Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác giá trị các di sản trong phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THANH HUỆ
KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
TỈNH QUẢNG NINH
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THANH HUỆ
KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
TỈNH QUẢNG NINH
Mã số: 60 31 05 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG QUỲNH PHƢƠNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu trong luận văn là trung thực. Luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Tác giả
LÊ THANH HUỆ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học: TS. Dương Quỳnh Phương đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
luận văn này.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
Địa lý, đặc biệt các thầy cô trong tổ Kinh tế - xã hội, Ban chủ nhiệm khoa
Địa lý trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Phòng sau đại học đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Quảng Ninh, Ban quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh; Phòng
Văn hóa - Thông tin, UBND thị xã Quảng Yên cùng những người dân địa
phương đã giúp tôi trong quá trình thu thập tài liệu thực tế.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè đã chia sẻ những khó
khăn, cổ vũ, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Thanh Huệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ..............................................................................................4
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................................5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................5
6. Những đóng góp của đề tài .....................................................................................8
7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI SẢN VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ......................................................................................................9
1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................9
1.1.1. Di sản .................................................................................................................. 9
1.1.2. Du lịch............................................................................................................... 16
1.1.3. Vai trò của di sản đối với sự phát triển du lịch............................................ 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................27
1.2.1. Khái quát về di sản, di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam......................... 27
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch từ khai thác giá trị các di sản của Việt Nam 32
Tiểu kết chương 1......................................................................................................34
Chƣơng 2. DI SẢN - THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH
QUẢNG NINH ........................................................................................................35
2.1. Tổng quan tỉnh Quảng Ninh...............................................................................35
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ..................................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .............................................. 37
2.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội................................................................................. 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.2. Giá trị của các di sản được UNESCO công nhận và các di sản đặc biệt
cấp quốc gia ở tỉnh Quảng Ninh................................................................................43
2.2.1. Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới................................................. 43
2.2.2. Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử................................................................... 48
2.2.3. Di tích quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng ....................................... 50
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch từ việc khai thác giá trị các di sản của tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................54
2.3.1. Vịnh Hạ Long .................................................................................................. 54
2.3.2. Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Yên Tử ........................................................ 62
2.3.3. Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng ............................................................ 68
2.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai
thác di sản trong phát triển du lịch của tỉnh ..............................................................69
2.4.1. Điểm mạnh ....................................................................................................... 69
2.4.2. Điểm yếu .......................................................................................................... 70
2.4.3. Cơ hội................................................................................................................ 71
2.4.4. Thách thức........................................................................................................ 71
2.5. Liên kết không gian du lịch của tỉnh Quảng Ninh, kết nối di sản với
những điểm du lịch khác ...........................................................................................72
Tiểu kết chương 2......................................................................................................76
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI
SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH........................77
3.1. Cơ sở để đưa ra các giải pháp ............................................................................77
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
của di sản..................................................................................................................... 77
3.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030..................................................................................................................... 78
3.2. Nhóm các giải pháp chung.................................................................................81
3.2.1. Về phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật............................................... 81
3.2.2. Về đào tạo nguồn nhân lực............................................................................. 82
3.2.3. Về công tác quản lí và quy hoạch của nhà nước ......................................... 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
3.2.4. Xây dựng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bảo tồn các
khu di tích văn hoá và có những biện pháp bảo vệ môi trường du lịch................. 83
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị di sản của
tỉnh Quảng Ninh........................................................................................................84
3.3.1. Vịnh Hạ Long .................................................................................................. 84
3.3.2. Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử................................................................... 92
3.3.3. Di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng ............................................................ 97
Tiểu kết chương 3....................................................................................................100
KẾT LUẬN............................................................................................................101
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN..................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103
PHỤ LỤC...................................................................................................................1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATK : An toàn khu
BR - VT : Bà Rịa - Vũng Tàu
CNTT : Công nghệ Thông tin
CP : Cổ phần
DSVH : Di sản văn hóa
KTNT : Kiến trúc nghệ thuật
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc
VQG : Vườn Quốc gia
WHC : Hội đồng di sản thế giới
EATOF : Diễn đàn du lịch Đông Á
WTM : Hội chợ Du lịch quốc tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Di sản thế giới tại Việt Nam..................................................................28
Bảng 1.2. Danh sách di tích quốc gia đặc biệt.......................................................29
Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch đến thăm quan Vịnh Hạ Long giai đoạn
2009 - 2013............................................................................................59
Bảng 2.2. Số lượng khách nội địa đến thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn
2004 - 2013................................................................................. 60
Bảng 2.3. Số lượng khách quốc tế đến thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn
2004 - 2013................................................................................. 60
Bảng 2.4. Doanh thu vé thăm Vịnh Hạ Long giai đoạn 2004 - 2013 ....................61
Bảng 2.5. Các tuyến tham quan Vịnh Hạ Long .....................................................62
Bảng 2.6. Doanh thu cáp treo tại Yên Tử giai đoạn 2005 - 2014 ..........................67
Bảng 2.7. Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2009-2013 .........75
Bảng 3.1. Các dự án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long
đến năm 2020.......................................................................................................... 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1. .....................................................36
h 2.2. ........................................53
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện khách du lịch đến Vịnh Hạ Long giai đoạn
2004 - 2013................................................................................. 59
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch đến Yên Tử giai đoạn
2004 - 2013................................................................................. 66
2.5. .......................74
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tổng khách và tốc độ tăng khách du lịch tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2004 - 2013 .......................................................76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Di sản tự nhiên và di sản văn hoá là tài sản vô giá của mỗi quốc gia. Thực tiễn
cho thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản luôn đồng hành - gắn liền với
việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và nguồn lực quan trọng để phát triển của đất
nước, vì di sản của mỗi quốc gia chính là một trong những nội lực giúp ngành du lịch
cất cánh. Di sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Du lịch không chỉ dựa
vào di sản để phát triển, mà còn mang sứ mệnh cao cả đó là tôn vinh giá trị di sản
đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản đã được kết tinh và gìn giữ.
Có nhiều lý do để thu hút con người đến với du lịch trong đó các di sản là nhịp
cầu giúp con người tìm về với lịch sử của dân tộc, tìm về những nét độc đáo, hấp dẫn của
thiên nhiên. Việt Nam là một đất nước có cảnh quan, địa hình, thiên nhiên phong phú đa
dạng cộng với truyền thống văn hóa lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, vì vậy, nước ta
có một khối lượng khá lớn các di sản cả về thiên nhiên lẫn văn hóa, lịch sử. Với 22 di sản
được UNESCO vinh danh ở tầm thế giới (gồm cả di sản tư liệu), hơn 4 vạn di tích và
danh lam thắng cảnh phong phú, khai thác giá trị di sản trong hoạt động du lịch vẫn luôn
được khẳng định là quân “Át chủ bài” trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của nước ta, phía bắc giáp đất
nước Trung Hoa rộng lớn, phía nam là các tỉnh thuộc tam giác châu thổ sông Hồng,
phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng thoải dần xuống vịnh
Bắc Bộ, bao bọc phía ngoài là hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là Vịnh Hạ Long -
được hai lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đồng thời Quảng
Ninh còn có lịch sử văn hóa truyền thống từ lâu đời được lưu giữ lại thông qua các lễ
hội truyền thống, thể hiện đậm nét văn hóa tâm linh, bản sắc văn hóa người Việt. So
với các tỉnh khác trong cả nước, Quảng Ninh là một trong những tỉnh có thế mạnh
nhất để phát triển du lịch, đặc biệt là dựa vào các di sản cấp quốc gia và di sản thế
giới. Nếu khai thác tốt lợi thế này thì ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh chóng,
kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Vấn đề đặt ra đối với tỉnh Quảng
Ninh là cái giá phải trả của quá trình thương mại hóa du lịch, quan điểm phát triển
nóng vội là rất đắt và bài học của quá trình phát triển kinh tế bền vững là hãy để chính
người dân cùng tham gia vào quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
Xuất phát từ những lí do có tính cấp thiết trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu
đề tài: “KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Mỗi di sản của các quốc gia đều có vai trò rất quan trọng cả về giá trị tự
nhiên và văn hóa, xã hội. Chúng được hình thành một cách tự nhiên qua một thời
gian khá dài có thể là trải qua cùng với thời kì thành tạo và phát triển của Trái Đất
ứng với các di sản thiên nhiên - địa chất, cũng có thể là được tạo ra trong từng quá
trình phát triển của con người. Chính vì vậy, con người muốn tìm hiểu cụ thể về các
di sản thông qua nhiều công trình nghiên cứu để hiểu rõ hơn về chúng.
Các di sản thiên nhiên, văn hóa - xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc
phát triển du lịch ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Từ năm 1972, Hội đồng di sản thế giới (WHC) của UNESCO đã được thành
lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận của các di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên
cứu, tôn tạo, bảo vệ các di sản thế giới. Trên thế giới, đã có nhiều các công trình
nghiên cứu các di sản như “Quản lý di sản ở New Zealand và Australia, Quản lý du
khách, Tuyên truyền quảng bá và Tiếp thị” của Michael C. Hall và Simon McArthur
(năm 1993), “Đa dạng sinh học rừng nhiệt đới và Công ước di sản Thế Giới” của
Jeffrey, Sayer, Ishwaran, Natarajan, Thorsell, James và TodSagaty (năm 2000), cuốn
sách: “Du lịch bền vững trong những khu vực được bảo vệ” của Tiến sỹ Paul Eagles
(năm 2002) thuộc Ủy ban thế giới về những khu vực được bảo vệ với sự đóng góp
của nhiều chuyên gia quốc tế, công trình “World cultural and natural heritage sites:
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” (2002) của Luo Zhewen đã giới thiệu các
danh thắng ở Trung Quốc đã được công nhận là những di sản văn hoá Thế giới,...
Ngành du lịch trên thế giới được ra đời cùng với sự phát triển của các ngành
công nghiệp, thương mại và những sinh hoạt tôn giáo. Nhưng những công trình khoa
học nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch như tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch
và tổ chức lãnh thổ du lịch mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX và ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học cùng với xu hướng quy hoạch phát triển