Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác giá trị của các lễ hội để phát triển du lịch tỉnh đắk lắk.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Ọ N N
Ọ SƢ P M
K OA LỊ SỬ
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP Ọ
Khai thác giá trị của các lễ hội để phát triển du lịch
tỉnh ắk Lắk
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Kim Oanh
Chuyên ngành : Cử nhân Lịch Sử
Ngƣời hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
à Nẵng, tháng 5/ 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – ThS. Nguyễn Mạnh
Hồng, người đã hết lòng tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để em hoàn thành Khóa
luận tốt nghiệp này. Đây là cơ hội để em được vận dụng những kiến thức đã
được học từ trường lớp đồng thời học tập và tìm hiểu thêm những điều mới lạ.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Lịch sử, trường Đại
học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng cùng đội ngũ cán bộ Sở Văn hóa – Thể thao và
Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện, quan tâm, hộ trỡ cho em.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè, người thân,
gia đình – những người đã luôn bên cạnh em, ủng hộ em suốt thời gian qua.
Đà Nẵng, ngày 17 tháng 5 năm 2013
Tác giả
Lê Thị Kim Oanh
3
MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhắc đến Đắk Lắk người ta nghĩ đến một miền đất bazan xa xôi, nơi đầy
nắng và gió; với những rẫy cà phê xanh bạt ngàn; những con dốc khúc khuỷu và
con người cần mẫn, chịu khó. Lên với Đắk Lắk một lần dễ khiến mê lòng mỗi
du khách. Để đến khi về dưới xuôi rồi vẫn còn nhung nhớ lắm...
Mảnh đất này không chỉ nhận được sự ưu ái của đất trời với những cảnh quan
trù phú, đây còn là nơi lưu giữ cả một kho tàng văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.
Những nét đẹp văn hóa ấy đã được gìn giữ từ bao đời, như một sự thách thức
với thời gian và sự thay đổi của thời đại. Và hàng năm lại được dịp phô bày vào
những ngày lễ hội. Đến Đắk Lắk vào ngày đầu xuân du khách sẽ bị thu hút vào
những hoạt động lễ hội của mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số. Hơn 44 dân tộc tạo
nên một bức tranh ngày xuân đầy màu sắc. Sẽ thật thiếu sót nếu nghiên cứu về
văn hóa nơi đây mà không nhắc đến các lễ hội. Bởi chính lễ hội là sự phản ánh
chân thật và rõ nét vẻ đẹp của văn hóa. Nơi mà con người nhìn thấy chính họ sau
những bon chen, toan tính của cuộc sống; nơi họ tìm về với những truyền thống
văn hóa, đạo lí tốt đẹp; nơi thể hiện khát vọng sống và tình yêu trọn vẹn,...
Tuy nhiên việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ
hội dân gian mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa có sự mở rộng hoạt động
của các lễ hội thành sản phẩm thu hút của ngành du lịch. Vẫn chưa có sự kết hợp
giữa các lễ hội với những tài nguyên du lịch khác để phát triển mạnh mẽ hoạt
động du lịch. Bên cạnh đó những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế và khoa học kĩ thuật, con người, mà đặc biệt là giới trẻ ít nhiều lãng quên
những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy bảo tồn và phát triển các lễ hội ở Đắk
Lắk và qua đó phát triển du lịch là vấn đề cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ mong
muốn tìm hiểu các lễ hội của Đắk Lắk và việc kết hợp lễ hội với phát triển du
lịch, kết hợp học tập với nghiên cứu, tôi chọn đề tài: “Khai thác giá trị của các
lễ hội để phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk”, làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp
của mình.
4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lễ hội các dân tộc Tây Nguyên nói chung, của Đắk Lắk nói riêng là đề tài
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà dân tộc học,
văn hóa học và những người kinh doanh du lịch,... Đã có nhiều tác phẩm, công
trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
Đề tài “Nghiên cứu sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng
của người Ê đê ở Đắk Lắk” do PGS.TS. Khổng Diễn làm chủ nhiệm (03/2012).
Đề tài đánh giá thực trạng và chỉ ra những tác động của nền kinh tế thị trường
đến các lễ hội tín ngưỡng của người Ê đê ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay. Đồng thời
đưa ra những giải pháp, khuyến nghị về cơ chế, chính sách phù hợp nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị của các lễ hội tín ngưỡng ở Đắk Lắk trong giai đoạn tới.
Qua đó đề tài nêu lên những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự mất đi của các lễ
hội. Đề tài đã cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách và góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn, đóng góp vào việc
phát triển khoa học, phục vụ cho công tác đào tạo nghiên cứu.
Tác phẩm "Văn hóa dân gian Tây Nguyên - một cách nhìn" (2002), của Linh
Nga Niê Kdăm, nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tác
giả đã có những nhận định, đánh giá, những dẫn chứng thuyết phục giúp người
đọc có thể hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn về con người, cuộc sống Tây Nguyên với
những phong tục, tập quán, với những trường ca, sử thi, những lễ hội truyền
thống, trò chơi dân gian, tục uống rượu cần,.... Tác giả còn cho thấy một cái nhìn
hiện thực nghiêm ngặt, sắc bén khi đưa ra những người thực, việc thực, những
sự kiện, những số liệu, những việc làm cụ thể, chính xác làm mất mát, mai một,
tàn lụi theo tháng ngày những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc Tây
Nguyên.
Tập sách “Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên” của GS.TS. Ngô Đức
Thịnh xuất bản năm 2007 nghiên cứu về các nền văn hóa Tây Nguyên, trí thức
bản địa, kiến trúc dân gian, ẩm thực, cồng chiêng, trang phục các tộc người, ký
5
họa dân tộc Êđê, nếp nhà cổ truyền và văn hóa dân gian MNông,... Tác giả đã di
sâu tìm hiểu về văn hóa các dân tộc thiểu số năm tỉnh Tây Nguyên, qua đó cũng
phác họa được bức tranh lễ hội đầy màu sắc. Tác giả không chỉ tái hiện được
không gian các hoạt động của các lễ hội mà còn đưa ra những nghiên cứu sâu
sắc về giá trị và ý nghĩa của chúng trong đời sống, đặc biệt là đời sống tâm linh
của cộng động các dân tộc ở cao nguyên này.
Sách ảnh “Lễ hội Tây Nguyên” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Phong xuất bản
năm 2008 là 1 tập sách ảnh nghệ thuật - dân tộc học. Là kho ảnh đồ sộ rất nhiều
ảnh về các mặt đời sống, sinh hoạt và lễ hội của người Tây Nguyên. Cuốn sách
đã lột tả cái không khí tưng bừng, cái sắc thái riêng biệt của mùa hội trên Tây
Nguyên. Tác phẩm đã gây tiếng vang trong giới điện ảnh và giới nghiên cứu văn
hóa Tây Nguyên.
Các công trình, tác phẩm kể trên đều là những công trình, tác phẩm có giá trị,
có sự đầu tư nghiên cứu về văn hóa, lễ hội của Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk
Lắk nói riêng. Đó là tư liệu quý phục vụ việc thực hiện đề tài. Tuy nhiên các tác
giả đều tập trung vào mảng văn hóa, vấn đề khai thác lễ hội để phát triển du lịch
không được đề cập đến, hoặc nếu có cũng chỉ mang tính giới thiệu chứ chưa đi
sâu và chưa đưa ra những nhận dịnh đánh giá cũng như chưa có những đề xuất
nhằm phát triển du lịch tỉnh thông qua lễ hội.
3. Mục đích nghiên cứu
Là người con của địa phương, việc tìm hiểu về đặc điểm và thực trạng hoạt
động của các lễ hội tại tỉnh Đắk Lắk, trước hết để tôi hiểu rõ hơn về các lễ hội
truyền thống văn hóa trên mảnh đất quê hương mình.
Đồng thời, với việc nghiên cứu tôi đưa ra các giải pháp nhằm: Nâng cao ý
thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn
hóa; đưa lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động du
lịch, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của tỉnh.
Khi nhắc đến lễ hội ở tỉnh Đắk Lắk người ta chỉ biết đến một số lễ hội mang
6
tầm quốc gia như Lễ hội cồng chiêng mà không biết đến những lễ hội khác của
tỉnh. Do đó, khóa luận hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng
rãi với du khách cũng như nhưng ai quan tâm đến mảnh đất này những giá trị
văn hóa mà các lễ hội tại tỉnh Đắk Lắk hiện đang lưu truyền.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu là một số lễ hội tiêu biểu có thể phát triển để phuc vụ
du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa
lí, lịch sử, kinh tế- xã hội, văn hóa, con người của tỉnh Đắk Lắk, qua đó hiểu
được tác động của nó đối với lễ hội ở đây. Nghiên cứu một số lễ hội văn hóa tiêu
biểu như: Lễ hội đâm trâu, lễ hội đua voi, lễ hội cồng chiêng, lễ hội cúng bến
nước, lễ hội bỏ mả, lễ hội cà phê,... thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở các mặt nội
dung, hình thức từ khi các lễ hội này ra đời và phát triển cho đến ngày nay.
Ngoài ra, đề tài tìm hiểu thực trạng thu hút khách du lịch tại các lễ hội và
phương thức khai thác các lễ hội này vào hoạt động du lịch tại địa phương.
Đồng thời đưa ra định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở tỉnh
Đắk Lắk.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu
Để thực hiện khóa luận này, tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:
Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa luận
tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản,...
Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế các lễ hội tiêu biểu
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những người cao
tuổi tại địa phương. Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự
thành công của đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
7
Phương pháp kế thừa tài liệu: Phương pháp này tìm hiểu địa bàn của các lễ
hội, thẩm nhận giá trị tài nguyên trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp
hợp lý và khả thi.
Phương pháp phân tích xu thế: Bản chất của phương pháp này là dựa vào quy
luật biến động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát triển trong tương lai.
Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích một cách có hệ thống các hoạt
động du lịch cụ thể để biết được thực trạng phát triển nhằm đề xuất ra những
giải pháp hữu hiệu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Sử dụng các kết quả của các chuyến
khảo sát thực địa, các cuộc điều tra, các cuộc phỏng vấn người dân địa phương,
khách du lịch cũng như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn, các nhà
nghiên cứu văn hóa các dân tộc, các chuyên gia trong công tác quy hoạch, phát
triển du lịch cộng đồng.
6. óng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Nghiên cứu lễ hội tại tỉnh Đắk Lắk góp phần xây dựng bức tranh tổng thể về
lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế- xã hội và du lịch của
tỉnh.
6.2. Về mặt thực tiễn
Giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội của tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, đưa ra
những đề xuất định hướng trong việc bảo tồn, giữ gìn và khai thác giá trị văn
hóa để phát triển du lịch.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì phần nội
dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lí luận về du lịch và lễ hội
Chương 2: Lễ hội ở tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Khai thác giá trị của các lễ hội để phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk