Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
78
Kích thước
675.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1523

Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ HẰNG

HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

CỦA ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG THỊ HẰNG

HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

CỦA ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính - Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. Nguyễn Đức Cường

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN.

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của chính tác giả, các tài

liệu, số liệu được đề cập trong luận văn là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm

trước pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường về lời cam đoan của mình.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.

Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sở GD&ĐT: Sở Giáo dục và Đào tạo

Phòng GD&ĐT: Phòng Giáo dục và Đào tạo

MỤC LỤC.

Trang bìa.

Trang phụ bìa.

Lời cam đoan.

Danh mục từ viết tắt.

Mục lục.

PHẦN MỞ ĐẦU:....................................................................................................... 1

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ......................................... 5

1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo

dục............................................................................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành .......................... 5

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực

giáo dục của địa phương. ..................................................................................... 8

1.2 Các nguyên tắc của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo

dục của địa phƣơng. ............................................................................................... 15

1.3. Vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo

dục của địa phƣơng. ............................................................................................... 17

1.3.1. Vị trí.......................................................................................................... 17

1.3.2. Vai trò ........................................................................................................ 17

1.4. Cơ sở pháp lý của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo

dục của địa phƣơng. ................................................................................................ 21

1.4.1. Cơ quan thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo

dục của địa phương. ............................................................................................ 21

1.4.2. Đối tượng, nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của

địa phương........................................................................................................... 22

1.4.3. Quy trình thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa

phương. ................................................................................................................ 24

1.4.4. Thực hiện kết luận và xử lý sau thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực

giáo dục của địa phương. .................................................................................... 32

Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 35

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN

NGÀNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƢƠNG VÀ GIẢI

PHÁP NÂNG CAO. ................................................................................................ 37

2.1. Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của

địa phƣơng. .............................................................................................................. 37

2.1.1. Thực trạng xác định đối tượng, phạm vi và nội dung thanh tra ............... 37

2.1.2. Thực trạng thực hiện nguyên tắc, thời hạn thanh tra................................ 39

2.1.3. Thực trạng thực hiện quy trình thanh tra. ................................................. 40

2.1.4. Thực trạng thực hiện kết luận và xử lý sau thanh tra................................ 41

2.2. Nhận xét chung về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo

dục của địa phƣơng. ................................................................................................ 42

2.2.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 42

2.2.2. Nguyên nhân đạt được những kết quả....................................................... 47

2.2.3. Những hạn chế, bất cập ............................................................................. 47

2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập................................................. 55

2.3. Giải pháp nâng cao hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo

dục của địa phƣơng ................................................................................................. 57

2.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật ....................................................... 57

2.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nhân sự ............................... 60

2.3.3. Nhóm giải pháp về quy trình, nghiệp vụ.................................................... 62

2.3.4. Nhóm giải pháp về cơ chế phối hợp .......................................................... 64

Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 65

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66

Tài liệu tham khảo.

1

PHẦN MỞ ĐẦU.

1. Lý do chọn đề tài.

Nền giáo dục nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng

khích lệ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chất lượng giáo

dục ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát

triển. Cùng với đó, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn tiếp diễn, tình trạng lạm

thu ở các bậc học đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, vấn đề quy hoạch, thành

lập, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng, liên kết đào tạo còn nhiều bất cập; quản

lý giáo dục còn nhiều lúng túng; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự hiệu quả.

Để phát huy những thành tựu đã đạt được, cũng như khắc phục có hiệu quả

những yếu kém, để đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu

của công cuộc đổi mới, tạo nển tảng đưa nước ta thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI định hướng: “Tiếp tục đổi

mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với

các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm tốt công tác xây

dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào

tạo. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất

lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công

tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào

tạo…” 1

Với định hướng trên, Thanh tra giáo dục đóng vai trò quan trọng, như một

kênh để đánh giá chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra giáo dục còn

gặp nhiều khó khăn như: bất cập, chồng chéo trong cơ chế quản lý giữa các ngành,

các cấp; các quy định của pháp luật chuyên ngành mâu thuẫn, chồng chéo; đối

tượng thanh tra đa dạng, phức tạp; phạm vi thanh tra rộng; tổ chức thanh tra chưa

phù hợp với trách nhiệm quản lý ngành… Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt

động thanh tra giáo dục góp phần vào đổi mới cơ chế quản lý giáo dục thì còn nhiều

vấn đề cần được nghiên cứu, mổ xẻ về mặt lý luận và thực tiễn. Với thực tiễn bản

thân đang công tác tại Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo, tác giả quyết định chọn đề

tài “Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của địa phương”

để làm đề tài luận văn cao học của mình.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị

quốc gia-Sự thật, Hà Nội, tr.217-218.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!