Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của cục trưởng cục thi hành án dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CÔNG TOÀN
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CỤC TRƢỞNG
CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CÔNG TOÀN
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CỤC TRƢỞNG
CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thư
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu trong luận văn trung thực. Tác giả đã thu thập và sàng lọc trong
quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu; là kết quả của sự phân tích,
tổng hợp các báo cáo tổng kết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng
như kinh nghiệm của bản thân qua thực tiễn công tác tại Cục Thi hành án dân
sự tỉnh Đồng Nai và dưới sự hướng dẫn, gợi ý của PGS.TS Vũ Thư. Những
nội dung trong các công trình nghiên cứu của các giả khác đã được trích dẫn,
ghi chú đầy đủ, chính xác theo đúng qui định.
Tác giả cam đoan
NGUYỄN CÔNG TOÀN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài: ................................................................ 1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: ........................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:....................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:..................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:............................... 4
7. Bố cục của luận văn:.............................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG:......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI
QUYẾT - KHIẾU NẠI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CỤC TRƢỞNG
CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ...................................................................... 5
1.1. Khái niệm và vai trò của khiếu nại, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự.......................................... 5
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của khiếu nại việc thi hành án dân sự . 5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự. ............................................ 14
1.2. Trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền
của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự.................................................... 16
1.2.1. Cơ sở làm phát sinh khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền
của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự........................................................ 16
1.2.2. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cục
trưởng Cục Thi hành án dân sự. ..................................................................... 18
1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả khiếu nại và giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự. .................. 24
1.3.1.Sự lãnh đạo của Đảng:.......................................................................... 24
1.3.2.Sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự và pháp
luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cục trưởng
Cục Thi hành án dân sự:................................................................................. 25
1.3.3.Ý thức pháp luật, trách nhiệm công vụ trong thực hiện giải quyết khiếu
nại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự: ................................................ 25
1.3.4.Sự giám sát, kiểm tra của nhà nước và xã hội trong hoạt động khiếu nại
và giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự:................. 25
1.3.5.Tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế:.................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CỤC TRƢỞNG CỤC THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ................................................................................................... 28
2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự. . 28
2.1.1. Khái lược về sự hình thành pháp luật thi hành và giải quyết khiếu nại
án dân sự ở nước ta......................................................................................... 28
2.1.2. Các quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự. ......................... 31
2.2. Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của
Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự những năm qua. ............................. 40
2.2.1. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự . .... 40
2.2.2. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cục
trưởng Cục Thi hành án dân sự. ..................................................................... 43
2.3. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền
của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự.................................................... 46
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân......................................................... 46
2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân........................................................... 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................. 54
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CỤC
TRƢỞNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ................................................. 55
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự. ............................. 55
3.1.1. Bảo đảm quyền cá nhân, tổ chức, cơ quan trong quan hệ dân sự........ 55
3.1.2. Tăng cường pháp chế, trật tự pháp luật đối với lĩnh vực thi hành án dân
sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa........... 56
3.1.3. Yêu cầu về đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thi hành
án dân sự. ........................................................................................................ 56
3.1.4. Bảo đảm các giao dịch dân sự trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa .............................................................................................. 58
3.1.5. Bảo đảm quá trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa...... 58
3.1.6. Tăng cường kỷ luật nhà nước. .............................................................. 59
3.2. Các quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự. .................. 59
3.2.1. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự trên cơ sở chủ trương, quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước. .......................................... 59
3.2.2. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phải xác định rõ định hướng
cơ bản.............................................................................................................. 60
3.2.3. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự trên cơ sở đề cao trách nhiệm
của chức danh này........................................................................................... 60
3.2.4. Gắn hoạt động thi hành án và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự
cần tiến hành có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức ở địa
phương ............................................................................................................ 61
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự. .................. 61
3.3.1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
trong thi hành án dân sự. ................................................................................ 61
3.3.2. Nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm công vụ, hiệu quả quản lý nhà
nước trong hoạt động giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. ................ 64
3.3.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thi hành án dân sự
trong đó có hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại................................ 65
3.3.4. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực thi hành án dân sự và
trong hoạt động giải quyết khiếu nại. ............................................................. 66
3.3.5. Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện lỹ thuật trong hoạt động giải
quyết khiếu nại về thi hành án dân sự............................................................. 67
3.3.6. Xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự............................................. 68
3.4. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nƣớc trong việc nâng cao
hiệu quả trong hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Cục trƣởng Cục Thi hành án dân sự........................................ 69
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 71
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 72
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Những năm qua, trong quá trình cải cách hành chính và cải cách tư
pháp, hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự đóng góp một phần đáng kể
trong hoạt động hành chính - tư pháp ở nước ta, bảo đảm thi hành các bản án
có hiệu lực pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, hoạt động
thi hành án dân sự nói chung vẫn còn nhiều bất cập thể hiện rõ rệt trong tình
hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Hiện tại, nó là vấn
đề gây bức xúc trong đời sống xã hội, đồng thời cũng là vấn đề trăn trở của
ngành Tư pháp. Trong lĩnh vực này, hàng năm số lượng các vụ việc khiếu nại
về thi hành án dân sự không những không giảm mà lại có chiều hướng tăng
lên. Tính trung bình mỗi năm ngành Thi hành án dân sự nhận trên dưới 4.000
các vụ việc khiếu nại về thi hành án1
.
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự
được tổ chức tổ chức theo chiều dọc, Cục Thi hành án, cụ thể là Cục trưởng
Cục Thi hành án dân sự có vai trò hết sức quan trọng trong việc thi hành án
dân sự cũng như giải quyết các khiếu nại về thi hành án dân sự. Đặc biệt là
trong tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại các vụ việc thuộc thẩm
quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự ngày một tăng cả về số lượng
lẫn tính chất phức tạp, nhiều vụ việc kéo dài thì vai trò và trách nhiệm của
Cục trưởng càng lớn để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc thi hành án dân
sự.
Từ những trình bày trên đây, việc nghiên cứu một cách toàn diện cả về
lý luận và thực tiễn đối với công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự là rất cần thiết. Qua đó,
thấy được cơ sở lý luận, thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại thời gian
qua với những bất cập, hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp để điều chỉnh
cho phù hợp. Đó chính là lý do để tác giả chọn làm đề tài luận văn cao học
chủ đề: “ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cục trưởng
Cục Thi hành án dân sự”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu như: Luận án tiến sỹ luật
học “ Hoàn thiện thủ tục pháp lý về giải quyết khiếu nại của công dân” của
tác giả Nguyễn Hạnh, luận án đã nghiên cứu toàn diện hệ thống lý luận và các
quy định của pháp luật về khiếu nại của công dân, đưa ra những đánh giá,
1 Tổng cục thi hành án dân sự- Bộ Tư pháp; báo cáo số liệu thống kê từ năm 2008 đến năm 2012.