Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh một số trường thpt bắc ninh.
MIỄN PHÍ
Số trang
65
Kích thước
651.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1661

Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh một số trường thpt bắc ninh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN ĐỨC TOÀN

Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn

nghị luận của học sinh một số trường

THPT Bắc Ninh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh một

số trường THPT Bắc Ninh

Danh mục các chữ viết tắt:

BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

SGK Sách giáo khoa Ngữ văn

SGV Sách giáo viên Ngữ văn

THPT Trung học Phổ thông

NXB Nhà xuất bản

GV Giáo viên

HS Học sinh

CCGD Cải cách giáo dục

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn

ThS.Nguyễn Đăng Châu người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong cả

quá trình làm khóa luận, trong một thời gian dài.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng đã có

những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo ở một số trường THPT đã cung cấp ngữ

liệu và đã có những góp ý, đánh giá, nhận xét chân tình về những vấn đề của

khóa luận.

Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi.

A. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Văn bản nghị luận chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình, sách giáo

khoa Ngữ văn trung học phổ thông. Đây là loại văn bản trực tiếp nói lý lẽ, được

viết ra nhằm phát biểu một nhận định, quan điểm tư tưởng, thái độ trước một

vấn đề đặt ra từ cuộc sống; qua đó, xác lập cho người nghe, người đọc một chủ

kiến nào đó. Văn nghị luận là kết quả của tư duy lôgíc, vì thế học sinh muốn

đọc – hiểu, cảm nhận một văn bản nghị luận hay diễn đạt – viết tốt một bài văn

nghị luận thì cần phải có một tư duy lôgíc tốt.

Thế nhưng trong tiến trình dạy – học phân môn Làm văn ở nhà trường trung

học phổ thông trong những năm qua ta dễ thấy một thực tế “nhiều học sinh học

hết trung học phổ thông mà chưa nắm vững được quy trình làm một bài văn,

chưa làm chủ được các thao tác, các công việc cần thiết của tiến trình xây dựng

một văn bản nghị luận, dẫn đến chất lượng bài làm văn kém”. Để phản ánh rõ

thực trạng này và đề ra giải pháp nhằm nâng cao và rèn luyện thói quen sử dụng

các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh trung học phổ thông chúng

tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Khảo sát quy trình kỹ năng làm văn nghị luận của

học sinh một số trường THPT Bắc Ninh”

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong chương trình phân môn làm văn ở THPT học sinh chủ yếu được học

và rèn luyện kỹ năng về văn nghị luận. Làm văn là một phân môn có lịch sử lâu

đời nhưng giáo trình dạy Làm văn và các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận

thì rất ít và còn nhiều hạn chế. Việc khảo sát thực trạng sử dụng các thao tác kỹ

năng làm văn nghị luận của học sinh THPT thì lại càng hiếm hoi, chưa có một

chuyên luận, bài viết hay công trình cụ thể nào đi sâu đánh giá thực trạng sử

dụng các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận của học sinh THPT mà chỉ dừng

lại ở việc nhận xét tình hình dạy - học làm văn ở THPT còn chủ yếu đi sâu vào

các vấn đề dạy – học làm văn nghị luận

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là quy trình các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận

của học sinh một số trường THPT Bắc Ninh

- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong khoảng 500 bài (kiểm tra, bài thi) viết

văn nghị luận của học sinh một số trường THPT tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Cụ thể là 5 Trường THPT

1. Trường THPT Quế võ 1

2. Trường THPT Quế võ 2

3. Trường THPT Tiên Du 1

4. Trường THPT Lý Thường Kiệt

5. Trường THPT Thuận Thành 1

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp hệ thống, phương pháp thực nghiệm khoa học, phương pháp

thống kê – phân loại, phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích, phương

pháp đối chiếu – so sánh...

5. Đóng góp của đề tài

Đề tài giúp người đọc thấy được một phần thực trạng, năng lực của học sinh

THPT trong việc sử dụng các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận.

Bước đầu khái quát nguyên nhân thực trạng và hướng tới các giải pháp

nhằm rèn luyện các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận, nâng cao chất lượng

bài viết, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh THPT.

6. Bố cục khóa luận

Khóa luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm có ba

chương

Chương Một: Lý thuyết kỹ năng làm văn nghị luận ở trung học phổ thông

Chương Hai: Khảo sát sử dụng các thao tác kỹ năng làm văn nghị luận của học

sinh một số trường THPT Bắc Ninh

Chương Ba: Nguyên nhân và các giải pháp nâng cao, rèn luyện các thao tác kỹ

năng làm văn nghị luận của học sinh một số trường THPT Bắc Ninh

B. Phần nội dung

Chương Một: Lý thuyết kỹ năng làm văn nghị luận

ở trung học phổ thông

1.1 Văn nghị luận và vị trí văn nghị luận trong chương trình môn Ngữ văn

Trung học phổ thông

1.1.1 Khái quát về văn bản nghị luận

Trước tiên ta cần hiểu nghị luận là gì:

- Nghị luận: là bàn bạc cho ra phải trái (Từ điển Tiếng Việt – Văn Tân )

- Nghị luận: là bàn và đánh giá cho thật rõ về một vấn đề nào đó (Từ điển

Tiếng Việt – Trung tâm từ điển học Vietlex )

- Nghị luận: là bàn bạc (Từ điển Hán Việt – Phan Văn Các)

Vậy, nghị luận chính là bàn bạc cho ra phải trái, đánh giá cho thật rõ đúng sai

một vấn đề nào đó

Với văn nghị luận cũng vậy có nhiều cách phát biểu khác nhau về văn bản

nghị luận, ví như trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học của nhóm tác giả Lê Bá

Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) – NXB Đại học Quốc gia, 4,

1999) thì: Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng

thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa…

Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức

thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích

của một tầng lớp, một giai cấp nhất định… Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận

là tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận

trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!