Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động nhập khẩu và năng suất doanh nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
NGUYỄN NHƯ HẬU
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ NĂNG SUẤT
DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 8 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ HỌC
Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: NGUYỄN NHƯ HẬU
Ngày sinh: 27/07/1989 Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kinh tế học Mã học viên: 1783101010017
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ
thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đôc lâp - Tư do - Hanh phúc
Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC s ĩ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
Học viên thực hiện: NGUYỄN NHƯ HẬU Lớp: ME017B
Ngày sinh: 27/7/1989 Nơi sinh: TP. HCM
Tên đề tài: "Hoạt động nhập khẩu và năng suất doanh nghiệp: Nghiên cứu các
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tại Việt Nam".
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên được bảo vệ luận văn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 thảng 5 năm 2021
Người nhận xét
TS. Phạm Thị Bích Ngọc
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Hoạt động nhập khẩu và năng suất doanh nghiệp:
Nghiên cứu các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tại Việt Nam” là bài nghiên
cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Người thực hiện
NGUYỄN NHƯ HẬU
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Bích Ngọc đã hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn một cách tốt nhất. Cô đã quan tâm hướng dẫn, nhiệt tình hỗ trợ, kịp
thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài của học
viên. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn quý thầy, cô giảng dạy tại khoa đào tạo sau
đại học, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức
nền, hướng dẫn về lý thuyết, truyền dạy kinh nghiệm thực tế để tôi có thể hoàn thành
đề tài “Hoạt động nhập khẩu và năng suất doanh nghiệp: Nghiên cứu các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp tại Việt Nam”.
Đồng thời, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị/em đã
dành thời gian hỗ trợ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Trong suốt quá trình thực hiện, bản thân tôi hết sức cố gắng để hoàn thiện luận
văn. Nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi sự sai sót vì vậy tôi rất mong nhận được
những thông tin đóng góp, phản hồi từ quý thầy cô và bạn bè để luận văn được hoàn
thiện một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn !
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Người thực hiện
NGUYỄN NHƯ HẬU
iii
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa yếu tố hoạt động nhập
khẩu và năng suất doanh nghiệp. Sử dụng cho mục đích phân tích, dữ liệu bảng được
khảo sát từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, được thực hiện hai
năm một lần giai đoạn 2005 - 2015. Kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng
thực nghiệm về mối quan hệ giữa hoạt động nhập khẩu và năng suất doanh nghiệp.
Nghiên cứu tổng thể các doanh nghiệp, kết quả tìm thấy bằng chứng cho thấy
trạng thái nhập khẩu tác động cùng chiều đến năng suất. Điều này có nghĩa, khi doanh
nghiệp quyết định tham gia nhập khẩu doanh nghiệp sẽ có năng suất cao hơn doanh
nghiệp không nhập khẩu. Khi nghiên cứu các doanh nghiệp nhập khẩu, kết quả tìm
được cung cấp minh chứng tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và tỷ lệ nhập khẩu
trang thiết bị, máy móc có tác động tích cực đến năng suất.
Ngoài ra, nghiên cứu các doanh nghiệp hoạt động liên tục nhiều năm đã từng
có lịch sử nhập khẩu nhằm kiểm định tác động của hiệu ứng học hỏi qua nhập khẩu
(LBI) đối với năng suất doanh nghiệp. Kết quả tìm được cho thấy sự thay đổi trạng
thái nhập khẩu có tác động đến năng suất TFP, LP tác động cùng chiều hoặc ngược
chiều sẽ phụ thuộc vào số năm doanh nghiệp hoạt động liên tục trên thị trường và
trạng thái chuyển đổi nhập khẩu của doanh nghiệp trong những năm hoạt động đó.
Có bằng chứng kết luận hiệu ứng học hỏi qua nhập khẩu (LBI) trên TFP, không tìm
thấy kết quả tương tự trên LP.
iv
ABSTRACT
The study focuses on analyzing the relationship between importing and
productivity of enterprise. For the purpose of analysis, the panel data was surveyed
from small and medium-sized enterprises, conducted every two years from 2005 to
2015. The study provides empirical findings on the relationship between importing
and productivity of enterprise .
Studying at firms as a whole, the results find evidence that the status of imports
has a positive impact on productivity. This means, when enterprises decide to
participate in importing, they will have been higher productivity than emterprise that
do not import. Studying importing enterprises, the results provide evidence that the
import rate of input materials and the import rate of equipment and machinery have
a positive impact on productivity.
In addition, the study of firms that have been importing continuously for many
years to test the impact of the learning by importing effect (LBI) on the increase in
firm productivity. The results show that the change in import status has effect on the
firm productivity, the positive or negative effect will depend on the number of years
the firm has been continuously operating in the market and the transition state Import
exchange of enterprises during those years of operation. There is conclusive evidence
of a learning by importing (LBI) effect on TFP, not finding similar results on LP.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
TÓM TẮT................................................................................................................iii
ABSTRACT............................................................................................................iiv
MỤC LỤC.................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ.........................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................ix
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................xi
CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .......................................................................1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.......................................................................3
1.3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................3
1.4 Kết cấu luận văn ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................6
2.1 Khái niệm.........................................................................................................6
2.2.1 Khái niệm thương mại quốc tế và hoạt động nhập khẩu.............................6
2.2.2 Khái niệm năng suất doanh nghiệp .............................................................7
2.2.2.1 Năng suất lao động - Labor Productivity (LP).....................................7
2.2.2.2 Năng suất tổng hợp – Total factor Productivity (TFP) ........................8
2.2 Lý thuyết về thương mại quốc tế và hoạt động nhập khẩu..............................9
2.2.1 Lý thuyết thương mại quốc tế......................................................................9
vi
2.2.2 Hiệu ứng tác động nhập khẩu đến năng suất doanh nghiệp – Hiệu ứng học
hỏi qua nhập khẩu (LBI).....................................................................................10
2.3 Tổng quan các nghiên cứu và nối quan hệ giữa nhập khẩu và năng suất......11
2.3.1 Tông quan một số nghiên cứu trước..........................................................12
2.3.2 Mối quan hệ giữa nhập khẩu và năng suất doanh nghiệp .........................19
Tóm tắt chương 2.................................................................................................20
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................21
3.1 Dữ liệu ..........................................................................................................21
3.2 Khung giả thuyết nghiên cứu.........................................................................23
3.3 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................24
3.3.1 Mô hình 1 kiểm định tác động trạng thái nhập khẩu đến LP, TFP doanh
nghiệp .................................................................................................................24
3.3.2 Mô hình 2 kiểm định tác động yếu tố hoạt động nhập khẩu tác động đến LP,
TFP doanh nghiệp nhập khẩu .............................................................................27
3.3.3 Mô hình 3 kiểm định tác động của hiệu ứng LBI đối với trạng thái thay đổi
nhập khẩu đối với năng suất doanh nghiệp từng có lịch sử nhập khẩu..............28
3.4 Phương pháp ước lượng và các kiểm định mô hình ......................................34
Tóm tắt chương 3.................................................................................................35
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................37
4.1 Thống kê dữ liệu mẫu ....................................................................................37
4.2 Thống kê mô tả biến các mô hình..................................................................39
* Mô hình 1 ........................................................................................................39
* Mô hình 2 ........................................................................................................42
* Mô hình 3.........................................................................................................43
4.3 Phân tich kết quả hồi qui................................................................................46
vii
4.3.1 Phân tích kiểm định mối tương quan giữa các biến trong mô hình ..........46
* Mô hình 1 ....................................................................................................46
* Mô hình 2 ....................................................................................................47
* Mô hình 3 ....................................................................................................47
4.3.2 Phân tích hồi quy đa biến .........................................................................48
4.3.3 Kết quả hồi qui và kiểm định chọn mô hình tác động phù hợp.................50
* Mô hình 1 ....................................................................................................50
* Mô hình 2 ....................................................................................................53
* Mô hình 3 ...................................................................................................51
4.3.4 Kết luận tác động các mô hình ..................................................................56
* Mô hình 1 ....................................................................................................59
* Mô hình 2 ....................................................................................................59
* Mô hình 3 ...................................................................................................60
* Kết luận hiệu ứng LBI ................................................................................66
Tóm tắt chương 4.................................................................................................67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN.......................................................................................68
5.1 Kết luận..........................................................................................................68
5.2 Thảo luận chính sách .....................................................................................69
5.3 Hạn chế và định hướng những nghiên cứu khác ...........................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1: Trị giá nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2005-2018.......................................02
Hình 2: Khung giả thuyết nghiên cứu ......................................................................23
Hình 3: Tỷ lệ số lượng quan sát các doanh nghiệp giai đoạn 2005-2015................38
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tỷ trọng giá trị hàng hóa nhập khẩu so với GDP qua các năm..................02
Bảng 2: Bảng tóm tắt một số nghiên cứu trước .......................................................14
Bảng 3.1: Chi tiết về các biến và nguồn dữ liệu được khảo sát thu thập.................21
Bảng 3.2: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu............................................31
Bảng 4.1: Thống kê số lượng quan sát doanh nghiệp qua các năm.........................37
Bảng 4.2: Thống kê về nhóm lao động ....................................................................38
Bảng 4.3: Thống kê số quan sát doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu qua các năm
giai đoạn 2005-2015.................................................................................................39
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến mô hình 1 ........................................................39
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến mô hình 2 ........................................................42
Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến mô hình 3 ........................................................43
Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến chính trong mô hình 3 đối với nhóm doanh nghiệp
hoạt động liên tục hai năm khảo sát.........................................................................43
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến chính trong mô hình 3 đối với nhóm doanh nghiệp
hoạt động liên tục ba năm khảo sát ..........................................................................44
Bảng 4.9: Thống kê mô tả các biến chính trong mô hình 3 đối với nhóm doanh nghiệp
hoạt động liên tục bốn năm khảo sát........................................................................44
Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến chính trong mô hình 3 đối với nhóm doanh
nghiệp hoạt động liên tục năm năm khảo sát...........................................................45
Bảng 4.11: Kết quả hồi qui TFP theo phương pháp giá trị gia tăng ........................45
Bảng 4.12: Kết quả hệ số phóng đại phương sai VIF mô hình 1.............................48
Bảng 4.13: Kết quả hệ số phóng đại phương sai VIF mô hình 2.............................49
Bảng 4.14: Kết quả hệ số phóng đại phương sai VIF mô hình 3.............................50
x
Bảng 4.15: Kết quả hồi qui mô hình 1 kiểm định tác động trạng thái nhập khẩu đến
LP, TFP doanh nghiệp..............................................................................................51
Bảng 4.16: Kết quả hồi qui mô hình 2 kiểm định tác động yếu tố hoạt động nhập
khẩu đến LP, TFP doanh nghiệp nhập khẩu ............................................................54
Bảng 4.17: Kết quả hồi qui tác động các biến thay đổi trạng thái nhập khẩu tác
động lên năng suất các doanh nghiệp từng có lịch sử nhập khẩu ...........................57
Bảng 4.18: Kết quả thay đổi trạng thái nhập khẩu tác động đến năng suất ............65
xi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FE Fixed Effect – Mô hình tác động cố định
LP Labour Productivity - Năng suất lao động
LBI Learning by Importing – Học hỏi qua nhập khẩu
NC Nghiên cứu
OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
OLS Ordinary least squares – Ước lượng hồi quy tuyến tính
RE Random Effect – Mô hình tác động ngẫu nhiên
R&D: nghiên cứu và phát triển
SMES small and medium-sized enterprises – Doanh nghiệp nhỏ và vừa
SS Self-Selection - Hiệu ứng tự lựa chọn
TFP Total factor Productivity - Năng suất tổng hợp
TMQT Thương mại quốc tế
1
CHƯƠNG I
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương này giới thiệu tổng quát về nội dung đề tài, mục đích, câu hỏi, phương
pháp thực hiện nghiên cứu và cuối cùng là bố cục trình bày đề tài nghiên cứu.
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Ngày nay, thương mại quốc tế giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thương mại luôn được coi là một trong những
động lực của phát triển kinh tế. Xu hướng mở cửa, tự do hoá thương mại được hầu hết
các nước trên thế giới ủng hộ. Năm 2017, thương mại hàng hóa toàn cầu tăng 4,7% về
lượng và tăng 11% về trị giá, được đánh giá đạt mức tăng trưởng cao nhất từ sau hậu
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp thứ hạng 27
và nhập khẩu xếp thứ hạng 25, chiếm tỷ trọng khoảng 1,2% trong tổng trị giá xuất nhập
khẩu hàng hóa toàn thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đạt mức tăng
trưởng 21,8%, cao nhất kể từ năm 2013. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam
(2017), tổng kim gạch xuất - nhập khẩu Việt Nam đạt 425.122,8 triệu USD (xuất khẩu
đạt 214.019,1 triệu USD, nhập khẩu đạt 211.103,7 triệu USD) gấp 1,93 lần GDP Việt
Nam. Từ những số liệu trên, thương mại quốc tế đã và đang khẳng định vai trò, vị thế
quan trọng trong đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới và nước
nhà.
Riêng về nhập khẩu, qua số liệu thống kê cho thấy qua các năm tỷ trọng giá trị
hàng hóa nhập khẩu so với tổng sản phẩm trong nước tăng dần và ngày càng chiếm tỷ lệ
cao (năm 2018 tỷ trọng nhập khẩu chiếm 98,6%). Bên cạnh đó, khối lượng giá trị nhập
khẩu hàng hóa Việt Nam qua các năm từ 2010 đến 2018 tăng dần (năm 2018 tăng hơn
gấp 3 lần năm 2010). Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp Việt Nam chủ động mở rộng
tham gia thị trường nhập khẩu hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất
trong nước.