Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hợp tác Mỹ - Mê Công đầu thế kỷ 21
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 2 (89) Các vấn đề Quốc tế
6/2012 111 1 112 6/2012
HỢP TÁC MỸ - MÊ CÔNG ĐẦU THẾ KỶ 21
Ths. Trịnh Thị Hoa - Ths. Nguyễn Huy Dũng*
Tóm tắt
Sông Mê Công dài 4.800 km, là con sông lớn thứ 12 trên thế giới,
bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua các nước Mian-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Sự
đa dạng sinh học của sông Mê Công chỉ đứng thứ hai sau sông A-mazôn. Tài nguyên lưu vực con sông Mê Công nuôi dưỡng 70 triệu cư dân,
chỉ riêng nguồn cá đã đem lại hơn hai tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Trong những
thập kỷ qua, các cường quốc ngoài khu vực cũng như các định chế tài
chính quốc tế đã và đang tăng cường hợp tác trong khu vực này với
nhiều mục đích khác nhau và gần đây nhất là sáng kiến hợp tác của Mỹ
với các nước hạ nguồn Mê Công (LMI). Bài viết này tập trung tìm hiểu
những phát triển gần đây của khuôn khổ hợp tác mới này.
Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) và sự can dự của Mỹ
Sông Mê Công dài 4.800 km, là con sông lớn thứ 12 trên thế giới
bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua các nước Mian-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Tổng
* Trịnh Thị Hoa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Nguyễn Huy Dũng,
Trung tâm Phiên dịch Quốc gia, Bộ Ngoại giao.
diện tích toàn lưu vực là 795 km2
, với tổng lượng nước là 475 tỉ m3
. Diện
tích lưu vực của sông Mê Công chảy qua sáu nước: Trung Quốc chiếm
21%, Mi-an-ma 3%, Lào 25%, Thái Lan 23%, Cam-pu-chia 20% và Việt
Nam là 8%. Hạ lưu sông Mê Công được tính từ vùng “Tam giác vàng” là
vùng ranh giới giữa Thái Lan, Mi-an-ma và Lào chiếm tới 77% tổng diện
tích lưu vực. Châu thổ sông Mê Công là vùng ngập lụt tính từ hạ lưu
Kratie (Cam-pu-chia) có diện tích 49.520 km2
, trong đó diện tích châu
thổ thuộc Việt Nam là 39.000 km2
chiếm tới 79%. Lưu lượng Mê Công
tương đương với con sông Mít-xi-xi-pi (Mỹ), giàu phù sa, rất biến thiên
với hai mùa mưa nắng. Với diện tích lưu vực của từng quốc gia, thì tỉ lệ
lượng nước mà sông Mê Công đem lại được chia như sau: Trung Quốc
16%, Mi-an-ma 2%, Lào 35%, Thái Lan 18%, Cam-pu-chia 18%, Việt
Nam 11%. Sự đa dạng sinh học của sông Mê Công chỉ đứng thứ hai sau
sông A-ma-zôn. Tài nguyên lưu vực con sông Mê Công nuôi dưỡng 70
triệu cư dân, chỉ riêng nguồn cá đã đem lại hơn hai tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang làm gia tăng tính tùy thuộc giữa
các quốc gia, khu vực sông Mê Công cũng nằm trong bối cảnh chung đó.
Nơi đây đang là trọng tâm của các chương trình hợp tác xuyên quốc gia
hiện nay. Đặc biệt, với vị trí chiến lược của khu vực Mê Công, các nước
Mê Công cũng đang trở thành điểm đến của các nước lớn trên thế giới.
Năm 1992, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra sáng
kiến Chương trình hợp tác “Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng” (Greater
Mekong Sub-region, GMS). Chương trình Hợp tác GMS là chương trình
hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công, bao gồm Việt
Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma và tỉnh Vân Nam, tỉnh
Quảng Tây của Trung Quốc. Chương trình GMS ưu tiên phát triển cơ sở
hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại - đầu tư, phát triển
nguồn nhân lực và môi trường. Hạ tầng giao thông là lĩnh vực ưu tiên
, 6/2012: 111-124.