếu là GV, tuy nhiên, trong một số NV chúng tôi

cho HS tự ĐG bản thân và ĐG các bạn khác trong

nhóm

Bƣớc 6: Thiết kế

các CH, BT, NV

Dựa trên các mục tiêu, nội dung và NL đã xác

định, chúng tôi đã tiến hành thiết kế các CH, BT,

NV để tổ chức KTĐG NL trong chủ đề TH

“Khám phá cơ thể của em” đã được nêu rõ ràng ở

mục 2.6.2

Bƣớc 7: Xác định

phƣơng thức xử lí

phân tích dữ liệu

thu thập

Phương thức xử lí phân tích dữ liệu: phương pháp

định tính và định lượng. Để có được kết quả ĐG

đầy đủ nhất bên cạnh việc nhận xét một cách sơ

bộ về các biểu hiện hành vi, chúng tôi còn tiến

13

Quy trình Giải thích

hành gán điểm và sử dụng quy ước thang đo NL

để có được các số liệu, số điểm, thông tin một

cách chi tiết nhất

Bƣớc 8: Công bố

các NL sẽ ĐG cho

HS

GV công bố các NL, thành tố, chỉ số hành vi và

tiêu chí chất lượng cho HS được biết trước khi

tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu trong DHTH

Bƣớc 9: Tiến hành

thu thập thông tin,

dữ liệu

Tiến hành tổ chức DHTH kết hợp với KTĐG NL

HS trong chủ đề TH “Khám phá cơ thể của em”

Bƣớc 10: Xử lý

thông tin, dữ liệu

thu đƣợc

Sau khi có đầy đủ các thông tin, dữ liệu cần thiết,

Sau mỗi buổi dạy, chúng tôi tiến hành xác định

mức độ đạt được NL cần ĐG của HS, gán điểm

và lưu vào hồ sơ ĐG

Bƣớc 11: Phản hồi,

công bố kết quả

Kết thúc chủ đề DHTH, chúng tôi viết báo cáo và

phản hồi cho HS biết mức độ đạt được NL của

mỗi em. Kèm theo đó là các mức độ đạt được tiêu

chí chất lượng của các chỉ số hành vi với từng

CH, BT, NV cụ thể.

2.4. Quy trình thiết kế thang đo năng lực trong dạy học tích hợp

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình thiết kế thang đo NL trong DHTH

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!