Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác giá trị nghệ thuật của nhã nhạc cung đình huế gắn với các hoạt động du lịch.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****
Đề tài:
KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ GẮN VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
- Đà Nẵng, 5/2014 -
SVTH: Hoàng Thị Bình
Lớp 10CVNH, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS. Trần Thị Mai An
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến cô Trần Thị Mai An – người đã tận tình hướng
dẫn, động viên và giúp đỡ em về kiến thức, phương pháp
nghiên cứu để em có thể hoàn thành được khóa luận này.
Em cũng xin trận trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa
Lịch Sử trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã
cung cấp một khối lượng kiến thức phong phú và hướng dẫn
phương pháp nghiên cứu hiệu quả cho em trong 4 năm học
vừa qua.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tích Cố Đô Huế, nhà hát cổ Duyệt
Thị Đường cùng các đơn vị biểu diễn Nhã nhạc cung đình
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm kiếm, thu thập
tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
này.
Được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè cùng với những
nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
với đề tài “Khai thác giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc
cung đình Huế gắn với các hoạt động du lịch”. Tuy đã rất
cố gắng nhưng do khả năng nghiên cứu hạn chế nên chắc
chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô để khóa luận có thể
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 7
7. Bố cục............................................................................................................ 7
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC THỪA
THIÊN HUẾ VÀ ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ....................................... 8
1.1. Tổng quan về âm nhạc truyền thống Huế .................................................. 8
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 8
1.1.2. Phân loại âm nhạc truyền thống Huế .................................................... 10
1.1.3. Nét đặc sắc trong âm nhạc truyền thống Huế ....................................... 12
1.2. Nghệ thuật âm nhạc cung đình Huế......................................................... 14
1.2.1. Bối cảnh ra đời và phát triển................................................................. 14
1.2.2. Các thể loại âm nhạc cung đình Huế .................................................... 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT NHÃ
NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ GẮN VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH... 22
2.1. Khái quát về du lịch Thừa Thiên – Huế................................................... 22
2.2. Kinh nghiệm đưa nghệ thuật truyền thống vào việc phục vụ du lịch ở
nước ta và trên thế giới.................................................................................... 25
2.3. Giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc cung đình Huế ...................................... 32
2.4. Thực trạng công tác khai thác giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc cung đình
Huế vào việc phục vụ các hoạt động du lịch hiện nay.................................... 37
2.4.1. Số lượng, thành phần khách.................................................................. 39
2.4.2. Thời gian, địa điểm phục vụ ................................................................. 40
2.4.3. Doanh thu, đơn vị phục vụ.................................................................... 43
2.4.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác phục vụ du khách ..................... 45
2.5. Các địa chỉ thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế .................................. 48
2.5.1. Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường trong Hoàng Thành Huế........................ 48
2.5.2. Nhà hát cổ Minh Khiêm Đường............................................................ 50
2.4.2. Câu lạc bộ Phú Xuân............................................................................. 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, KHAI THÁC CÓ
HIỆU QUẢ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH
HUẾ GẮN VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH........................................ 52
3.1. Quan điểm, phương hướng chỉ đạo củaTrung tâm Bảo tồn di tích Cố đô
Huế. ................................................................................................................. 52
3.2. Một số giải pháp....................................................................................... 54
3.2.1. Giải pháp về bảo tồn ............................................................................. 54
3.2.2. Giải pháp về nguồn vốn và nhân lực..................................................... 55
3.2.3. Giải pháp hợp tác với các tổ chức về văn hóa trong nước và thế giới.. 57
3.2.4. giải pháp về quảng bá, tuyên truyền ..................................................... 57
3.2.5. Giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm..................................... 59
3.2.6. Giải pháp hợp tác với các công ty du lịch, các nhà hàng, khách sạn
trong việc đưa du khách đến gần hơn với Nhã nhạc....................................... 60
3.2.7. Giải pháp về dàn dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc................ 61
KẾT LUẬN.................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC ẢNH
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống của con người
cũng được nâng cao. Du lịch vì thế mà trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc
sống của mỗi người.
Hiện nay sản phẩm du lịch không chỉ đơn thuần là những thắng cảnh
đẹp, những khu vui chơi giải trí hấp dẫn mà đó còn là các giá trị văn hóa nghệ
thuật. Khai thác các giá trị văn hóa đó để phục vụ vào du lịch là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc.
Đất nước ta với bề dày lịch sử ngàn năm đã xây dựng nên các giá trị văn
hóa đặc sắc, mà âm nhạc chính là một trong những tài sản vô cùng quý báu
đó. Âm nhạc Việt Nam có truyền thống khá lâu đời, ngay từ thời cổ cư dân
Việt Nam đã rất say mê âm nhạc, đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống sinh hoạt sản xuất. Trải qua quá trình lâu dài, ngày
nay Việt Nam còn lưu giữ một kho tàng thể loại ca nhạc cổ truyền độc đáo và
vô cùng đặc sắc, Nhã nhã cung đình Huế là một trong những thể loại đặc sắc
đó.Trải qua bao biến thiên, thăng trầm nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Huế
ngày càng được coi trọng và tôn vinh, đây được xem là loại hình nghệ thuật
truyền thống kết nối một cách tài tình giữa các giá trị văn hóa nghệ thuật
truyền thống với đời sống đương đại.
Trong thời đại ngày nay khi mà du lịch đã trở thành cầu nối về tinh thần,
kết nối tâm hồn, mong muốn được khám phá, tìm hiểu các giá trị văn hóa độc
đáo của mỗi vùng đất, mỗi địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch thì âm
nhạc truyền thống trở thành địa chỉ gắn kết giữa du khách và điểm đến. Trong
những năm gần đây Nhã nhạc cung đình Huế đã trở thành một thương hiệu
văn hóa gắn bó chặt chẽ với các hoạt động du lịch, được xem như là một sản
phẩm du lịch đặc biệt của Huế. Góp phần vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc ở kinh đô xưa.
2
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc
vào việc phục vụ du lịch đã được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm điển
hình như: Trung quốc với Kinh kịch,Nô của Nhật Bản… Hay gần với đất
nước ta thì có Thái Lan, Lào…Ở Việt Nam việc kết hợp loại hình âm nhạc cổ
truyền vào du lịch cũng đã được thực hiện, điều đó góp phần mang lại nét mới
lạ nhiều màu sắc trong hành trình du lịch của du khách.
Huế là thành phố du lịch nổi tiếng của nước ta với nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp, cùng với đó là các giá trị văn hóa có bề dày lịch sử lâu đời. Điều đó
đã mang lại cho thành phố Huế nét đặc trưng rất riêng hằng năm thu hút số
lượng đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu. Việc đưa Nhã nhạc Huế
vào các hoạt động du lịch góp phần lưu giữ và bảo tồn giá trị của nó, đồng
thời còn giới thiệu một cách rộng rãi văn hóa Huế đến với du khách.
Với mong muốn tìm hiểu về nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Huế, cũng
như nhận thấy tầm quan trọng của nó đối với đời sống tinh thần và hoạt động
du lịch của thành phố Huế, tôi đã quyết định chọn đề tài “Khai thác giá trị
nghệ thuật của Nhã nhạc cung đình Huế gắn với các hoạt động du lịch”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính vì thời gian ra đời và phát triển khá sớm vì vậy nghệ thuật âm
nhạc truyền thống của nước ta nói chung và Nhã nhạc cung đình Huế nói
riêng được các học giả nghiên cứu từ lâu, đây cũng là đề tài được sự quan tâm
đông đảo của rất nhiều học giả cũng như báo chí.
Năm 1962, được sự tài trợ của Viện bảo tàng quốc gia nghệ thuật Á
Đông, luận án tiến sĩ của Trần Văn Khê, chuyên gia hàng đầu về âm nhạc
truyền thống Việt Nam đã được nhà xuất bản PUF (Paris) cho phát hành. Lần
đầu tiên hơn 100 trang nghiên cứu nhạc học bằng tiếng Pháp được dành cho
Nhã nhạc cung đình Huế. Sau khi tác phẩm này được công bố, trong những
thập niên 1960-1990, Trần Văn Khê đã được nhiều nhà xuất bản các bộ bách
khoa thư Âu, Mỹ mời viết về nhạc Việt Nam và nhạc châu Á. Thành công này
đã đưa nghệ thuật Nhã nhạc cung đình Huế đến gần hơn với bạn bè các nước
3
trên thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam đến với bạn
bè quốc tế.
Giáo sư Trần Văn Khê cũng có một bài viết trên trang web tranvankhe.vn
“Âm nhạc trong du lịch” đã đưa ra nhiều giải pháp, ý tưởng hay để có thể khai
thác, kết hợp âm nhạc truyền thống trong du lịch từ khi đón tại sân bay, nơi
lưu trú cho đến các địa điểm du lịch.
Cuối 2002 - đầu 2003 Nhà văn hóa Việt kiều Trịnh Bách vốn là một
nghệ sĩ đàn ghi ta tài hoa bậc thầy. Sau một thời gian say mê tìm hiểu và phục
chế thành công trang phục hoàng gia triều Nguyễn đã đến Huế bắt đầu tìm
hiểu Nhã nhạc cung đình Huế, làm việc nhiều ngày ( ghi âm, quay phim, chụp
ảnh, phỏng vấn ) với những nghệ sĩ cung đình lão thành nay đã trên dưới 90
tuổi : Lữ Hữu Thi, Lữ Hữu Cử, Lê Văn Lương ... Kết quả là loạt bài Nhã nhạc
Việt Nam trong cung đình triều Nguyễn đăng trên tạp chí Xưa và Nay ( Hà
Nội ), các số 134 - 136 ( thánh 2 - 3 / 2003 ) chứa đựng nhiều thông tin nhạc
học sâu sắc, ngẫm nghĩ mới mẻ. Đặc biệt đáng chú ý là những dòng kết luận
của nhà văn hóa Việt kiều đầy tâm huyết : " Lâu nay người ta nhắc nhiều đến
các danh từ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Chúng ta cũng đã từng đề
nghị UNESCO đưa nhã nhạc triều Nguyễn vào danh sách Di sản văn hóa
nhân loại. Trong khi đó thì một di sản văn hóa sống như cụ Lữ Hữu thi ( sinh
năm 1909 ) cần phải được bảo tồn và khai thác để duy trì những tinh hoa văn
hóa dân tộc. Nhưng tiếc thay chỉ mới có người nước ngoài ( người Nhật bản )
quan tâm đến việc khai thác kiến thức ( và tài năng) của cụ, còn trong nước
thì mấy ai biết đến ( di sản văn hóa sống này ) ". [36].
Năm 2005 với nhiều năm kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực nghiên
cứu về âm nhạc truyền thống. GS.TS Trần Văn Khê đã cho xuất bản tác phẩm
“Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam”, cuốn sách đã trình bày về
lịch sử hình thành, sức sống mãnh liệt và những giá trị đặc sắc cùng sức hấp
dẫn của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Giáo sư đã bày tỏ niềm mong mỏi ,
khát khao nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam được giới thiệu, quãng