Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
803.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1290

Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Giao thông vận tải

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN NGỌC VINH

HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN NGỌC VINH

HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số chuyên ngành: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Quang

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Hoạt động thanh tra chuyên ngành của thanh tra Sở

giao thông vận tải” là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của bản

thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Pgs.Ts Nguyễn Văn Quang. Các số liệu nêu

trong luận văn là trung thực và chính xác./.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 08 năm 2016

Tác giả luận văn

Phan Ngọc Vinh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

VÀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI ................... 9

1.1. Khái quát chung về thanh tra, thanh tra chuyên ngành ở nƣớc ta............ 9

1.1.1.Thanh tra .......................................................................................................... 9

1.2. Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải ở nƣớc ta................................ 19

1.2.1. Khái niệm thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải .................................. 19

1.2.2. Vai trò của thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trong quản lý nhà

nước ........................................................................................................................... 20

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành

giao thông vận tải .................................................................................................... 24

1.3.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành giao

thông vận tải.............................................................................................................. 24

1.3.2. Tổ chức bộ máy thanh tra giao thông vận tải................................................. 25

1.3.3. Trình độ năng lực của thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra giao

thông vận tải.............................................................................................................. 25

1.3.4. Trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện chuyên môn

............................................................................................................................................ 27

1.3.5. Chính sách tiền lương và chế độ bồi dưỡng cho Thanh tra chuyên ngành .. 27

1.3.6. Công tác chuẩn bị, tổ chức và phối hợp thực hiện công việc trong hoạt động

thanh tra..................................................................................................................... 36

CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TRA

CHUYÊN NGÀNH CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI.......... 30

2.1. Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động thanh tra chuyên ngành của

thanh tra sở giao thông vận tải .............................................................................. 30

2.1.1. Bộ máy làm việc của thanh tra sở giao thông vận tải.................................... 30

2.1.2. Nội dung thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.................................... 32

2.1.3. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải ........................ 33

2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở giao

thông vận tải từ thực tiễn của một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long............ 51

2.2.1. Khái quát về hệ thống giao thông vận tải khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

............................................................................................................................................ 51

2.2.2. Khái quát về hoạt động của thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở giao

thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. .................................................. 53

2.3. Những kết quả đạt đƣợc trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của thanh tra

chuyên ngành của Sở giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 59

2.3.1. Về tổ chức bộ máy làm việc............................................................................. 59

2.3.2. Về trình độ nghiệp vụ của lực lượng thanh tra Sở giao thông vận tải........... 59

2.3.3. Về hoạt động Thanh tra................................................................................... 60

2.4. Những bất cập của pháp luật và thực tiễn tổ chức và hoạt động của thanh

tra chuyên ngành của Sở giao thông vận tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

............................................................................................................................................ 63

2.4.1. Những bất cập của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên

ngành Sở giao vận tải................................................................................................ 63

2.4.2. Những bất cập trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên

ngành Sở giao vận tải các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long .................................... 67

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI.......... 70

3.1. Định hƣớng cơ bản đối với hoạt động thanh tranh tra chuyên ngành giao

thông vận tải trong thời gian tới............................................................................ 70

3.2 Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên

ngành của Sở giao thông vận tải............................................................................ 73

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải............. 73

3.2.2. Sửa đổi bổ sung Nghị định của Chính phủ ..................................................... 73

3.2.3. Sửa đổi bổ sung Nghị định quy định quản lý chuyên ngành giao thông vận tải

.................................................................................................................................... 74

3.2.4. Xây dựng và tổ chức bộ máy, đội ngũ nhân sự của Thanh tra sở giao thông

vận tải ........................................................................................................................ 75

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành sản xuất vật chất, kinh tế - kỹ thuật

đặc biệt, tham gia trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện

chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt

là nhiệm vụ cao cả của Ngành. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Giao thông là mạch

máu của tổ chức, giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng, giao thông xấu thì các việc

đình trệ ”. Do đó, ngành GTVT luôn được Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển bởi

lẽ đây vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản trong sự nghiệp phát triển công

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trên thế giới hiện nay có năm loại hình GTVT

cơ bản đang hoạt động bao gồm: vận tải đường sắt; vận tải đường bộ; vận tải đường

thủy; vận tải hàng không; vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên

liệu, nguyên liệu rời). Việc luôn thấm nhuần phương châm “chất lượng và an toàn”

của ngành GTVT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,

bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước và mở rộng giao lưu quốc tế. Để thực

hiện được điều này, vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTVT cần được

đặc biệt chú trọng, trong đó không thể không kể đến hoạt động thanh tra chuyên

ngành GTVT. Cơ quan thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành GTVT nói

riêng thực hiện chức năng kiểm tra giám sát, nhằm phòng ngừa và phát hiện những

thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan

nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục và xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật trong ngành GTVT; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu

lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ở nước ta, tổ chức Thanh tra chuyên ngành GTVT được hình thành và hoạt

động đầu tiên theo (Nghị định số 80/CP ngày 05 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ

quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải. Theo

quy định của Nghị định này, cơ quan thanh tra trong lĩnh vực GTVT được tổ chức)

thành hệ thống Ban Thanh tra giao thông trực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước

chuyên ngành đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và Ban Thanh tra giao

thông trực thuộc các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) do Uỷ ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập theo hướng dẫn của Bộ

Giao thông vận tải và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thống nhất hướng dẫn về tổ

2

chức và biên chế Thanh tra giao thông các cấp.1 Ngay từ những ngày đầu đi vào

hoạt động, Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đã phát huy được chức năng

nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần đáng kể vào mục tiêu củng cố xây dựng,

và phát triển sự nghiệp ngành GTVT.

Qua 8 năm thi hành, Nghị định số 80/CP ngày 05 tháng 12 năm 1996 đã bộc

lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, ngày 04/6/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị

định 136/2004/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 80/CP nêu trên. Theo quy định

của Nghị định 136/2004/NĐ-CP Thanh tra chuyên ngành GTVT được tổ chức lại

theo hệ thống tương đối rành mạch, rõ ràng. Ở Trung ương cơ quan này thuộc Bộ

Giao thông vận tải, ở địa phương thuộc Sở Giao thông vận tải (hoặc Sở Giao thông

công chính), thực hiện chức năng thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành

trong phạm vi quản lý nhà nước về GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,

hàng hải và hàng không của các Cục tương ứng theo quy định của pháp luật. 2

Sau 9 năm thực hiện Nghị định 136/2004/NĐ-CP, thanh tra chuyên ngành

GTVT ngày càng được củng cố và phát huy hiệu quả, góp phần tích cực trong quản

lý nhà nước chuyên ngành GTVT và bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT).

Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội

nhập, ngày càng có nhiều phương tiện tham gia giao thông được sản xuất từ nhiều

nguồn trong và ngoài nước, đòi hỏi phải có kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,

đường sắt, đường thuỷ,đường hàng không.... an toàn và thông suốt, đồng thời khắc

phục được những hạn chế trong công tác kiểm tra, kiểm soát các phương tiện giao

thông vi phạm quy định về tham gia giao thông và vận tải giữa Cảnh sát giao thông

ngành Công an và Thanh tra giao thông vận tải thuộc ngành giao thông vận tải,

ngày 31/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2013/NĐ-CP về tổ chức

và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải (GTVT), trên cơ sở Luật Thanh tra

2010, có hiệu lực thi hành ngày 28/09/2013 và thay thế Nghị định số 136/2004/NĐ￾CP ngày 16/06/2004. Theo Nghị định này, có sự phân biệt rõ cơ quan thanh tra Nhà

nước gồm: Thanh tra Bộ GTVT và Thanh tra Sở GTVT, các cơ quan, đơn vị trực

thuộc Bộ cũng được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bao gồm:

Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa

1 Điều 6 Nghị định 80/CP, ngày 05/12/1996 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của thanh tra

chuyên ngành GTVT.

2 Điều 1 Nghị định 136/2004/NĐ-CP, ngày 16/6/2004 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của

thanh tra GTVT

3

Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Chi cục Đường

thủy nội địa, Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa;

cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Ngày 31/12/2013, Bộ giao thông vận tải ban hành Thông tư số 57/2013/NĐ￾CP Quy định về trách nhiệm của cá nhân và việc xử lý vi phạm trong công tác thanh

tra của ngành giao thông vận tải; Thanh tra Sở giao thông vận tải thuộc Sở giao thông

vận tải thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính chuyên ngành giao thông vận tải.3

Thực tiễn qua hai năm áp dụng Nghị định 57/2013/NĐ-CP đã bộc lộ một số

vướng mắc, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như:

- Hệ thống tổ chức thanh tra của ngành giao thông vận tải phải chịu dưới sự

chỉ đạo, quản lý của người đứng đầu ngành từ Trung ương đền cấp tỉnh như Bộ

Trưởng; Thủ Trưởng Tổng Cục đường bộ, Cục đường sắt, Cục đường thuỷ, Cục

hàng không... Giám đốc Sở giao thông vận tải ở cấp tỉnh..., cho thấy tổ chức Thanh

tra luôn chịu lệ thuộc bởi đối tượng bị kiểm tra, cho nên hiệu quả hoạt động từ trước

đến nay không cao;

- Bộ máy hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải phân bổ

theo từng bộ phận như giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không,... làm cho

chúng trở nên phân tán, cồng kềnh, thiếu tập trung, gây ảnh hưởng rất lớn cho

nguồn chi ngân sách;

- Có sự không đồng bộ về phương thức tổ chức kiểm tra, thanh tra, chế độ

chính sách được hưởng của Chánh, Phó Thanh tra và Thanh tra viên... giữa Thanh

tra chuyên ngành giao thông vận tải với Thanh tra nhà nước làm cho hoạt động

thanh tra ở nước ta không đồng bộ, thống nhất và tập trung, để phát huy sức mạnh

của tính đặc thù ngành Thanh tra.

Những hạn chế, bất cập nêu trên đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến

hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở giao thông vận tải, tác

động tiêu cực đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Chính vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động thanh tra chuyên

ngành của thanh tra sở giao thông vận tải” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt

nghiệp của mình.

3 Điều 9 và Điểm a Khoản 2 Khoản 1 Điều 16 Nghị định 57/2013/NĐ-CP, ngày 31/5/2013.

4

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tổ chức, hoạt

động thanh tra chuyên ngành nói chung, trong đó phải kể đến nhóm những công

trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây:

2.1. Các đề tài khoa học, luận văn, luận án

- Trần Nhật Thanh (2002), Hoạt động của thanh tra sở (Qua thực tiễn tại

TP.Hồ Chí Minh), Luận văn cử nhân, Trường đại học Luật TP.Hồ Chí Minh.

- Mai Thị Hồng Si (2010), Tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp tỉnh (từ

thực tiễn thành phồ Hồ Chí Minh), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Tp.Hồ

Chí Minh.

- Nguyễn Thị Thục (2012), Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra

chuyên ngành ở nước ta trong giai đoạn hiện nay,Luận văn thạc sĩ luật học, Trường

Đại học Luật Hà Nội.

- Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp Bộ, Cơ quan chủ trì, Viện

khoa học thanh tra.

2.2. Các bài viết đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành

Đến nay đã có nhiều bài báo khoa học tập trung nghiên cứu về tổ chức,

hoạt động của thanh tra và thanh tra chuyên ngành tiêu biểu như:

- Nguyễn Huy Hoàng (2004), “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động

thanh tra chuyên ngành”, Nhà nước và pháp luật, Số 190, Tr.11-20.

- Bùi Sỹ Lợi (2005), “Cần ban hành một nghị định riêng về hoạt động

thanh tra chuyên ngành”, Thanh tra, Số 7, tr. 9 – 10.

- Trần Văn Trường (2005), “Kết quả đạt được và những nhiệm vụ quan

trọng của Thanh tra ngành giao thông vận tải”, Thanh tra, số 3, tr.32-33.

- Đinh Văn Minh (2009), “Phân định thanh tra hành chính - thanh tra

chuyên ngành Những vướng mắc đặt ra cho việc sửa đổi Luật Thanh Tra”, Nghiên

cứu lập pháp, Số chuyên đề 9 (146), tr.23-27.

- Nguyễn Phước Thọ (2009), “Một số vấn đề cơ bản của dự án luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của luật Thanh tra”, Nhà nước và pháp luật, Số 3 (251), tr.33-37.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!