Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC - Vài nét về văn hóa Chàm pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VI. Vài nét về văn hóa Chàm
Đi từ Đà Nẵng đến Phan Thiết, không thể không quan tâm đến rất nhiều di tích
của một quốc gia và một nền vãn hóa xưa kia đã tồn tại ở vùng này: quốc gia
Champa (Chiêm Thành) và văn hóa Chàm (cũng đọc là Chăm). Người Chàm sinh
sống ở đây từ trước công nguyên, thuộc tộc Mã Lai - Đa Đảo (Malayô - Pôlynêdi)
và thiết lập ở vùng ven biển Nam Trung Bộ những cộng đồng bộ lạc có nền văn
minh khá rực rỡ (văn hóa Sa Huỳnh như các nhà khảo cổ gọi). Trên địa bàn này có
hai bộ lạc Chàm: bộ lạc cư trú trên vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và
Bình Thuận và bộ lạc Dừa cư trú trên vùng đất Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình
Định. Từ thế kỷ X, hai bộ lạc này thống nhất thành một quốc gia: Vương Quốc
Champa. Vùng đất Quảng Nam được coi là trung tâm của vương quốc ấy, ở đây có
những kinh đô của nó: Đồng Dương, Trà Kiệu (kinh đô hành chính) và Sơn Mỹ
(kinh đô tôn giáo). Quảng Nam là nơi có nhiều vết tích của quốc gia Champa.
Thời nhà Hán chiếm Giao Chỉ, người Việt và người Chàm đã có những lúc liên
kết với nhau chống lại sự xâm lược. Người Chàm tranh đoạt được độc lập trước
rồi đến thế kỷ X, hai quốc gia Đại Việt và Champa trong mấy trăm năm khi thì
hòa hiếu khi thì xung đột nhau, trong nhiều thế kỷ liền và cuối cùng Champa bị
Đại Việt chinh phục.
Quảng Nam xưa là đất của Chiêm Thành cổ, lại là nơi trung tâm của quốc gia này.
Còn giữ lại những di tích lớn của nền văn minh Chàm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn và Đồng
Dương. Nhưng trước khi lên đường đi thực địa hãy ghé thăm Viện bảo tàng nghệ
thuật Chàm ngay trong thành phố Đà Nẵng để có thêm những ý niệm về nghệ
thuật Chàm, và cũng để thưởng thức những hiện vật không thể tìm thấy được ở
đâu khác.
Viện bảo tàng độc đáo này thành lập năm 1936 (xây dựng từ 1915) những hiện vật
trưng bày ở đây tìm thấy từ cuối thế kỷ XIX trên các vùng đất cổ của Chiêm
Thành (từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đến vùng cực nam Trung