Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÝ HẬU HỒNG LÊ
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÝ HẬU HỒNG LÊ
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG VĂN TÚ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài “Khiếu nại và
giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Hoàng Văn Tú. Các tài liệu, số liệu trong luận văn trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng, những nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn,
ghi chú theo đúng quy định.
Tác giả cam đoan
Lý Hậu Hồng Lê
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH........................... 5
1.1. Khái quát về khiếu nại và giải quyết khiếu nại............................... 5
1.1.1. Khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính ........... 5
1.1.2. Đặc điểm khiếu nại hành chính, giải quyết khiếu nại hành
chính ............................................................................................................ 10
1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại,
người giải quyết khiếu nại........................................................................... 13
1.2. Vị trí, vai trò của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong giải
quyết khiếu nại hành chính...................................................................... 18
1.3. Một số vấn đề về khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh......................................................... 20
1.3.1. Các trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh............................................................. 20
1.3.2. Đặc điểm khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .................................................................... 22
Kết luận Chương 1 .................................................................................... 26
Chương 2. THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH .............................................. 27
2.1. Quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ................. 27
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của chế định pháp luật về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hệ thống pháp luật nước ta ........... 27
2.1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh............................................................................................................... 33
2.1.2.1. Đối tượng, thời hiệu khiếu nại............................................. 33
2.1.2.2. Các nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại............... 34
2.1.2.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh ....................................................................................... 37
2.1.2.4. Trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.................................. 40
2.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật khiếu nại và giải
quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh....................................................................................................... 48
2.2.1. Đánh giá chung về tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu
nại ở nước ta hiện nay ................................................................................. 48
2.2.2. Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh........................... 56
2.2.2.1. Thực trạng khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ............................................................ 56
2.2.2.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh............................................ 61
Kết luận Chương 2 .................................................................................... 72
Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI THUỘC
THẨM QUYỀN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP
TỈNH......................................................................................... 73
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh............................ 73
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ................. 74
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật .................................... 74
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban
Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, nâng nâng cao năng lực quản lý,
điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động giải
quyết khiếu nại ............................................................................................ 74
3.2.3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu
giải quyết khiếu nại tại Thanh tra tỉnh, các Sở ngành và Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh ........................................................................................ 76
3.2.4. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của chủ thể khiếu nại ......................................... 76
3.2.5. Ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào quá
trình giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh......... ... 77
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ................. 78
3.3.1. Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại.......................................... 78
3.3.2. Về đối tượng khiếu nại.............................................................. 78
3.3.3. Về điều kiện khiếu nại............................................................... 79
3.3.4. Vấn đề tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ......................................... 79
3.3.5. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật ...................................................................................................... 80
3.3.6. Một số kiến nghị khác ............................................................... 81
Kết luận Chương 3 .................................................................................... 83
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................... 85
Danh mục tài liệu tham khảo
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian qua, tình hình khiếu nại, nhất là khiếu nại và giải quyết
khiếu nại thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh diễn ra rất
phức tạp, là một trong những lĩnh vực được dư luận xã hội quan tâm. Mặc dù
kết quả đạt được trong công tác này cũng rất khả quan, nhưng cũng tồn tại
không ít bất cập, khuyết điểm: số lượng vụ việc tồn đọng còn nhiều, quá trình
giải quyết chưa đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, chưa tạo ra
được cơ chế tranh luận bình đẳng trong quá trình giải quyết, việc bảo đảm thi
hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực còn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc.
Nguyên nhân xuất phát từ sự bất cập, chồng chéo trong các quy định
của pháp luật như: giá bồi thường và các chế độ hỗ trợ khi bị thu hồi đất chưa
phù hợp với thực tế, các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, việc áp dụng
pháp luật của các cấp chính quyền chưa thống nhất, chính sách đất đai qua các
thời kỳ có nhiều thay đổi nên việc đòi lại đất cũ của một số cá nhân, tổ chức
cũng có chiều hướng gia tăng, nhất là đối với cấp tỉnh; năng lực cán bộ, công
chức thực hiện nhiệm vụ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Thực tiễn cho thấy, những địa phương càng phát triển, càng có nhiều dự án
được triển khai thì tình hình khiếu nại có chiều hướng gia tăng và diễn biến
phức tạp.
Xuất phát từ tình hình khiếu nại nói chung, từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
và một số địa phương điển hình, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu một cách
toàn diện về lý luận và thực tiễn đối với công tác khiếu nại và giải quyết khiếu
nại của một cấp chính quyền nhất là cấp tỉnh là rất cần thiết, nhằm đánh giá
được những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại thời
gian qua, thấy được những bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của
pháp luật vào thực tiễn, từ đó có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” làm luận văn tốt
nghiệp cao học luật.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực khiếu
nại ở nhiều góc độ khác nhau như: Báo cáo Khoa học về thẩm quyền của
Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân - Thực trạng
và giải pháp (Chủ nhiệm Đề tài TS. Hoàng Văn Tú – Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp); Tăng cường hiệu quả pháp
luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay (tác giả
Nguyễn Thế Thuấn – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Người
khiếu nại và người bị khiếu nại trong khiếu nại hành chính (tác giả Nguyễn
Thị Thủy); Hoàn thiện Luật Khiếu nại, tố cáo trong điều kiện nước ta hội
nhập kinh tế quốc tế và Hoàn thiện những quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo
về giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người (của cùng tác giả Trần Văn Sơn);
Khiếu nại hành chính và cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của công dân
(tác giả Nguyễn Ngọc Thiên Kim), Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh (tác giả Phạm Thanh Từng);
Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (tác giả Võ Phan Lê Nguyễn)…Ngoài ra
còn có nhiều công trình khác nhau trong chừng mực nhất định cũng có những
bàn luận về công tác giải quyết khiếu nại của các ngành, các cấp nhằm bảo
đảm các quyền công dân.
Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu nghiên cứu những vấn đề
mang tính lý luận và pháp lý chung về khiếu nại, các giải pháp nâng cao hiệu
quả giải quyết khiếu nại ở một lĩnh vực nhất định, một số công trình nghiên
cứu tiếp cận dưới góc độ khoa học hành chính, mà chưa có công trình nào
nghiên cứu sâu và đầy đủ về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ góc độ pháp lý.
Từ đó cho thấy, đề tài “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” mà tác giả chọn làm luận văn
tốt nghiệp là không trùng lắp.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại, cũng như thực trạng của vấn đề này trong
thời gian gần đây, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, soi rọi vào thực tiễn, đánh
3
giá, nhận xét, chỉ rõ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng
pháp luật. Từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hợp lý góp phần nâng
cao hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề về lý luận, pháp lý, thực trạng về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật
về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, nghiên cứu về thực tiễn khiếu nại hành chính cũng như
việc giải quyết khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh; không nghiên cứu về công tác giải quyết khiếu nại của cán bộ,
công chức đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trong cơ quan nhà
nước, cũng như không nghiên cứu về tố cáo.
Thực tiễn được minh họa bằng số liệu giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Thanh tra các tỉnh như: Đồng Nai,
Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số Sở, ngành
có liên quan.
4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa vào quan điểm của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân
kết hợp với các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội
học, so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đề tài tập hợp và đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận,
các quy định của pháp luật về khiếu nại, thông qua đó soi rọi vào thực tiễn để
đánh giá những ưu điểm, bất cập và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả
giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Giá trị ứng dụng: Với việc khảo sát thực tế tại tỉnh Đồng Nai và một
số tỉnh lân cận, đề tài chỉ ra được những bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề
xuất giải pháp hoàn thiện trong công tác giải quyết khiếu nại thuộc thẩm