Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác giá trị nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phát triển du lịch ở thành phố hội an.
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1538

Khai thác giá trị nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phát triển du lịch ở thành phố hội an.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ƢỜ Ƣ

*****

t i

Á Á Ệ UẬ D Ễ

XƢỚ DÂ V Á Ể DU

Ở Ố Ộ

- à ẵng, 5/2014 -

SVTH: Nguyễn Anh Linh

Lớp 10CVNH, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

GVHD: ThS. Nguyễn Duy Phương

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

2

LỜI CẢ Ơ

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô

Nguyễn Duy Phương – giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

và động viên để em có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử đã tận

tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt 4 năm học qua. Dưới

sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô đã giúp chúng em có được một nền tảng kiến

thức và có được hành trang để vững bước trên con đường tương lai.

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến phòng Văn hóa Thông tin, phòng

Thương mại Du lịch, trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An, Nhà biểu diễn nghệ

thuật cổ truyền Hội An đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm kiếm, thu thập tài liệu

phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô và sự động viên hỏi tham của

gia đình, bạn bè cùng với những nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận

tốt nghiệp với đề tài “Khai thác giá trị nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phát

triển du lịch ở thành phố Hội An”. Tuy đã rất cố gắng nhưng do còn là một sinh

viên, khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài không thể tránh khỏi những sai

sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện

hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Anh Linh

3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ẦU....................................................................................................6

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................7

3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................9

4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................9

4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................10

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................10

5.1. Nguồn tư liệu..................................................................................................10

5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................10

6. Đóng góp của đề tài...........................................................................................11

7. Bố cục của đề tài ...............................................................................................11

PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................................12

ƢƠ 1: Ơ Ở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................12

1.1. Nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam .....................................................12

1.1.1. Quan niệm về diễn xướng ............................................................................12

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển................................................................14

1.1.3. Phân loại nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam....................................16

1.2. Nghệ thuật diễn xướng dân gian ở Hội An......................................................16

1.2.1. Các thể loại diễn xướng dân gian gắn với tín ngưỡng, lễ hội truyền thống ...17

1.2.2. Các thể loại diễn xướng dân gian gắn với hoạt động vui chơi giải trí ...........24

1.3. Việc khai thác nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phục vụ du lịch trên thế giới

và Việt Nam ..........................................................................................................32

1.3.1. Một số nước trên thế giới.............................................................................32

1.3.2. Một số địa phương trong nước .....................................................................36

ƢƠ 2: ỰC TR NG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT DIỄ XƢỚNG

DÂN GIAN VÀO PHÁT TRIỂN DU L CH Ở THÀNH PHỐ HỘI AN...........42

2.1. Vài nét về du lịch Hội An ...............................................................................42

2.2. Cơ sở để khai thác nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phát triển du lịch ở Hội

An .........................................................................................................................44

4

2.2.1. Dựa vào sự đa dạng, đặc sắc của các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian

..............................................................................................................................44

2.2.2. Dựa vào nhu cầu tìm hiểu, cảm thụ giá trị của các loại hình nghệ thuật truyền

thống ở du khách ...................................................................................................47

2.2.3. Dựa vào chủ trương bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Quốc gia và

địa phương ............................................................................................................47

2.3. Thực trạng hoạt động khai thác nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển

du lịch ở Hội An....................................................................................................49

2.3.1. Các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian được khai thác trong hoạt động

du lịch ...................................................................................................................49

2.3.2. Số lượng, thành phần khách .........................................................................51

2.3.3. Thời gian và nguồn nhân lực phục vụ ..........................................................53

2.3.4. Một số chương trình tiêu biểu ......................................................................55

2.3.5. Địa điểm diễn ra hoạt động biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian ở Hội

An .........................................................................................................................58

2.3.5.1. Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền Hội An...............................................58

2.3.5.2. Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An .............................................................59

2.3.6. Các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống..................................................60

2.3.7. Hoạt động quảng cáo, tuyên truyền..............................................................62

2.3.8. Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác nghệ thuật diễn xướng dân gian vào

phát triển du lịch ở Hội An ....................................................................................64

2.4. Ý nghĩa của việc đưa nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phát triển du lịch ở

Hội An ..................................................................................................................66

2.4.1. Tạo thêm sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương .....................................66

2.4.2. Tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích không chỉ cho người dân địa phương mà

cho cả du khách.....................................................................................................67

2.4.3. Thúc đẩy cho các hoạt động bảo tồn và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân

gian .......................................................................................................................68

2.4.4. Tăng thu nhập cho người dân địa phương, các đoàn ca múa nhạc dân gian ..69

ƢƠ 3: ỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGHỆ

THUẬT DIỄ XƢỚNG DÂN GIAN VÀO PHÁT TRIỂN DU L CH Ở HỘI

AN ........................................................................................................................71

5

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...................................................................................71

3.2. Giải pháp về tăng cường các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các

loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian gắn với du lịch ......................................73

3.3. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư, xây mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật

phục vụ biểu diễn ..................................................................................................75

3.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ..............................................................76

3.5. Giải pháp về kết hợp với các doanh nghiệp du lịch nhằm đưa nghệ thuật diễn

xướng dân gian vào các tour tuyến du lịch.............................................................78

3.6. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá ...............................................................80

PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................84

PHỤ LỤC ............................................................................................................89

6

PHẦN MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở bất cứ một làng quê Việt Nam nào cũng có đôi ba làn điệu dân ca, điệu lý,

lời ru, hò, vè... mang dáng dấp và phong cách của nghệ thuật diễn xướng dân gian.

Những thể loại nghệ thuật diễn xướng này là một nhu cầu không thể thiếu đối với

những người lao động. Bởi vậy, trong quá trình phát triển cư dân Việt đã sáng tạo

nên rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm

sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục con cháu

truyền thống của ông cha, đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong

tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong

hiện tại và tương lai…

Nghệ thuật diễn xướng dân gian chính là khúc hát tâm tình của người dân quê

Việt Nam được lưu truyền qua bao năm tháng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những

ngày thơ bé qua lời ru êm đềm của bà của mẹ. Nó rực rỡ, thơm ngát như bông sen

trong đầm, gần gũi, quen thuộc như luỹ tre bao bọc xóm làng, như cánh cò bay lả

trên ruộng đồng. Các loại nghệ thuật diễn xướng dân gian đó đã đi vào tâm thức

mỗi người dân Việt từ thuở ấu thơ qua lời ru của bà của mẹ, giúp ta cảm nhận sâu

sắc về vẻ đẹp bình yên nơi thôn quê, nỗi nhọc nhằn cũng như vẻ đẹp khoẻ khoắn

của người lao động, tình cảm gia đình thắm thiết, nghĩa vợ chồng tao khang của

những con người quê chân chất, mộc mạc, những nét sinh hoạt cộng đồng gần gũi

và thân thương.

Ngày nay, tại Việt Nam còn lưu giữ một kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân

gian độc đáo và vô cùng đặc sắc với rất nhiều làn điệu dân ca. Mỗi địa phương,

vùng miền lại có những hình thức diễn xướng dân gian khác nhau, làm phong phú

thêm cho kho tàng âm nhạc, dân ca cổ truyền của đất nước.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hội An - dải lụa đào xinh đẹp của mảnh

đất Quảng Nam địa linh nhân kiệt, với sự bảo tồn gần như nguyên vẹn những

đường lối kiến trúc và nếp sống đô thị cổ xưa không chỉ tái hiện, mà đã trở thành

một biểu tượng của quá khứ vẫn đang song hành cùng hiện tại. Không chỉ vậy, Hội

An còn là nơi lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo

như: các điệu hò khoan, hát bả trạo, biểu diễn du hồ, múa Thiên cẩu, nghệ thuật

tuồng, nghệ thuật bài chòi,… góp phần không nhỏ cho việc bảo tồn các loại hình

7

nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng.

Cũng chính bản thân của các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đó đã trở

thành một tài nguyên du lịch hấp dẫn cho đô thị cổ Hội An, được nhiều du khách

trong và ngoài nước ghé thăm, thưởng thức.

Mặc dù mang trong mình nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc

sắc nhưng Hội An vẫn chưa khai thác hết tiềm năng mà nó mang lại, các hoạt động

diễn xướng phục vụ cho du lịch chỉ mới dừng lại ở một số cơ sở, câu lạc bộ, tổ chức

chỉ mới mang tính tự phát. Với mong muốn tìm ra một hướng đi mới cho công cuộc

bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian gắn với du lịch

tại Hội An, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Khai thác giá trị nghệ thuật diễn xướng

dân gian vào phát triển du lịch ở thành phố Hội An” làm khóa luận tốt nghiệp của

mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghệ thuật diễn xướng dân gian là một loại hình của văn hóa phi vật thể, giá

trị văn hóa của nó được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang

tính tập thể, vì vậy nó mang tính dân gian đặc thù. Nghệ thuật diễn xướng dân gian

có thể được xem là một bộ phận của âm nhạc truyền thống và có thể được gọi với

nhiều tên khác nhau như: nghệ thuật trình diễn dân gian, nghệ thuật truyền thống,

âm nhạc cổ truyền, văn nghệ dân gian,… nhưng cho đến nay chưa có nhà nghiên

cứu nào đưa ra được sự phân biệt rõ ràng giữa các tên gọi này. Tùy từng tác giả, nhà

nghiên cứu mà có cách gọi, cách phân loại nghệ thuật diễn xướng dân gian khác

nhau. Nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam đã được các tác giả nghiên cứu từ

khá sớm trong các sách, báo, tạp chí, các công trình, hội thảo khoa học,...

Dưới đây, xin nêu ra một số công trình nghiên cứu về nghệ thuật diễn xướng

dân gian nói chung và nghệ thuật diễn xướng dân gian ở Hội An nói riêng đã được

thực hiện:

GS.TS Trần Văn Khê – chuyên gia hàng đầu về âm nhạc truyền thống Việt

Nam với tác phẩm “Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam”, Nxb Trẻ

2005, đã trình bày rất thuyết phục về lịch sử hình thành, sức sống mãnh liệt và các

giá trị đặc sắc của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Cũng tập trung đi sâu nghiên

cứu, tìm hiểu về các giá trị của nghệ thuật truyền thống, tác giả Tuấn Giang với tác

phẩm “Giá trị nghệ thuật của diễn xướng dân gian Việt Nam”, Nxb VHTT 2006,

8

cũng đã phác họa được những nét riêng, nét độc đáo và giá trị nghệ thuật của các

loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian Việt Nam.

Tác giả Tô Ngọc Thanh trong tác phẩm “Trình diễn sân khấu dân gian Việt

Nam” (2007), Nxb Khoa học Xã hội, đặt vấn đề sử dụng thuật ngữ trình diễn thay

cho thuật ngữ diễn xướng bởi theo ông Thuật ngữ diễn xướng dễ dẫn đến liên tưởng

về các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, múa, sân khấu, trong đó bao gồm các yếu

tố diễn xuất và ca xướng, tức là các nghệ thuật biểu diễn. Để có một hàm nghĩa rộng

hơn, thuật ngữ trình diễn tỏ ra thích hợp, theo đó, diễn xướng là một dạng của trình

diễn.

TS Trần Hoàng Tiến trong bài viết “Diễn xướng dân ca – phương thức trao

truyền dân gian trong bối cảnh hiện nay” đăng trên website trường Đại học Sư

phạm Nghệ thuật Trung Ương, bài viết xác định rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của

diễn xướng trong sinh hoạt hát dân gian, nhằm giữ gìn, phát huy vẻ đẹp đầy mỹ cảm

do cha ông sáng tạo nên. Đồng thời đặt vấn đề diễn xướng như một phương pháp

dạy dân ca trong trường tiểu học, trung học cơ sở.

Tác giả Khánh Ly trong bài viết “Nghệ thuật truyền thống loay hoay “làm”du

lịch” đăng trên báo Gia đình ngày 16/9/2013 đã bày tỏ những trăn trở về thực trạng

đáng buồn của các loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay. Tác giả cũng đã đưa

ra những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị của nghệ thuật truyền

thống vào phát triển du lịch ở nước ta.

Nghệ thuật diễn xướng dân gian Quảng Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu

với nhiều công trình tiêu biểu như nhóm tác giả Võ Văn Hòe, Hoàng Hương Việt,

Bùi Văn Tiếng với tác phẩm “Tổng tập văn hóa, văn nghệ dân gian đất Quảng”

(2001), Nxb Đà Nẵng; tác phẩm“Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng”

(2008) của tác giả Võ Văn Hòe, Nxb Đà Nẵng đã khảo tả chi tiết về quá trình hình

thành, phát triển, thể loại và đặc điểm của các loại hình nghệ thuật diễn xướng của

đất Quảng. Tác phẩm “Tìm hiểu con người xứ Quảng” (2004) do Nguyên Ngọc chủ

biên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam xuất bản, đã phản ảnh những nét cơ bản

về con người Quảng Nam trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, văn nghệ qua

nhiều thế hệ.

Phố cổ Hội An, cái tên dường như đã quá quen thuộc đối với không chỉ du

khách trong và ngoài nước mà còn là một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn đối với các

9

học giả, các nhà khoa học, đặc biệt là mảng đề tài về văn hóa – văn nghệ dân gian

Hội An, với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như “Di sản văn hóa văn nghệ dân

gian Hội An” (2005) của tác giả Trần Văn An; tác phẩm “Văn hóa phi vật thể ở Hội

An” (2005) do Bùi Quang Thắng chủ biên, Nxb Thế giới; tác phẩm “Di sản văn

hóa Hội An – nhìn lại một chặng đường” (2009) do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di

tích Hội An phát hành.

Mặc dù tiềm năng là rất lớn nhưng đối với vấn đề đưa nghệ thuật diễn xướng

dân gian vào phát triển du lịch ở Hội An hầu như chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách cụ thể, bài bản. Mới chỉ xuất hiện một vài bài báo giới thiệu

đôi nét về việc khai thác nghệ thuật diễn xướng dân gian vào phát triển du lịch như

tác giả Lê Hiền với bài báo “Hội An - Bảo tồn nghệ thuật cổ truyền gắn kết với du

lịch”, đăng trên Bản tin Diễn đàn Nhân dân Quảng Nam – số 28 (2013). Tuy vậy,

những tài liệu trên đây chính là cơ sở, là nền tảng để tôi học tập, tham khảo hoàn

thành tốt công trình nghiên cứu của mình.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về thực trạng chung của ngành du lịch Hội An hiện nay, thông qua

đó đánh giá được khả năng khai thác các giá trị của nghệ thuật diễn xướng dân gian

vào phát triển du lịch. Để làm được điều này, trước hết cần tìm hiểu về quá trình

hình thành, sự đa dạng, phong phú và các giá trị của nghệ thuật diễn xướng dân gian

ở Hội An.

Khái quát thực trạng của việc khai thác nghệ thuật diễn xướng dân gian vào

phát triển du lịch ở Hội An hiện nay. Từ đó, thấy được những thuận lợi, khó khăn

để có những giải pháp phù hợp, vừa bảo tồn, vừa khai thác tốt các các giá trị của

nghệ thuật diễn xướng dân gian.

4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. ối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là nghệ thuật diễn xướng dân gian ở

Hội An, thông qua một số loại hình tiêu biểu như: nghệ thuật tuồng, nghệ thuật bài

chòi, hát sắc bùa, múa Thiên cẩu, hát bả trạo, biểu diễn du hồ,… và loại hình nào có

thể khai thác vào phát triển du lịch. Đồng thời, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát

huy các giá trị của nghệ thuật diễn xướng dân gian gắn với phát triển du lịch ở Hội

An.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!