Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỒ NGỌC DƯƠNG
KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Đà Nẵng - Năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỒ NGỌC DƯƠNG
KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 831.06.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG
Đà Nẵng - Năm 2021
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ..........................................................iv
THE INFORMATION OF MASTER'S THESIS ......................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................5
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................6
7. Bố cục đề tài .......................................................................................................6
CHƯƠNG 1....................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM...............................................................7
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................7
1.1.1. Các khái niệm ...............................................................................................7
1.1.2. Khai thác các giá trị của di tích lịch sử cách mạng phục vụ phát triển du
lịch .................................................................................................................................10
1.2. Tổng quan về hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.......................12
1.2.1. Khái quát về huyện Phú Ninh.....................................................................12
1.2.2. Đóng góp của quân và dân huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ ..................................................................................................15
1.2.3. Hệ thống địa đạo ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam..............................19
Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................28
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỆ THỐNG
ĐỊA ĐẠO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM HIỆN
NAY...............................................................................................................................29
2.1. Giá trị......................................................................................................................29
2.1.1. Giá trị Lịch sử .............................................................................................29
2.1.2. Giá trị văn hóa- giáo dục ............................................................................34
2.1.3. Giá trị khoa học...........................................................................................35
2.1.4. Giá trị kinh tế ..............................................................................................38
iii
2.2. Thực trạng công tác bảo tồn và khai thác hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam phục vụ du lịch hiện nay..........................................................38
2.2.1. Thực trạng công tác bảo tồn hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................38
2.2.2. Thực trạng khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam phục vụ phát triển du lịch ..................................................................40
Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................42
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM ...........................................43
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..........................................................................................43
3.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy địa đạo ..........43
3.1.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công việc khai thác giá trị
hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam thời gian qua...............................52
3.1.3. Kinh nghiệm thực tiễn từ một số mô hình quản lý, khai thác hệ thống địa
đạo ở Việt Nam thời gian qua........................................................................................54
3.2. Giải pháp khai thác các giá trị của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,
tỉnh Quảng Nam phục vụ phát triển du lịch ..................................................................59
3.2.1. Giải pháp quy hoạch ...................................................................................59
3.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách .................................................................61
3.2.3. Giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch..............................................62
3.2.4. Giải pháp liên kết, đa dạng hóa thị trường khách du lịch...........................66
3.2.5. Giải pháp đa dạng nguồn khách đến tham quan hệ thống địa đạo trên địa
bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam..........................................................................68
3.3.6. Giải pháp truyền thông, quảng bá và xúc tiến du lịch điểm đến ................70
3.2.7. Giải pháp về công tác đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch ......................................................................................................72
3.2.8. Giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn và phát
huy giá trị hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. .................................73
3.2.9. Các giải pháp khác......................................................................................74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................78
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GRDP : Tổng sản phẩm
HĐND : Hội đồng nhân dân
PANO : Tấm bảng quảng cáo
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
TOUR : Chương trình du lịch
TP : Thành phố
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
VH-TT&DL : Văn hóa thể thao và du lịch
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
WEB : Trang thông tin điện tử
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Nam “trung dũng kiên cường đi
đầu diệt Mỹ”, đã lập được nhiều chiến công và đóng góp những bài học kinh nghiệm
đánh Mỹ. Đó là một quyết tâm cao: “Chưa giải phóng miền Nam thì còn phải đánh,
chiến tranh gì cũng đánh, đối tượng nào cũng đánh, chúng ta có nhiệm vụ đánh Mỹ
trước bằng hai chân ba mũi, để đóng góp kinh nghiệm cho toàn miền và góp phần
đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ”[12]. Đó là niềm lạc quan cách mạng: “Nhà
tan cửa nát cũng ừ, quyết tâm đánh Mỹ cực chừ sướng sau” [12]. Những chiến thắng
của quân và dân Quảng Nam-Đà Nẵng trong chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng
tháng 3 năm 1975 đã góp phần quan trọng vào sự sụp đổ của Ngụy quyền, đưa đến đại
thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Với
tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm ngoan cường cùng với những chiến công
lừng lẫy đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị như: Địa đạo Kỳ Anh (Tam Kỳ), khu
di tích Nước Oa (Bắc Trà My), khu kháng chiến Hạ Lào và Phòng biên chính miền
nam Trung Bộ (Phú Ninh), hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh...
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ngoài địa đạo Kỳ Anh, còn có hệ thống địa
đạo trên địa bàn 6 xã phía tây huyện Bắc Tam Kỳ. Hệ thống địa đạo của huyện Bắc
Tam Kỳ xưa - nay là huyện Phú Ninh, đã tìm thấy 15 cụm nằm rải rác khắp nơi.
Trong đó có ba cụm: Địa đạo Gò Dân (Cây Sanh), Gò Thai (Dương Đàn) và Gò
Nông (Tam Thái) đã được cấp bằng di tích cấp tỉnh; nhiều cụm địa đạo còn lại,
ngành văn hóa - thông tin (VH-TT) huyện Phú Ninh đang tiến hành khảo sát và
hoàn chỉnh hồ sơ. Trải qua thời gian, hệ thống địa đạo ở Phú Ninh vẫn âm thầm giữ
lại những trang sử sống động về một thời bám làng đánh giặc. Nếu muốn thực hiện
một cuộc khảo sát toàn bộ hệ thống địa đạo này để “mục sở thị” về quy mô và sự
độc đáo của những con đường nằm trong lòng đất phải mất cả tuần mới có thể
khám phá hết. Có thể nói rằng cả vùng đất thuộc huyện Bắc Tam Kỳ xưa là một
chiến khu của địa đạo. Theo số liệu hiện có của Trung tâm VH-TT huyện Phú Ninh,
chọn địa đạo Gò Dân (xã Tam Dân) làm trung tâm thì cả 4 hướng: Đông - Tây -
Nam - Bắc đều có hệ thống địa đạo vững chắc. Nhiều nơi có đường hầm thông nhau
giữa các địa đạo; có nơi là những cụm độc lập, nhưng cả hệ thống như một trận đồ
bát quái trong lòng đất. Điều khá độc đáo là phần lớn đoạn hầm bằng đất này vẫn
còn khá nguyên vẹn và rộng rãi. Như vậy tổng diện tích của cả hệ thống địa đạo đã
chiếm gần 23km2
, trải đều trên toàn huyện Phú Ninh. Với hệ thống địa đạo quy mô,
2
có nhiều giá trị như vậy, tuy nhiên đến nay chưa được nghiên cứu nhiều, chưa làm
rõ giá trị của di tích. Đặc biệt rất ít được khai thác phục vụ công tác giáo dục, nhất
là giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương.
Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2025 thì đây là di tích lịch sử sẽ được quan tâm trùng tu, tôn tạo
trong danh sách các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh, sẽ hứa hẹn nhiều điều kiện phát
triển hơn nữa. Đặc biệt là di tích lịch sử nằm trong trung tâm vùng di sản Miền
Trung với nhiều di sản có giá trị và một Quảng Nam nhiều nét quyến rũ với lượng
khách ngày càng tăng cao.
Là người con của mảnh đất Phú Ninh, mang trong mình niềm tự hào lớn lao về
một miền quê đã làm nên biết bao kỳ tích vĩ đại trong chiến thắng quân thù xâm lược,
bản thân tôi thấy cần thiết đi sâu tìm hiểu về vấn đề này nhằm góp phần làm rõ hơn
một mảng quan trọng của lịch sử cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trên địa bàn
mình đang sinh sống. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, kiên cường
chống giặc ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay, tiếp nối truyền thống cách
mạng trong những năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao đời sống văn hóa, góp
phần xây dựng quê hương Phú Ninh ngày càng giàu đẹp và văn minh trên con đường
hội nhập đất nước
Nhận thấy, việc nghiên cứu hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh
có ý nghĩa thực tiễn to lớn, với mong muốn lấy quá khứ để phục vụ hiện tại, thông
qua vấn đề này để hiểu sâu sắc hơn về thời đại, hiểu rõ về vị trí then chốt, chiến
lược, tổ chức và hoạt động của hệ thống địa đạo trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ cứu nước.
Xuất phát từ những lí do và ý nghĩa nêu trên, tôi chọn đề tài: Khai thác giá trị
hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam phục vụ phát triển du
lịch làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việt Nam trải qua quá trình chiến tranh lâu dài và ác liệt. Sau những chiến
thắng vẻ vang của lớp cha anh đi trước đã để lại rất nhiều di tích lịch sử quý báu cho
thế hệ mai sau. Và hệ thống địa đạo là một trong những gì thể hiện giá trị lịch sử, ý trí
đấu tranh và tài quân sự mưu lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm. Những tác phẩm, bài viết, luận án… đề cập đến vấn đề căn cứ địa ngày
càng nhiều hơn, nội dung sâu sắc hơn.
Hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh luôn dành được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Các tác phẩm như: Ban chấp hành huyện Đoàn Phú Ninh
3
(2016), “Địa chi Đỏ - tuổi trẻ Phú Ninh”; Uỷ ban nhân dân huyện Phú Ninh
(2017),“Tài liệu Giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương”; Ban thường
vụ huyện ủy Phú Ninh (2018),“Phú Ninh - Đất và Người”; Ban chấp hành Đảng bộ
huyện Phú Ninh (2011), “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh (1954 - 1975)”, Chính
trị Quốc gia (2006), “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1930 – 1975)” đề
cập đến vùng đất và con người huyện Phú Ninh. Hầu hết những tác phẩm này được
viết với nhiều mục đích khác nhau nên chỉ giới thiệu sơ lược về vị trí địa lý và sự ra
đời của hệ thống địa đạo mà chưa đi sâu vào nghiên cứu giá trị của di tích này cũng
như vấn đề khai thác phục vụ giáo dục truyền thống và du lịch hoàn toàn chưa được
đề cập. Giá trị của hệ thống địa đạo cũng rất ít được nhắc đến trong các công trình
nghiên cứu đã công bố.
Về bài viết trên các tạp chí, bài báo, tiêu biểu có bài: Hệ thống địa đạo Phú
Ninh: Kỳ tích của lòng dân, Báo Quảng Nam Online (2014) của tác giả Ngô Phú Thiện
…Hầu hết, những bài viết này đã phản ánh phần nào về hệ thống địa đạo và những giá
trị lịch sử của nó, nhưng trong phạm vi hẹp nên không thể truyền tải hết nội dung cơ
bản của vấn đề.
Về khóa luận tốt nghiệp, có đề tài“Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh
(Quảng Nam)” năm 2018, của sinh viên Huỳnh Thị Lý, trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng. Nội dung khóa luận này chủ yếu tập trung giới thiệu về hệ thống địa đạo
của Việt Nam nói chung, sự hình thành của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh nói
riêng, một số giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của hệ thống địa đạo. Phạm vi
nghiên cứu của khóa luận tập trung chủ yếu vào 3 địa đạo (Gò Thai - Gò Dân (xã
Tam Dân), Gò Nông (xã Tam Thái); công trình cũng chỉ dành chưa đầy 4 trang để
giới thiệu giá trị của hệ thống địa đạo nên chưa truyền tải hết được giá trị của cả hệ
thống địa đạo trên địa bàn huyện. Phần giải pháp khai thác cũng chỉ mang tính gợi
mở, công tác tuyên truyền, giáo dục chỉ đề cập đến trong trường học là chưa đủ; mà
cần phải tập trung cả hệ thống chính trị tại địa phương, nhất là vai trò của Đoàn
thanh niên, Hội cựu chiến binh trong công tác "giáo dục thế hệ trẻ" cho đoàn viên,
thanh thiếu niên tại địa phương theo chương trình hoạt động hằng năm của các tổ
chức đoàn thể này. Trong giải pháp tuyên truyền, quảng bá hình ảnh chỉ mới tập
trung đề cập đến các hình thức tuyên truyền về hệ thống địa đạo mà chưa đề cập
đến nhiều địa điểm, di tích khác trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ trên địa bàn
huyện Phú Ninh; nên cần phải có giải pháp tuyên truyền, quảng bá tổng quát hơn về
thành tích trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm của địa phương Phú Ninh, nhất
là các địa điểm di tích lịch sử khác, các trận đánh thắng địch... mới làm rõ được giá