Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

“Kế toán NVL tại Công ty Cổ Phần Xi măng Tiên Sơn”
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi mới của cơ chế quản lý kinh
tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ tạo tiền đề
cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển đó là
thành công của nghành xây dựng cơ bản, mà trong đó phải kể đến sự đóng
góp không nhỏ của các công ty xi măng.
Trong cơ chế thị trường, với quy luật ngày càng cạnh tranh khắc nghiệt,
tồn tại và phát triển là một vấn đề mang tính sống còn của tất cả các doanh
nghiệp. Muốn thắng thế trong cạnh tranh và có một chỗ đứng vững chắc trên
thị trường thì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, có lợi nhuận và tích luỹ. Vì điều đó doanh nghiệp không những
phaỉ chú trọng tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà
còn phải tăng cường công tác quản lý giám sát chặt chẽ việc sử dụng vật tư,
tiền vốn, lao động.....
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không ngừng tiết
kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu chế độ
hạch toán kế toán.
Chính vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu luôn được coi là công tác
trọng tâm của kế toán. Vì nó cung cấp thông tin chính xác vì những chi phí bỏ
ra trong quá trình sản xuất đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng
hoàn thiện để nâng cao vai trò quản lý chi phí và giá thành, thực hiện tốt các
chức năng “là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý” của kế toán.
Nhận thức được vai trò kế toán nói chung, kế toán nguyên vật liệu
nói riêng trong doanh nghiệp sản xuất, Qua thời gian nghiên cứu lý luận và tìm
hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn để học hỏi kinh nghiệm thực
tế cũng như vận dụng những kiến thức đã học tôi xin chọn đề tài:
1
“Kế toán NVL tại Công ty Cổ Phần Xi măng Tiên Sơn” ngoài phần mở
đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm 3 phần chính:
Phần 1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xi măng Tiên Sơn
Phần 2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi
măng Tiên Sơn
Phần 3. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Xi
măng Tiên Sơn
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, tầm nhận thức còn mang nặng tính lý
thuyết chưa nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề khó có
thể tránh khỏi sai sót rất mong ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và
những người quan tâm đến đề tài để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
2
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG TIÊN SƠN HÀ TÂY
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thụât và tổ chức bộ máy hoạt động kinh
doanh tại Công ty Cổ phần xi măng Tiên Sơn có ảnh hưởng đến kế toán
nguyên vật liệu:
1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP xi măng Tiên Sơn ngày nay tiến thêm lên là Xí nghiệp vôi
đá Tiên Sơn và công trường khai thác Vĩnh Sơn sát nhập ngày 10/3/1996
mang tên là Xí nghiệp vôi đá Tiên Sơn dưới sự quản lý trực tiếp Công ty kiến
trúc Hà Sơn bình.
Năm 1978 được UBND tỉnh Hà Sơn Bình cho phép đầu tư xây dựng 2
lò xi măng dạng lò đứng có công xuất 1 vạn tấn / năm.
Năm 1978 - 1991 sản xuất cầm chừng khoảng 2 – 3 ngàn tấn /năm.
Tháng 6 năm 1995 nhà máy đi vào hoạt động với tổng số vốn do ngân
sách nhà nước cấp đâù tư xây dựng cơ bản là: 37.600.000.000đ.
Công ty xi măng Tiên Sơn là một doanh nghiệp nhà nước được quyết
định thành lập ngày 24/10/1995 theo quyết định số: 593 QĐ/UB của Sở xây
dựng tỉnh Hà tây.
Năm 2003 Công ty xi măng Tiên Sơn đầu tư xây dựng một dây truyền
sản xuất xi măng lò đứng có công xuất 120.000 tấn/ năm.
Năm 2005 thực hiện quyết định số: 1401/QĐ/UB ngày 10/12/2004 của
UBND tỉnh hà tây chuyển doanh nghiệp nhà nước: Công ty xi măng Tiên Sơn
hà tây thành Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà tây từ ngày 01/01/2005
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà tây
Địa điểm: Xã Hống quang - Ứng hoà – hà tây
3
Điện thoại số: 034.775.130 – 775136 fax: 034.775.259
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất xi măng PCB - 30 và vật liệu xây dựng.
Vốn điều lệ: 29.600.000.000đ
Là đơn vị hạch toán độc lập.
Quá trình xây dựng và trưởng thành của công ty đã không ngừng lớn
mạnh và phát triển vững chắc
Tốc độ tăng trưởng bình quân: 15 – 25%
Sản lượng xi măng tăng bình quân: 20 – 25%
Thu nộp ngân sách đầy đủ
Đời sống lao động tăng từ 10 – 20%
Hàng năm công ty được các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều danh
hiệu thi đua. Năm 2000 được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tặng thưởng huân chương lao động hạng ba. Năm 2003 được Chủ tịch
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao
động hạng hai. Đến nay công ty có đội ngũ hơn 500 cán bộ công nhân viên đã
vượt qua nhiều thử thách, đoàn kết nhất trí, xây dựng công ty ngày càng phát
triển.
1.2: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là một quá trình liên tục và
phức tạp, để đảm bảo cho các bộ phận, các quá trình sán xuất diễn ra được
liên tục, nhịp nhàng đồng nhất thì nhất thiết phải tổ chức quản lý điều hành,
phối kết hợp giữa các công đoạn đều hướng vào thực hiện một mục tiêu
chung đó là sản phẩm hoàn thành phải đảm bảo chất lượng, số lượng phải đáp
ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện nay phương pháp tổ chức quản lý của
công ty cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây quản lý theo cơ cấu trực tiếp, bộ
máy quản lý của công ty hiện có 32 cán bộ, công nhân lao động trực tiếp có
500 lao động được bố trí phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh
doanh của công ty. Cơ cấu quản lý của công ty bao gồm:
4
* Ban Giám đốc công ty:
-Tổng Giám đốc:
Là người điều hành mọi hoạt động, tổ chức quản lý lãnh đạo cán bộ
công công nhân viên trong toàn công ty. Định hướng ra kế hoạch hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty.
Tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên phát huy năng lực công tác
sáng tạo, tham gia quản lý công ty.
Thường xuyên tổ chức chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các phòng ban chức
năng nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã được đề ra.
Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm trong công tác phát triển của công
ty để tăng cường công tác quản lý.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật:
Là người chịu trách nhiệm tham gia cho giám đốc, thay mặt giám đốc
phụ trách và giải quyết những công việcliên quan đến sản xuất, kỹ thụât được
giám đốc uỷ quyền.
Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm của công ty đồng thời phụ trách thực
hiện kế hoạch, kỹ thuật vật tư đưa vào sản xuất. Giám sát quy trình kỹ thuật
của dây truyền công nghệ sản xuất đúng theo tiêu chuẩn đã được quy định.
Kiểm tra, đôn đốc các phân xưởng thực hiện và hoàn thiện các nhiệm
vụ được giao.
- Phó giám đốc phụ trách về tài chính và tiêu thụ sản phẩm:
Là người chịu trách nhiệm về tài chính, bố trí và tổ chức lao động trong
công ty đồng thời chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm, thay mặt giám đốc giải
quyết các công việc liên quan đến tài chính và tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính và chịu trách nhiệm về chỉ đạo mua
nguyên vật liệu đầu vào để đưa vào sản xuất, bố trí lao động trong công ty.
5