Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của các trailer cổ động, quảng bá về chương trình truyền hình vtv đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
936.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1431

Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của các trailer cổ động, quảng bá về chương trình truyền hình vtv đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM HOÀNG LAN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ

CỦA CÁC TRAILER CỔ ĐỘNG, QUẢNG BÁ

VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

CỦA VTV ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60.22.02.40

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Trọng Ngoãn

Phản biện 1: PGS.TS. Võ Xuân Hào

Phản biện 2: PGS.TS. Trương Thị Diễm

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại

Đại Học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 07 năm 2015.

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay rất đa dạng và

phong phú. Cùng với sự phát triển nhiều loại hình thông tin đại

chúng, ngôn ngữ báo chí cũng tách dần ra theo từng ngành riêng,

trong đó truyền hình được đánh giá là một trong những thể loại báo

chí có ưu thế nổi trội bởi nó sử dụng tất cả các dạng thức ngôn ngữ

mà báo in, báo nói (phát thanh), mạng Internet và các phương thức

tuyên truyền khác sử dụng.

Bắt đầu từ những năm nửa cuối thế kỷ 20, chính truyền hình đã

tạo nên một cuộc cách mạng thông tin và làm nên sự bùng nổ truyền

thông. Truyền hình đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau với

những mục đích khác nhau: về vai trò, vị trí của nó đối với các vấn đề

xã hội, chính trị, kinh tế; về phương thức, cách thức thông tin…Trong

khi tiếp cận nhiều vấn đề như vậy thì ngôn ngữ truyền hình là đề tài

chưa được chú trọng mặc dù vấn đề này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối

với chất lượng sản phẩm truyền hình. Cùng với những hình ảnh thực

tiễn sống động, cách sử dụng ngôn ngữ của các chương trình truyền

hình có những đặc điểm khác biệt, ngôn ngữ truyền hình cần được

xem xét từ góc độ ngôn ngữ viết và cả ngôn ngữ nói.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu

ngôn ngữ truyền hình một cách thấu đáo. Trong khi thể loại báo chí

truyền hình được đánh giá là thành tựu to lớn của khoa học công nghệ

hiện đại, là loại hình báo chí hiện đại nhất của thời đại việc chú ý đến

nội dung trong đó có ngôn ngữ trong các chương trình truyền hình sao

cho tương xứng với vị trí vai trò của truyền hình là việc làm đáng kể. Vì

2

thế người làm nghề cũng như người nghiên cứu phải tự mình mò mẫm

theo cách riêng của mình. Người làm nghề thì phải vừa học vừa làm,

vừa sáng tạo vừa đúc kết kinh nghiệm; các nhà nghiên cứu thì không có

điều kiện đi thẳng vào vấn đề, vậy nên trong một thời gian khá dài, vấn

đề ngôn ngữ truyền hình vẫn là một khoảng trống vốn “một mình mình

biết, một mình mình hay”. Từ thực tế này, việc nghiên cứu đặc điểm

ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trước sự cạnh tranh rất lớn từ các đơn vị sản xuất truyền

hình, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là với các loại hình

truyền thông mới, việc xác định chiến lược quảng bá và nội dung

chương trình là hai yếu tố sống còn để định vị thương hiệu trên thị

trường truyền hình. Quảng bá về chính chương trình truyền hình của

mình đã và đang là một hướng đi mới mà các đài truyền hình hướng

đến. Hiện tại vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách bao

quát và có hệ thống từ góc độ ngôn ngữ học về đặc điểm ngôn ngữ

của chương trình trailer cổ động, quảng bá. Do đó, chúng tôi chọn đề

tài: “Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của các trailer cổ động, quảng

bá về chương trình truyền hình của VTV Đà Nẵng” làm đề tài luận

văn thạc sĩ. Từ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi hi vọng có sự đóng

góp thiết thực vào sự phát triển của VTV Đà Nẵng nói riêng, của Đài

THVN nói chung.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nhận diện các đặc điểm sử dụng ngôn ngữ làm

nên phong cách riêng của các chương trình trailer cổ động, quảng bá

qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá đặc điểm sử dụng ngôn ngữ

của các chương trình này. Qua đó chỉ ra được tác động của ngôn ngữ

đối với người xem.

3

Các vấn đề nêu ra trong luận văn về đặc điểm ngôn ngữ của

các trailer cổ động, quảng bá về chương trình truyền hình của VTV

Đà Nẵng sẽ là cơ sở để các biên tập viên có một cách nhìn nhận

chính xác hơn về thực trạng ngôn ngữ mà mình sử dụng. Từ cách

nhìn nhận này, các biên tập viên sẽ có cách giải quyết hợp lý nhằm

nâng cao chất lượng thông tin của truyền hình trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu một số đặc điểm ngôn ngữ chủ yếu trong các chương

trình trailer cổ động quảng bá về chương trình truyền hình của VTV Đà

Nẵng xét trên các phương diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp, diễn đạt, mối

quan hệ giữa hình và lời.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Các trailer cổ động, quảng bá về các chương trình truyền hình

được phát sóng trên VTV Đà Nẵng trong năm 2014 và 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng nghiên cứu trong quá trình

thực hiện đề tài:

4.1. Phương pháp lịch sử

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiều đặc điểm của báo

chí, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí, truyền hình và ngôn

ngữ truyền hình...nhằm xác lập những tri thức nền tảng cũng như các

khái niệm về quảng cáo, trailer, quảng bá chương trình.

4.2. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp những tài liệu thu thập được, các khảo sát trên các

văn bản giấy từ kho tư liệu lưu trữ của VTV Đà Nẵng.

4

4.3. Phương pháp mô tả

Mô tả cách sử dụng ngữ âm, từ vựng, cách diễn đạt ngôn ngữ

trên các trailer cổ động, quảng bá về chương trình truyền hình của VTV

Đà Nẵng.

4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu

So sánh và đối chiếu theo khuôn mẫu về đặc điểm ngữ âm và

trình bày văn bản, đặc điểm từ vựng, đặc điểm cú pháp và đặc điểm diễn

đạt.

4.5. Phương pháp phân tích

Đây là phương pháp cơ bản nhất làm cơ sở cho việc nhận định,

đánh giá bất kì lĩnh vực nào của báo chí trong khi nghiên cứu.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo; Luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và tổng quan về trailer cổ

động, quảng bá.

Chương 2: Lựa chọn chương trình để quảng bá và xử lý về

nội dung quảng bá.

Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ của trailer cổ động quảng bá

về chương trình truyền hình của VTV Đà Nẵng.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trước hết việc nghiên cứu ngôn ngữ báo chí gắn liền với

những thành tựu phong cách học. Với quan niệm: “Phong cách là

những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, hình thành từ những thói

quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn

mực, trong việc xây dựng các lớp văn bản (phát ngôn) tiêu biểu” [17,

tr.19] Đinh Trọng Lạc đã khẳng định rằng ngôn ngữ báo chí có

5

những nét đặc thù cho phép nó có vị thế ngang hàng với các phong

cách chức năng khác trong ngôn ngữ như: phong cách khoa học,

phong cách hành chính – công vụ, phong cách sinh hoạt hàng ngày,

phong cách chính luận. Những biến đổi của ngôn ngữ báo chí hiện

nay, bên cạnh việc thực hiện chức năng đa dạng đối với xã hội còn

do sự tác động nhiều mặt của thời đại.

Theo Vũ Quang Hào: “Nói đến ngôn ngữ báo chí” nếu hiểu

“báo chí” không theo nghĩa truyền thống, nghĩa là “báo chí” được

hiểu gồm báo in, báo phát thanh và báo hình, thì có thể nói rằng, ở

tập bài giảng này (Ngôn ngữ báo chí) ngôn ngữ báo hình hoàn toàn

bị bỏ ngỏ, do chỗ chúng tôi không xác định được phạm vi khảo sát”

[14, tr.8].

Tìm hiểu “Bài giảng ngôn ngữ báo chí” của Khoa báo chí

trường Cao đẳng PTTH, chương IV, Ngôn ngữ báo hình, chúng tôi

nhận thấy giáo trình đó chỉ đề cập ngôn ngữ hình ảnh của thể loại

này chứ không đề cập đến ngôn ngữ được phát thanh, một phần

không thể thiếu của bất kỳ chương trình truyền hình nào.

Như vậy có thể thấy việc tìm hiểu ngôn ngữ truyền hình là

việc làm khó khăn. Trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay,

ngôn ngữ của chương trình cổ động quảng bá càng phải mang tính

chuẩn mực để hướng công chúng vào một chuẩn ngôn ngữ nhất định

nhằm góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy, việc sử

dụng ngôn ngữ, nhất là thực hiện các hành động ngôn ngữ một cách

linh hoạt để vừa đạt được mục đích thông tin tuyên truyền vừa đảm

bảo tính chính xác, tính hấp dẫn, lôi cuốn đối với người xem truyền

hình là việc người làm chương trình quảng bá đặc biệt quan tâm.

6

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TRAILER

CỔ ĐỘNG QUẢNG BÁ

1.1. PHONG CÁCH BÁO CHÍ CÔNG LUẬN

1.1.1. Đặc điểm của báo chí

Báo chí ra đời trước hết do nhu cầu thông tin. Thông tin

trong báo chí có tính xã hội, tính tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt.

Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người càng cao. Do

đó, báo chí trở thành công cụ đắc lực phục vụ nhu cầu thông tin của

con người.

a. Đặc điểm của báo chí

Theo Nguyễn Đức Dân [9, tr.21 - 29] báo chí có những đặc

điểm:

- Đặc điểm “thời sự”

- Đặc điểm “trung thực”

- Đặc điểm “hấp dẫn”

b. Đặc điểm của báo chí hiện đại

Theo Nguyễn Văn Dững: “Báo chí truyền thống hoạt động

trong bối cảnh và điều kiện khác với báo chí hiện đại. Thuật ngữ báo

chí hiện đại có thể được dùng từ sau khi báo mạng điện tử xuất hiện;

bởi vì từ loại hình báo chí này bổ sung thêm hai đặc tính quan trọng

của báo chí là tính tương tác và tính đa phương tiện (multimedia)”

[10, tr.45].

Báo chí truyền thống và báo chí hiện đại chỉ là những thuật

ngữ mang tính chất tương đối. Tuy vậy báo chí hiện đại có thể được

xem xét ở các tiêu chí “về thời gian; về khoa học công nghệ - công

7

cụ và phương thức sản xuất và chuyển tải thông điệp; về trình độ văn

hóa của dân cư; về tư duy và phong cách của người làm báo” [10,

tr.168].

Các đặc điểm báo chí hiện đại được Nguyễn Văn Dững [10,

tr.168 - 187] trình bày như sau:

- Tính thời sự của thông tin báo chí

- Tính công khai của thông tin báo chí

- Tính mục đích của thông tin báo chí

- Tính định kỳ, đều đặn của thông tin báo chí

- Tính phong phú, đa dạng của thông tin báo chí

- Tính dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo

- Tính tương tác

Trong truyền thông, tương tác có nghĩa là sự tác động giao

tiếp hai chiều giữa chủ thể với khách thể truyền thông, giữa nhà

truyền thông với công chúng trong những điều kiện nào đó. Tương

tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở tăng những tương đồng,

giảm những khác biệt giữa chủ thể truyền thông và công chúng.

- Tính đa phương tiện

Đa phương tiện cho phép kết hợp các loại hình truyền thông

trong việc chuyển tải thông điệp, nhằm gây chú ý, hấp dẫn và thuyết

phục công chúng. Thông điệp, sản phẩm đa phương tiện có khả năng

tác động vào nhiều giác quan của con người làm tăng độ hấp dẫn,

tính khách quan, chân thực, độ tin cậy và khả năng thuyết phục của

thông tin.

c. Thể loại báo chí

Cùng với sự ra đời của báo chí, các thể loại báo chí cũng

hình thành và dần dần được củng cố theo đặc thù bản chất của chúng.

8

Mỗi thể loại có lịch sử hình thành riêng theo mục đích, chức năng và

đối tượng phản ánh.

Thể loại báo chí là một trong những hiện tượng phức tạp của

hoạt động báo chí. Để có hệ thống lý luận hoàn chỉnh và hoạt động

thực tiễn thành thục là điều không dễ dàng.

1.1.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

a. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

Với đặc điểm về yêu cầu tính xác thực rất cao, ngôn ngữ báo

chí luôn chính xác, hấp dẫn. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện, thứ

ngôn ngữ khách quan về những hoạt động, những gì đang xảy ra đúng

như hiện thực khách quan, không hàm chứa sự thêm thắt, nhận xét, bình

luận chủ quan của người viết.

Trong tiến trình thực hiện các nhiệm vụ của báo chí đối với xã

hội, hệ thống ngôn từ của báo chí loại bỏ và tiếp thu các đặc điểm ngôn

ngữ ở các lĩnh vực, các thiết chế xã hội khác và tự thiết lập nên cho

mình hệ đặc điểm riêng.

b. Chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn ngôn ngữ trong báo chí

- Chuẩn mực ngôn ngữ

Để đánh giá sự sử dụng ngôn ngữ, cần dựa vào chuẩn mực.

Chuẩn mực là căn cứ của cái đúng và mẫu mực, nó bảo đảm tính

thống nhất và tính ổn định của ngôn ngữ văn hóa.

Chuẩn mực ngôn ngữ bao gồm : chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ

pháp và chuẩn phong cách.

- Chuẩn ngôn ngữ trong báo chí

Báo chí có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội,

trong sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương nói riêng và cả

9

nước nói chung, vì thế ngôn ngữ được sử dụng trong báo chí phải là

ngôn ngữ chuẩn.

Chuẩn ngôn ngữ báo chí cần xét trên hai phương diện: phải

mang tính chất quy ước xã hội và phải phù hợp với quy luật phát

triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử.

1.2. TRUYỀN HÌNH VÀ NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH

1.2.1. Giới thiệu về truyền hình

Tuy không phải là loại hình ra đời sớm nhưng truyền hình

đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong “làng báo chí”, nó

đã và đang là phương tiện thông tin hữu hiệu, là một lọai hình báo

chí đang có thế mạnh, được công chúng quan tâm và đã trở thành

kênh thông tin không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

1.2.2. Ngôn ngữ truyền hình

Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ của hình ảnh và âm

thanh. Đây chính là ưu thế của truyền hình vì cùng lúc cả hình ảnh và

âm thanh được chuyển đến người tiếp nhận thông tin.

Các đặc tính của ngôn ngữ truyền hình như sau:

a. Tính tức thời

b. Tính hình ảnh và âm thanh

c. Tính phổ cập và quảng bá

d. Khả năng thuyết phục công chúng

e. Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở

thành diễn đàn của nhân dân

f. Tính đơn thoại trong giao tiếp

g. Tính khoảng cách

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!