Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác giá trị nghệ thuật tuồng xứ quảng trong phát triển du lịch thành phố đà nẵng
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
6.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1944

Khai thác giá trị nghệ thuật tuồng xứ quảng trong phát triển du lịch thành phố đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

---------------------------------

ĐINH LÊ NGỌC OANH

KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG

TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. TS. Trần Thị Mai An

Đà Nẵng - Năm 2022

2

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các

cá nhân và tổ chức.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Trần Thị

Mai An đã định hướng nghiên cứu và hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu của

tôi, hỗ trợ phương pháp nghiên cứu và phương pháp làm việc hiệu quả để vừa hoàn

thành công việc tại đơn vị, vừa hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm, tập thể

thầy cô khoa Lịch sử và đơn vị tôi công tác đã tạo mọi điều kiện để tôi có cơ hội học hỏi

nâng cao nhận thức chuyên môn. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Sở Du lịch thành phố

Đà Nẵng, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và các Phòng, Ban chức năng đã hỗ trợ,

cung cấp tài liệu, thông tin để tôi có cơ sở nghiên cứu hoàn thành Luận văn.

Tôi đã luôn nỗ lực nghiên cứu để thực hiện Luận văn tốt nhất, tuy nhiên cũng

không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình và kết quả thực hiện, rất mong nhận được sự

thông cảm và góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để tôi từng bước hoàn thiện hơn các

công trình của mình.

Trân trọng./.

Tác giả

Đinh Lê Ngọc Oanh

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình

nào khác.

Tác giả

Đinh Lê Ngọc Oanh

4

KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ QUẢNG

TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch)

Họ tên học viên: Đinh Lê Ngọc Oanh

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Mai An

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

Nghệ thuật dân gian là một phần rất quan trọng trong nền văn hóa của cả một dân

tộc, mang trong mình những giá trị truyền thống, những sắc thái độc đáo tạo nên nét

riêng có và hấp dẫn của mỗi quốc gia. Trải dài trên 1.700 km từ Bắc vào Nam, mỗi vùng

miền, mỗi tộc người trên đất nước Việt Nam đều có những loại hình nghệ thuật dân gian

riêng biệt và ấn tượng, tạo nên bức tranh tổng hòa về nghệ thuật dân gian Việt Nam đa

dạng và quý giá, trong đó, nghệ thuật Tuồng ở khu vực Trung Bộ là một minh họa rõ

nét.

Tuồng là loại hình nghệ thuật thường kể lại những tích truyện lịch sử, về các danh

tướng, các biến cố của các triều đại. Nghệ nhân Tuồng được trang điểm rất nổi bật, “cá

tính hóa” với các màu sắc để phân biệt vai diễn: màu đỏ là trung thần, xám là nịnh thần,

xanh lục là hồn ma và đen là người thật thà. Cách nhá chữ, ngắt chữ, lên, xuống giọng

cho phù hợp với tính cách nhân vật đã tạo nên nhiều lối nói khác nhau như bóp, ai, đạp,

xuân nữ... hòa chung với điệu nhạc của từng vở Tuồng. Trong xu thế hội nhập toàn cầu,

giao lưu và phát triển du lịch như hiện nay, việc khai thác các loại hình nghệ thuật dân

gian nói chung để trở thành các sản phẩm du lịch đáp ứng thị hiếu du khách là xu hướng

phổ biến hiện nay.

Đà Nẵng là một trong những thành phố du lịch năng động, có lợi thế về hệ thống

cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ, hiện đại; với cảng biển, sân bay quốc tế; là cửa ngõ

thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông

- Tây. Cạnh đó, Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới như Cố đô Huế, phố

cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, nên thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch

nhân văn. Vì vậy, trong những năm qua, thành phố này có xu hướng lồng ghép nghệ

thuật truyền thống vào các chương trình du lịch để khai thác như một sản phẩm du lịch,

tạo nét độc đáo riêng thu hút du khách. Thực tế, việc gắn kết giữa du lịch và các loại

hình nghệ thuật dân gian là mối quan hệ tương hỗ: du lịch nhờ loại hình nghệ thuật để

5

có thể thu hút thêm du khách, và các loại hình nghệ thuật cũng nhờ du lịch mà được

nhiều người biết đến, có thêm nguồn kinh phí để tiếp tục bảo tồn, phát huy và cải thiện

đời sống nghệ sĩ. Với bức tranh nghệ thuật Tuồng ở Đà Nẵng, việc khai thác giá trị loại

hình nghệ thuật này để phục vụ các hoạt động du lịch thành phố chưa tương xứng với

tiềm năng đang có: công tác quảng bá và tổ chức biểu diễn còn nhiều bất cập; cơ sở vật

chất chưa được đầu tư đúng mức...

Khai thác hiệu quả các giá trị nghệ thuật Tuồng xứ Quảng trong phát triển du lịch

sẽ giúp Thành phố đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Thông qua Tuồng giới thiệu đến

bạn bè quốc tế các giá trị đặc sắc về lịch sửa, văn hóa và con người của Đà Nẵng.

Từ khóa: Nghệ thuật truyền thống, Tuồng, Hát Bội, Hát Bộ, du lịch văn hóa

6

ENHANCING THE VALUE OF TUONG IN DA NANG CITY’S TOURISM

DEVELOPMENT

Major: Vietnamese studies (Specialization in Culture and Tourism)

Full name of Master’s student: Dinh Le Ngoc Oanh

Supervisor: Dr. Tran Thi Mai An

Training institution: The Univesity of Da Nang - University of Science and

Education

Abstract

Folk art is a very important part of the culture of an entire nation, imbued with

traditional values and unique nuances, creating unique and attractive characteristics of

each country. Stretching over 1,700 km from the North to the South, each region or each

ethnic group in Vietnam has its own distinctive and impressive folk art forms, creating

a comprehensive picture of Vietnam’s precious and diverse folk art, of which the art of

Tuong in the Central region is a clear illustration.

Tuong is an art form often recounting historical stories, stories about the famous

generals, events of the dynasties. A Tuồng artist is very prominent, "personalized" with

the colors to distinguish his role: red is for the loyal courtier, gray is for the sycophant

courtier, green is for the ghost and black is for the honest person. The ways of saying

words and tones suitable for characters' personalities have created many different ways

of speaking and are in harmony with the music of each play. In the current trend of

global integration, exchange and tourism development, enhancing folk art forms to make

them become tourism products to meet the tastes of tourists is a popular trend.

Da Nang is one of the dynamic tourist cities and has the advantages such as

possessing a spacious, synchronous and modern infrastructure system with international

seaports and airports, being the third gateway of the country and the end point to the

East Sea of the East-West Economic Corridor. Besides, Da Nang is also the center of

world heritages such as Hue Ancient Capital, Hoi An Ancient Town, My Son Sanctuary,

so it is favorable for the development of humanistic tourism. Therefore, over the past

years, this city has tended to integrate traditional art into tourism programs as a tourism

product, creating a unique feature to attract visitors. In fact, the connection between

tourism and folk art forms is a reciprocal relationship: tourism with the art forms can

attract more tourists, and through tourism, the art forms can be known and funded for

the preservation, promotion of the art and improvement of the artist's life. For the picture

of Tuong in Da Nang, the enhancement of the value of this art form to serve the city’s

tourism activities is not commensurate with the existing potential: the promotion and

7

organization of performances face inadequacies; facilities have not been properly

invested ...

Effectively enhancing the artistic values of Tuong in tourism development will

help the city diversify tourism products. Through Tuong, the unique values of Da Nang's

history, culture and people are introduced to international friends.

Keywords: Traditional art, Tuồng, Hát Bội, Hát Bộ, cultural tourism

8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................11

DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................12

A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2

2.1. Mục đích................................................................................................................2

2.2. Nhiệm vụ................................................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................3

3.1. Đối tượng ..............................................................................................................3

3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3

4.1. Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu ..............................................................3

4.2. Phương pháp thống kê ..........................................................................................3

4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu ...........................................................................3

4.4. Phương pháp khảo sát bằng các bảng hỏi............................................................4

4.5. Phương pháp phỏng vấn sâu.................................................................................4

5. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................4

6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................4

7. Bố cục luận văn ..........................................................................................................4

B. NỘI DUNG ................................................................................................................5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XỨ QUẢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...........5

1.1. Tổng quan về Tuồng xứ Quảng.............................................................................5

1.1.1. Khái niệm Tuồng...............................................................................................5

1.1.2. Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của Tuồng xứ Quảng ...............5

1.1.3. Những yếu tố cấu thành của nghệ thuật Tuồng .............................................8

1.1.3.1. Đề tài phản ánh ...........................................................................................8

1.1.3.2. Kịch bản Tuồng..........................................................................................10

1.1.3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật ................................................11

1.1.3.4. Hóa trang...................................................................................................12

1.1.3.5. Đạo cụ, phục trang ....................................................................................14

1.1.3.6. Nhạc Tuồng................................................................................................14

9

1.1.3.7. Cách hát, múa, diễn ...................................................................................17

1.1.3.8. Không gian diễn xướng..............................................................................20

1.1.4. Các đặc trưng của nghệ thuật Tuồng...........................................................20

1.1.4.1. Tuồng thuộc loại kịch hát tự sự -bi hùng-bạo liệt .....................................20

1.1.4.2. Tuồng thuộc loại sân khẩu mô tả - ước lệ - tượng trưng...........................23

1.1.4.3. Tuồng thuộc loại sân khẩu cường điệu - đặc tả ấn tượng.........................25

1.2. Khái quát thành phố Đà Nẵng ............................................................................26

1.2.1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên...............................................................................26

1.2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................26

1.2.1.2. Địa hình .....................................................................................................26

1.2.1.3. Khí hậu.......................................................................................................27

1.2.1.4. Thủy văn.....................................................................................................27

1.2.2. Điều kiện lịch sử, dân cư................................................................................28

1.2.2.1. Lịch sử........................................................................................................28

1.2.2.2. Dân cư........................................................................................................29

1.2.3. Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................................30

1.2.3.1. Kinh tế........................................................................................................30

1.2.3.2. Thương mại................................................................................................31

1.2.3.3. Tài chính .....................................................................................................31

1.2.3.4. Hạ tầng giao thông ....................................................................................31

1.2.4. Vài nét về hoạt động du lịch..........................................................................32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................34

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT TUỒNG XỨ

QUẢNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG.........................................35

2.1 Các giá trị nghệ thuật Tuồng xứ Quảng..............................................................35

2.1.1. Giá trị giải trí..................................................................................................35

2.1.2. Giá trị nghệ thuật thẩm mỹ...........................................................................35

2.1.3. Giá trị lịch sử ..................................................................................................37

2.1.4. Giá trị hiện thực ............................................................................................38

2.1.5. Giá trị nhân văn .............................................................................................39

2.2. Thực trạng khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch Đà Nẵng40

2.2.1. Công tác tổ chức quản lí ................................................................................40

2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch nghệ thuật Tuồng ......................................43

2.2.2.1. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh............................................................43

2.2.2.2. Các điểm biểu diễn khác............................................................................45

10

2.2.3. Thị hiếu của du khách ...................................................................................46

2.2.4. Kết quả khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch...................47

2.2.5. Hoạt động quảng bá nghệ thuật Tuồng .......................................................47

2.2.6. Nhân lực phục vụ du lịch...............................................................................49

2.3. Nhận xét về thực trạng khai thác nghệ thuật Tuồng trong hoạt động du lịch

thành phố Đà Nẵng......................................................................................................54

2.3.1. Những mặt tích cực........................................................................................54

2.3.2. Những mặt hạn chế ........................................................................................56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................58

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC

NGHỆ THUẬT TUỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG .............59

3.1. Định hướng, quy hoạch phát triển du lịch Đà Nẵng và công tác khai thác các

loại hình nghệ thuật phục vụ du lịch .........................................................................59

3.2. Một số giải pháp khai thác nghệ thuật Tuồng xứ Quảng trong hoạt động du

lịch Đà Nẵng.................................................................................................................63

3.2.1. Chính sách quan tâm, đãi ngộ đối với nghệ nhân ............................................63

3.2.2. Chú trọng việc truyền dạy nghệ thuật Tuồng...................................................66

3.2.3. Nâng cao chất lượng vở diễn và chất lượng phục vụ.......................................67

3.2.4. Công tác xúc tiến quảng bá về Tuồng..............................................................68

3.2.5. Lồng ghép các buổi biểu diễn Tuồng trong các chương trình du lịch .............69

3.2.5. Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ biểu diễn Tuồng 71

C. KẾT LUẬN..............................................................................................................72

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................74

PHỤ LỤC .....................................................................................................................79

11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND Ủy ban nhân dân

NQ Nghị quyết

KL Kết luận

NSND Nghệ sĩ nhân dân

NSƯT Nghệ sĩ ưu tú

HCV Huy chương vàng

GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa theo

giá hiện hành)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!