Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
IX. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
Chúng ta bắt đầu chuyến đi với Thăng Long - Hà Nội nay kết thúc ở Sài Gòn -
Thành phố Hồ Chí Minh. So với Hà Nội - Thăng Long, thì Sài Gòn còn rất “trẻ”,
nhưng còn già hơn New York hay Washington. Từ cuối thế kỷ XVII đồng bào ta
từ miền bắc, miền Trung đã vào đất khai phá mảnh đất còn hoang vu này, chưởng
cơ Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào lập thành dinh Phiên Trấn, phủ
Gia Định (1698) khi cư dân đã đông đúc là đường sông thuận tiện, sông Sài Gòn -
mang nhiều tên khác nhau, tùy khúc: cho đến rạch cầu ông Lãnh gọi là sông Bến
Nghé, từ Nhà Bè đến Ngã Bảy là sông Lòng Tàu, từ Ngã Bảy đến Cần Giờ là sông
Ngã Bảy - nối liền với biển, ngày nay tàu trên 10.000 tấn có thể vào được. Thời
Trịnh Hoài Đức đã thấy:
“Tàu buôn và những ghe thuyền lớn nhỏ nước ta và các nước liên tiếp đến đậu,
trông thấy những trụ cột buồm liền nhau như một đô hội”.
(Gia Định thành thông chí)
Người Hoa, đình thần nhà Minh bị quân Mãn Thanh xua đuổi được chúa Nguyễn
cho phép cư trú ở Cù Lao Phố (Biên Hòa ngày nay), sau 1777 dời về Bến Nghé
tức Sài Gòn. Thành phố này qua mấy trăm năm đã mang nhiều tên: Tân Bình,
Bình Dương, Chợ Lớn, Sài Gòn, Bến Nghé, Gia Định, Phiên An, từ 1856 chính
thức gọi Sài Gòn, và ngày 2 - 7 - 1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ nhất đã đổi là Thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số năm 1900 là 17.000; đến năm 1945 đã gần nửa triệu. Đặc biệt trong chiến
tranh, vì chính sách hủy diệt nông thôn và lập vành đai trắng của Mỹ, nhân dân
nhiều vùng đã ùn ùn về thành phố, làm cho năm 1975 dân số lên đến 4 triệu, trong
đó có đến hơn 70 vạn người Hoa, tập trung ở Chợ Lớn. Cũng phải nói, Sài Gòn
trong 21 năm đã tiếp nhận 80% toàn bộ viện trợ Mỹ cho miền Nam, nên đã xây
dựng thành đô thị lớn nhất nước ta.
Vào đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã mô tả: “Phố chính hai bên đường quan lộ,
chạy thẳng suốt qua ba phố ra bến sông. ở giữa có một phố nằm ngang và ở cuối
có một phố dọc ăn thông với nhau, hình chữ điền. Nhà cửa liền mái sát vách. Phố
dài gần ba dặm, bán các thứ gấm vóc, đồ sứ, giấy bút, hạt châu, sách vở, thuốc
men, chè miến và các hóa vật ở miền Nam, miền Bắc; trong sông ngoài biển
không thiếu thứ gì.
Những buổi hôm mai đẹp trời cùng những ngày tam nguyên, dân chúng treo đèn
trần thiết, đua khéo thi lạ, trông như cây lụa cầu sao, hội tiên thành gấm. Chuông
trống om sòm, đàn sáo ríu rít, gái trai chen chúc, thật là một cái phố đông đúc và
náo nhiệt”.
Chiếm được Sài Gòn, thực dân Pháp bắt đầu xây dựng cảng năm 1860, làm nơi
xuất khẩu gạo, và sau này là cao su và nhập những hàng hóa công nghiệp từ Pháp
sang. Nhiều công trình của thời trước, đặc biệt những thành lũy của thời chúa
Nguyễn, thành Gia Định (1790), thời Minh Mạng đổi tên là Phiên An (1833), bị
phá năm 1835, sau khi triều đình Huế dẹp loạn Lê Văn Khôi; năm 1836 Minh
Mạng cho xây lại thành nhỏ hơn, bị quân Pháp chiếm phá. Chiến lũy Hoa Phong
xây đắp năm 1700 để chống quân Xiêm nay cũng không còn nữa, cũng như lũy
Bán Bích (1772). Nay còn dấu vết của đồn Chí Hòa do Nguyễn Chi Phương xây
dựng để chống Pháp (1860).
Thành phố có nhiều chùa, cái xưa nhất trên dưới 200 năm, của người Việt có, của
người Hoa có. Chùa Cây Mai, một thắng cảnh của đất Gia Định được sử sách ca
tụng cất từ 1816, trên đường Chợ Lớn - Phú Lâm, xưa khách đến đua thuyền hái
sen và các nhà văn đến ngâm vịnh, nay không còn. Còn một loạt chùa khác như
Giác Lâm (quận Tân Bình) lập 1744, chùa Giác Viên (quận 11) dựng 1803, chùa
bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn, đình Minh Hương Gia Thành xây 1789 trên đường Trần
Hưng Đạo.
***
Từ thời Pháp, công trình đầu tiên là bến Nhà Rồng, khởi công 1868 do
Messageries Maritime - Công ty vận tải đường biển - nơi Bác Hè năm 1911 lên tàu
ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1865 dựng cột cờ Thủ Ngữ treo cờ hiệu cho tàu bè