Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo Sát Quy Trình Phân Tích Và Đánh Giá Mức Độ Ô Nhiễm Nitrat No 3 Trong Cây Rau Muống Trên Sông Đáy Thuộc Khu Vực Phường Biên Giang Quận Hà Đông Thành Phố Hà Nội
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
8.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1449

Khảo Sát Quy Trình Phân Tích Và Đánh Giá Mức Độ Ô Nhiễm Nitrat No 3 Trong Cây Rau Muống Trên Sông Đáy Thuộc Khu Vực Phường Biên Giang Quận Hà Đông Thành Phố Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƢỜNG

--------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

Ô NHIỄM NITRAT (NO3

-

) TRONG CÂY RAU MUỐNG TRÊN

SÔNG ĐÁY THUỘC KHU VỰC PHƢỜNG BIÊN GIANG,

QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 306

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Bùi Văn Năng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc

Khóa học: 2007 – 2011

Hà Nội, 2011

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2007 – 2011, được sự nhất trí của

Khoa QLTNR & MT – Trường Đại học Lâm nghiệp, em đã tiến hành thực hiện đề tài tốt

nghiệp:

“Khảo sát quy trình phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm Nitrat (NO3

-

) trong cây

rau muống trên sông Đáy thuộc khu vực phường Biên Giang, quận Hà Đông, thành

phố Hà Nội”

Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các

thầy cô giáo trong khoa QLTNR & MT, UBND phường Biên Giang và các hộ trồng rau

muống tại khu vực nghiên cứu.

Nhân dịp hoàn thành khóa luận, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Bùi Văn

Năng – người trực tiếp hướng dẫn em và các thầy cô giáo trong khoa QLTNR & MT đã

đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Em cũng xin cảm ơn UBND phường Biên Giang và các hộ trồng rau muống tại khu

vực nghiên cứu đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt các điều tra, nghiên cứu tại phường.

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do thời gian và kiến thức còn hạn chế

nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý

báu của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3

1.1. Một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ........................................... 3

1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam................ 5

1.3. Khái niệm rau an toàn.............................................................................. 8

1.4. Khái quát về cây rau muống .................................................................... 8

1.4.1. Nguồn gốc và phân bố địa lý ................................................................ 8

1.4.2. Đặc điểm hình thái................................................................................ 9

1.4.3. Phân loại............................................................................................... 9

1.4.4.Thành phần............................................................................................ 9

1.4.5. Công dụng ............................................................................................ 9

1.5. Nitrat và độc tính của nitrat ................................................................... 10

1.5.1. Nitrat – Trạng thái tự nhiên và tính chất hóa học ................................ 10

1.5.2. Vai trò của đạm đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật....... 11

1.5.3. Quá trình chuyển hoá đạm nitrat ở thực vật ........................................ 11

1.5.4. Độc tính của nitrat .............................................................................. 12

1.6. Một số phương pháp xác định nitrat trong rau tươi…………………………………..13

1.6.1. Một số phương pháp chiết nitrat từ rau tươi………………………………………..14

1.6.2. Một số phương pháp xác định nitrat trong nước (dung dịch chiết)…......................15

1.7. Một số nghiên cứu về dư lượng nitrat trong rau trên thế giới và ở

Việt Nam..................................................................................................... 16

1.7.1. Trên thế giới....................................................................................... 16

1.7.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 18

Chƣơng 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................. 21

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 21

2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21

2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22

2.4.1. Phương pháp kế thừa và thu thập tài liệu ............................................ 22

2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn người dân.............. 22

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường ................................................. 22

2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.................................. 24

2.4.5. Phương pháp so sánh và xử lý số liệu ................................................. 30

Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU

VỰC NGHIÊN CỨU.................................................................................. 31

3.1. Điều kiện tự nhiên của phường Biên Giang ........................................... 31

3.1.1. Địa giới hành chính ............................................................................ 31

3.1.2. Đặc điểm địa hình............................................................................... 31

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ................................................................ 31

3.1.4. Tài nguyên đất.................................................................................... 32

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của phường Biên Giang ................................ 32

3.2.1. Dân số và cơ cấu lao động .................................................................. 32

3.2.2. Cơ sở hạ tầng...................................................................................... 33

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 35

4.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau muống tại khu vực nghiên cứu....... 35

4.1.1. Quy trình trồng và chăm sóc rau muống ............................................. 35

4.1.2. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất rau muống............................................. 37

4.2. Quy trình xác định nitrat trong cây rau muống bằng phương pháp quang

phổ hấp thụ phân tử...................................................................................... 38

4.2.1. Thời gian chiết tối ưu nitrat từ cây rau muống .................................... 38

4.2.2. Độ thu hồi của phương pháp xác định nitrat trong rau muống ............ 39

4.3. Hàm lượng nitrat trong cây rau muống và nước dùng để trồng rau tại khu

vực nghiên cứu............................................................................................. 41

4.3.1. Hàm lượng nitrat trong nước dùng để trồng rau muống tại khu vực

nghiên cứu.................................................................................................... 41

4.3.2. Hàm lượng nitrat trong rau muống tại khu vực nghiên cứu................. 44

4.3.3. Mối tương quan giữa hàm lượng nitrat trong rau muống và nước để

trồng rau muống tại khu vực nghiên cứu ...................................................... 47

4.3.4. Hàm lượng nitrat tích lũy trong các bộ phận của cây rau muống tại khu vực nghiên

cứu………………………………………………………………49

4.4. Sự biến đổi hàm lượng nitrat trong rau muống qua đun nấu................. 50

Chƣơng 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ.................................. 52

5.1. Kết luận................................................................................................. 52

5.2. Tồn tại................................................................................................... 53

5.3. Kiến nghị............................................................................................... 53

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Độ thu hồi nitrat của một số loại rau tại Anh 17

Bảng 1.2: Hàm lượng nitrat trong một số loại rau tại Anh 17

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động phường Biên Giang năm 2004 – 2008 33

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát thời gian chiết nitrat tối ưu từ cây rau muống 38

Bảng 4.2: Hàm lượng nitrat trong nước sông Đáy tại khu vực nghiên cứu 42

Bảng 4.3: Hàm lượng nitrat trong rau muống tại khu vực nghiên cứu 44

Bảng 4.4: So sánh giữa hàm lượng nitrat trong rau muống và nguồn nước để trồng

rau tại phường Biên Giang và xã Tứ Hiệp 42

Bảng 4.5: So sánh hàm lượng nitrat trong rau muống và nước để trồng rau muống tại

khu vực nghiên cứu 47

Bảng 4.6: Hàm lượng nitrat tích lũy trong các bộ phận của cây rau muống 49

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Mẫu lá, thân, rễ rau muống 25

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình xác định nitrat trong rau muống 28

Hình 4.1: Một vài hình ảnh về quy trình trồng và chăm sóc rau muống tại khu vực

nghiên cứu 36

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình tách chiết và phân tích xác định hàm lượng nitrat trong rau

muống 40

Hình 4.3: Sơ đồ khu vực lấy mẫu 41

Hình 4.4: Chênh lệch về hàm lượng nitrat trong các mẫu nước tại sông Đáy so với

QCVN 08:2008/BTNMT 43

Hình 4.5: Chênh lệch về hàm lượng nitrat trong các mẫu rau muống trồng trên sông

Đáy so với các tiêu chuẩn của WHO 45

Hình 4.6: Mối tương quan về hàm lượng nitrat trong rau muống và nước để trồng rau

muống tại khu vực nghiên cứu 48

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển, các thành tựu khoa học

kỹ thuật ngày càng tiến bộ thì chất lượng cuộc sống của con người cũng từ đó

được nâng cao về nhiều mặt như nhà ở, văn hóa, giáo dục, giải trí, ẩm thực, y

tế… Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó thì vấn đề vệ sinh an toàn thực

phẩm (VSATTP) lại đang trở thành đề tài nhức nhối đối với nhiều người,

nhiều ngành.

Theo nhiều điều tra của Bộ Y tế, trong vài năm gần đây, số lượng

người phải vào bệnh viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng,

đặc biệt là ngộ độc rau quả. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

như: sử dụng hóa chất bảo quản không rõ nguồn gốc, thiếu vệ sinh trong khâu

chế biến thực phẩm,… Trong đó, có thể nói nguyên nhân gốc rễ và chủ yếu

nhất là do một bộ phận nông dân đã sử dụng quá liều lượng các loại phân bón

và thuốc bảo vệ thực vật hoặc làm nhiễm độc các loại rau quả trong quá trình

bảo quản.

Nitrat là một trong những ion độc có trong rau quả, hàm lượng của nó

liên quan chặt chẽ đến liều lượng phân đạm được sử dụng để bón cho cây và

chất lượng nước nơi trồng cây. Sự có mặt của nitrat với hàm lượng lớn trong

cơ thể sẽ gây ra các tác động xấu đến sức khoẻ con người như hội chứng trẻ

xanh (blue baby), rối loạn chức năng tuyến giáp, ung thư…thậm chí gây ra tử

vong. Vì vậy, việc phân tích xác định hàm lượng của các độc tố, đặc biệt là

nitrat có trong rau quả là điều hết sức cần thiết nhằm đánh giá chất lượng rau

quả trên thị trường đồng thời có thể giúp các cơ quan chức năng trong việc

kiểm tra giám sát chất lượng lương thực, thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ

người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay, việc phân tích xác định hàm lượng nitrat

trong rau vẫn còn gặp nhiều khó khăn về các trang thiết bị phục vụ phân tích,

định lượng, đồng thời chưa có sự thống nhất về quy trình tách chiết nitrat

trong rau.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!