Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát quy trình sản xuất enzyme cellulase từ nấm trichoderma reesei
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đê
Hiện nay nguồn phế thải hữu cơ do các nhà máy công nghiệp chế biến thực
phẩm thải ra là rất lớn như: rơm rạ, trấu, bã mía, cám mì, agar…Các phế thải này có
thành phần chính là cellulose. Cellulose có thể bị thủy phân trong môi trường kiềm
hoặc axit. Tuy nhiên việc phân hủy cellulose bằng phương pháp vật lý và hóa học rất
phức tạp, tốn kém và gây độc hại cho môi trường. Trong khi đó, việc xử lý các chất
thải hữu cơ chứa cellulose bằng công nghệ sinh học, đặc biệt sử dụng các enzyme
cellulase ngoại bào từ vi sinh vật sẽ có nhiều ưu điểm về cả mặt kỹ thuật, kinh tế và
môi trường. Số lượng các loài vi sinh vật tham gia sinh tổng hợp enzyme cellulase có
trong điều kiện tự nhiên rất phong phú. Chúng thuộc nấm sợi, xạ khuẩn, vi khuẩn và
trong một số trường hợp, các nhà khoa học còn thấy cả nấm men cũng tham gia qúa
trình phân giải này.
Vì vậy nếu ta sản xuất được một lượng enzyme cellulase lớn với mức chi phí
thấp thì ta có thể tận dụng được nguồn phế thải lớn từ các nhà máy chế biến thực phẩm
như: bã mía, trấu, rơm rạ, mạt cưa…góp phần vào bảo vệ môi trường và cung cấp một
lượng lớn nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nấm Trichoderma
spp hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác.
Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có
khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất
hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát
triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống.
Các nhà khoa học đã thành công trong việc phân lập được chủng nấm
Trichoderma Reesei KY-746 để tổng hợp nên enzyme cellulase một cách có hiệu quả
nhất mà giá thành lại rẻ.
1
Khóa luận tốt nghiệp
Xuất phát từ thực tế này với sự hướng dẫn của kỹ sư Huỳnh Văn Thành tôi đã
thực hiện khóa luận này: “Khảo Sát Quy Trình Sản Xuất Enzyme Cellulase Từ Nấm
Trichoderma Reesei”.
1.2. Mục tiêu của đê tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Quy trình sản xuất enzyme cellulase từ nấm Trihoderma Reesei.
Cố định enzyme cellulase trên Natrialginate.
1.2.2. Mục tiêu cụ thê
Thu nhận enzyme cellulasse từ nấm Trichoderma Reesei.
Xác định tỷ lệ tủa tối ưu của các tác nhân tủa: Muối ammonium, cồn, aceton.
Xác định nhiệt độ, pH tối ưu cho sự hoạt động của enzyme cellulase.
Cố định enzyme cellulase trên Natrialginate.
Tinh sạch enzyme cellulase.
2
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Sàng lọc các chủng vi sinh vật sản xuất enzyme cellulase ngoại bào
Mặc dù có nhiều loại vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase,
nhưng chỉ có một số ít vi sinh vật là có khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase với số
lượng lớn. Sau đây là kết quả nguyên cứu các chủng vi sinh vật sản xuất enzyme
cellulase.
Bảng 2.1 Sàng lọc các chủng vi sinh vật sinh enzyme cellulase ngoại bào
STT Tên chủng Tên phân loại
Hoạt tính
celulase (unit/ml)
Thuộc nhóm
1 B26 Bacillus subtilis 5,20
Vi khuẩn
2 B505 Bacillus subtilis 9,95
3 CFd - 7,71
4 CFh - 1,45
5 MSM 04 - 0,90
6 MSM 11 - 0,92
7 Li Bacillus lichenformis 9,76
8 A-62 Streptomyces sp 0,90 Xạ khuẩn
9 Y-519
Sarcharomyces
fibuligera
1,35
10 Y-529 Nấm men Sarcharomyces
fibuligera
2,67
11 Y-32
Sarcharomyces
capsularis
1,81
12 F273 Aspergillus niger 1,08 Nấm mốc
13 708 Tricoderma konigii 0,89 Nấm sợi
14 1’ - 1,32
-
15 V2 - 0,93
16 V3 - 1,10
17 V4 - 1,07
(-): chưa phân loại
3
Khóa luận tốt nghiệp
2.2. Giới thiệu Trichoderma reesei
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu về Trichoderma
Gần 200 năm về trước, Trichoderma được phát hiện ra và hiện nay loài đó được
biết là Trichodermaviride. Hơn 150 năm sau, Trichoderma chỉ là đối tượng của vài nhà
phân loại nấm học nhưng không hấp dẫn được mối quan tâm của các ngành khoa học
khác. Tình hình thay đổi trong thế chiến lần thứ II, khi quân đội Mỹ cảnh báo về hiện
tượng các trang bị quân sự bị mục ở xứ nhiệt đới, đặc biệt là ở Nam Thái Bình Dương.
Chương trình điều tra của quan đội Mỹ chỉ ra rằng Trichoderma"viride" mã số QM
6a là loài nấm phân hủy cellulose ở khu vực này.
Sự nhầm lẫn này kéo dài suốt 20 năm cho đến khi chủng Trichoderma QM
6a này được nhận diện và đặt tên lại là Trichoderma reesei để tỏ lòng tôn kính người
đã khám phá ra loài này là Elwyn T.Reese, tác giả làm việc tại viện nghiên cứu Natick
với sự cộng tác của Mary Mandels đã nghiên cứu nhiều đề tài về sinh tổng hợp, cơ chế
phân hủy cellulose và các hợp chất polysaccharides khác của chủng Trichoderma
reesei này và các thể đột biến trên chủng đó.
Nhờ những công trình đó mà nhiều phòng thí nghiệm khác ở Mỹ, Châu Âu và
Châu Á tiếp tục nghiên cứu và khám phá ra hệ thống phân giải cellulose của
Trichoderma vào cuối thập niên 60. Cùng thời điểm đó, Rifai và Webster ở Anh lần
đầu tiên phân loại và mô tả được 9 loài Trichoderma, việc nuôi cấy dể dàng và không
tốn kém các chủng Trichoderma đã lôi kéo các nhà nghiên cứu đi vào các hướng
nghiên cứu cơ bản hơn là nghiên cứu ứng dụng về phân giải cellulose của chúng. Một
phát hiện quan trọng trong nghiên cứu về Trichoderma là khả năng kích thích tăng
trưởng cho cây trồng và khả năng đối kháng với các loài nấm bệnh
giúp Trichoderma được dùng như là tác nhân kiểm soát sinh học trong nông nghiệp.
Ngày nay, lĩnh vực này đã trở thành hướng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế
giới.
4
Khóa luận tốt nghiệp
Hình 2.1 Ảnh nhìn qua kính hiển vi vê những sợi tơ phát triển của dòng nấm
Tricoderma reesei. Trong hình, các protein trong các tế bào nấm được đánh dấu màu
đỏ trong khi chất chitin – một thành phần của các thành tế bào – được đáng dấu màu
xanh dương. (Ảnh: Mari Valkonen, VTT Finland)
2.2.2. Nuôi cấy Trichoderma reesei trên môi trường bã mía kết hợp cám mi
Trichoderma reesei VTT-D-80133 sinh trưởng trên môi trường bán rắn với cơ
chất bã mía kết hợp với cám mì. Tỷ lệ BM:CM (7:3), 8 lần nồng độ dinh dưỡng, độ ẩm
ban đầu 60%, thời gian nuôi cấy 7 ngày là tối ưu cho Trichoderma. reesei VTT-D80133 sinh tổng hợp cellulase trên môi trường lên men bán rắn.
2.2.3. Hinh thái của nấm Trichoderma reesei
Trichoderma là một loài nấm bất toàn, sinh sản vô tính bằng đính bào tử từ
khuẩn ty. Khuẩn ty của vi nấm không màu, cuống sinh bào tử phân nhánh nhiều, ở cuối
nhánh phát triển thành một khối tròn mang các bào tử trần không có vách ngăn, không
màu, liên kết nhau thành chùm nhỏ ở đầu cành nhờ chất nhầy. Bào tử hình cầu, hình
5
Khóa luận tốt nghiệp
elip hoặc hình thuôn. Khuẩn lạc nấm có màu trắng hoặc từ lục trắng đến lục, vàng
xanh, lục xỉn đến lục đậm.
Hình 2.2 Hình thái Trichoderma Reesei
2.2.4. Đặc điêm
Nấm Trichoderma spp hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một
số môi trường sống khác, chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Nấm
Trichoderma hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số
giống có khả năng phát triển ngay trên rễ, những giống này có thể được bổ sung vào
trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Nấm Trichoderma khi chúng tiếp xúc
với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi
được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt
rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tại và còn
hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng, tuy nhiên không nhiều giống có khả năng
này.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh
và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất
là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, và Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công
6