Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hoạt động nhập khẩu phôi thép tại văn phòng tổng công ty thép việt nam trong điều kiện hội nhập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề cho
kinh tế đối ngoại phát triển, giúp Việt Nam hoà mình vào xu thế phát triển chung
của khu vực và thế giới. Ngoại thương ngày càng trở nên quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của Việt Nam đặc biệt là trong quá trình thực hiện công nghiệp
hoá hiện đại hoá như hiện nay. Thông qua ngoại thương, đặc biệt là hoạt động nhập
khẩu, ngành công nghiệp còn non trẻ của chúng ta có điều kiện bổ sung những
nguồn lực cho sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam, ngành thép
cũng đang đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập. Mặc dù được quan
tâm phát triển ngay từ khi mới ra đời nhưng với sự lệch lạc trong quá trình phát
triển đã khiến cho đến nay ngành thép Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào nguồn
nguyên liệu nhập khẩu. Các doanh nghiệp thép Việt Nam trong một thời gian dài
chỉ quan tâm đến đầu tư vào các nhà máy cán thép mà bỏ qua đầu tư sản xuất phôi
thép để đến nay khả năng sản xuất phôi của Việt Nam chỉ chiếm 40% nhu cầu
trong nước. Với việc phụ thuộc lớn vào lượng phôi nhập khẩu trong điều kiện có
nhiều biến động phức tạp của thị trường thép thế giới, hoạt động nhập khẩu phôi
thép tại Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành thép nội địa.
Với vị trí hỗ trợ nhà nước trong việc điều tiết thị trường thép Việt Nam, Tổng
công ty Thép đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành thép. Mặc dù đã có
sự quan tâm sớm đến hoạt động sản xuất phôi thép nhưng hiện nay nhập khẩu vẫn
được coi là hoạt động thường nhật của Tổng công ty thép. Với mong muốn tìm
hiểu về hoạt động nhập khẩu phôi thép cũng như những tác động của quá trình hội
nhập đến ngành thép thông qua hoạt động này, em đã chọn đề tài “ Hoạt động
nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều
kiện hội nhập” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu
1
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận về thương mại quốc tế
cùng với sự hỗ trợ của các phương pháp phân tích kinh tế, thu thập số liệu và nắm
bắt thông tin qua quá trình khảo sát thực tế hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn
phòng Tổng công ty Thép Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thép ngày càng nhiều.
Trong đó, Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp lớn nhất và nắm vị trí chủ
đạo của ngành thép nước ta. Sau khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - con, công
ty mẹ Tổng công ty Thép Việt Nam bao gồm 12 đơn vị trực thuộc, 7 công ty con
và 22 công ty liên doanh. Trong đó có 25 công ty trực tiếp sản xuất, 6 công ty
thương mại và 10 đơn vị là các viện, trường, dịch vụ, phụ trợ... Trên cơ sở nghiên
cứu về Tổng công ty Thép dưới giác độ từ cơ quan Văn phòng của Tổng công ty
rút ra những tồn tại của doanh nghiệp thép nói riêng và cả ngành thép nói chung
dưới tác động của quá trình hội nhập.
4. Kết cấu chuyên đề
Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I: Một số lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và vai trò của hoạt
động nhập khẩu phôi thép đối với ngành thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập
Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Tổng công ty Thép
Việt Nam dưới tác động của quá trình hội nhập
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp cho hoạt động nhập khẩu phôi
thép trong điều kiện hội nhập
2
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ĐỐI VỚI
NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP
1.1.1. Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu trong điều kiện hội nhập
1.1.1.1. Sự cần thiết của nhập khẩu trong điều kiện hội nhập
Ngày nay, cùng với sự phát triển và mở rộng không ngừng của quá trình quốc
tế hoá và toàn cầu hoá, các quốc gia trên thế giới không còn là các quốc gia đơn lẻ
nữa mà trở thành một trong những mắc xích quan trọng trong mạng lưới kinh tế,
chính trị toàn cầu.
Khoa học công nghệ và kỹ thuật không ngừng tiến bộ và phát triển nhưng nó
lại không tập trung hoàn toàn ở bất cứ quốc gia nào. Mỗi một quốc gia nhiều hay ít
đều nắm giữ riêng cho mình một công nghệ, một bí quyết sản xuất riêng hay một
thế mạnh đặc thù. Do đó, để có thể cùng nhau chia sẻ sự tiến bộ của khoa học công
nghệ, các quốc gia phải tham gia vào thương mại quốc tế mà hình thức cụ thể là
thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, dựa vào vị trí địa lý cũng như tài nguyên thiên nhiên của mình,
mỗi quốc gia xác định được thế mạnh riêng. Những nước có giàu tài nguyên thì đẩy
mạnh khai thác nó (các nước dầu mỏ OPEC), những nước kém tài nguyên thì lại lựa
chọn cho mình con đường sử dụng nguồn nhân lực của mình để phát triển (Nhật
Bản). Chính từ sự khác nhau đó, các nước hình thành nên những lợi thế so sánh
riêng, dựa vào đó mà các nước tiến hành trao đổi, buôn bán với nhau. Và sự trao đổi
này diễn ra thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
3
Như vậy có thể nói, cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, hoạt động
buôn bán ngoại thương ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia.
Là một bộ phận không thể thiếu của thương mại quốc tế, nhập khẩu được hiểu
là sự mua bán hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước hoặc tạm nhập tái xuất nhằm thu lợi nhuận. Nó thể hiện sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thể giới. Thông qua
hoạt động nhập khẩu, các quốc gia bổ sung cho mình những hàng hóa trong nước
không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu nội địa với chi
phí thấp hơn hay cung cấp nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Như vậy trong xu
thế toàn cầu hoá và hội nhập, hoạt động nhập khẩu nói riêng và thương mại quốc tế
nói chung chính là cầu nối nền kinh tế trong nước với thế giới, biến nền kinh tế thế
giới thành nơi cung cấp các “yếu tố đầu vào” và tiêu thụ các “sản phẩm đầu ra”
trong hệ thống kinh tế toàn cầu.
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và từng
bước hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong điều kiện
nền kinh tế Việt Nam hiện nay, vai trò của nhập khẩu được thể hiện ở những khía
cạnh sau:
1.1.1.2.1. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.
Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi nền kinh tế một cách cơ bản từ lao
động thủ công sang lao động bằng cơ khí ngày càng hiện đại hơn.
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, để tiến hành công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước, Việt Nam phải thay đổi căn bản nền sản xuất trong nước
theo hướng hiện đại hoá. Muốn làm vậy, chúng ta phải tiến hành đổi mới máy móc,
công nghệ, thiết bị của các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp điện và điện
tử, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp gang thép, công nghiệp chế biến... Như vậy,
4
nhập khẩu chính là một kênh cung cấp công nghệ cho quá trình công nghiệp hoá đất
nước.
Những năm qua, cùng với sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu thì cơ cấu GDP
cũng thay đổi theo. Cụ thể cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam có sự biến động giữa hai
nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật liệu tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu
hướng giảm trong 10 năm trở lại đây do sản xuất trong nước đã phần nào đáp ứng
đầy đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu máy móc, công nghệ, thiết bị, nguyên
vật liệu luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu. Điều này góp phần thúc
đẩy nền công nghiệp trong nước phát triển, làm tăng tỷ lệ đóng góp của ngành trong
cơ cấu GDP cả nước.
Bảng 1: GDP phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị: %
Năm
Tổng
số Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp và xây
dựng
Dịch vụ
1990 100,00 38,74 22,67 38,59
1995 100,00 27,18 28,76 44,06
2000 100,00 24,53 36,73 38,74
2005 100,00 20,97 41,02 38,01
2006 100,00 20,36 41,56 38,08
2007 100,00 17,8 41,76 40,43
(Nguồn: Tổng cục thống kê và http://www.vietpartners.com/CtryBrief.htm)
Như vậy, nhập khẩu cũng đã có tác động thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá đất nước.
1.1.1.2.2. Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền
kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định
Một nền kinh tế muốn phát triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỷ lệ
nhất định như cân đối giữa tiết kiệm và tiêu dùng, giữa hàng hoá và lượng tiền trong
lưu thông, giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong cán cân thanh toán quốc tế.
Nhập khẩu có tác động rất tích cựu thông qua việc cung cấp các điều kiện đầu
vào làm cho sản xuất phát triển, mặt khác tạo điều kiện để các quốc gia chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, tận
5
1.1.1.2.3. Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của
nhân dân
Nhập khẩu có vai trò làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của nhân dân
về hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng
đủ nhu cầu. Thông qua nhập khẩu, nhân dân có nhiều sự lựa chọn sản phẩm hơn
cho cuộc sống, góp phần giảm bớt khoảng cách về mức sống so với các nước khác.
Nhập khẩu đồng thời tạo ra tính cạnh tranh cho sản xuất trong nước. Trên cơ
sở đó buộc các doanh nghiệp trong nước không ngừng nâng cao chất lượng, kiểu
dáng, mẫu mã, chủng loại cho sản phẩm của mình. Rõ ràng, trên phương diện này,
nhập khẩu đã đem lại một tác động kép tích cực cho nền kinh tế.
1.1.1.2.4. Nhập khẩu có vai trò thúc đẩy xuất khẩu
Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất
khẩu, điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển như
Việt Nam, vì khả năng sản xuất của các quốc gia này còn hạn chế. Điều này thể
hiện rõ quan niệm hiện nay “lấy nhập khẩu để nuôi xuất khẩu” và sự phát triển gia
công xuất khẩu ở Trung Quốc hay ở Việt Nam đã chứng minh cho điều này.
1.1.2. Các hình thức nhập khẩu
Do tính chất phong phú và đa dạng của các đối tượng buôn bán quốc tế, các
đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động nhập khẩu, cũng như các quy định của nhà
nước, nhập khẩu được biểu hiện dưới các hình thức sau:
1.1.2.1. Nhập khẩu tự doanh
Nhập khẩu tự doanh là hình thức nhập khẩu trong đó bên nhập khẩu trực tiếp
nhập khẩu với danh nghĩa và chi phí của mình, rồi sau đó tiến hành kinh doanh, bán
hàng nhập khẩu cho khách hàng trong nước có nhu cầu.
Đặc điểm của nhập khẩu tự doanh:
- Hoạt động theo hình thức này thì độ rủi ro và độ mạo hiểm của doanh nghiệp
là rất cao do họ tự bỏ mọi chi phí cũng như tự tiến hành tiêu thụ hàng nhập khẩu.
- Khối lượng công việc rất lớn. Theo hình thức này, doanh nghiệp phải tiến
hành nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí, thiết
6
lập phương án kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính
sách luật pháp quốc gia và quốc tế
- Đây là hình thức đem lại lợi nhuận cao nhất do không mất chi phí trung gian
Thông thường, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại thương với đối
tác nước ngoài khi tiến hành nhập khẩu, còn hợp đồng bán trong nước sau khi hàng
về sẽ được lập hoặc không cần lập một hợp đồng nào khác khi bán với hình thức
như: bán lẻ hoặc trao tay.
1.1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp
trong nước có vốn, có nhu cầu nhập khẩu nhưng lại không có quyền tham gia vào
các quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp hay xét thấy nhập khẩu trực tiếp không có lợi
(bên uỷ thác), đã uỷ thác cho doanh nghiệp khác có chức năng trực tiếp giao dịch
ngoại thương (bên nhận uỷ thác) tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên
nhận uỷ thác có nghĩa vụ đàm đán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, làm thủ
tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được nhận một khoản phí gọi là phí
uỷ thác. Quan hệ giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong
hợp đồng uỷ thác.
Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác
- Theo hình thức này, doanh nghiệp nhập khẩu (bên nhận uỷ thác) hoạt động
theo danh nghĩa của mình nhưng chi phí của người khác (bên uỷ thác)
- Khối lượng công việc được giảm bớt cho các bên. Bên nhận uỷ thác không
phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ
đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch, đàm phán với đối tác nước ngoài, ký
hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cũng như thay mặt cho bên uỷ thác
khi có tranh chấp xảy ra với đối tác nước ngoài.
- Doanh nghiệp nhập khẩu phải làm hai hợp đồng: một hợp đồng nhập khẩu
với đối tác nước ngoài, một hợp đồng uỷ thác với bên uỷ thác
- Lợi nhuận của hoạt đồng nhập khẩu này sẽ bị chia sẻ cho các bên, bên uỷ
thác sẽ trả cho bên nhận uỷ thác thông thường là từ 0.5% - 1.5% giá trị hợp đồng.
7
1.1.2.3. Nhập khẩu tái xuất
Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu vào một nước nhưng không phải để
tiêu thụ trong nước mà để xuất sang nước khác nhằm thu lợi nhuận, nhưng hàng
nhập khẩu phải được đảm bảo là không được chế biến tại nước tái xuất.
Đặc điểm của nhập khẩu tái xuất:
- Doanh nghiệp nước tái xuất phải tính toán toàn bộ chi phí tổ chức, gặp gỡ,
bàn bạc với đối tác nhập khẩu và đối tác xuất khẩu, nhằm đảm bảo thu được lợi
nhuận.
- Doanh nghiệp tái xuất phải tiến hành hai hợp đồng: một hợp đồng xuất khẩu,
một hợp đồng nhập khẩu nhưng không phải chịu thuế xuất nhập khẩu với mặt hàng
kinh doanh.
- Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường sử dụng thư tín dụng giáp
lưng, hàng hoá không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà chuyển thẳng sang
nước thứ ba nhưng tiền thanh toán phải do doanh nghiệp tái xuất thu từ đối tác nhập
khẩu để trả cho đối tác xuất khẩu.
1.1.2.4. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu trên cơ sở hợp tác một cách tự
nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó ít nhất có một doanh nghiệp nhập khẩu
trực tiếp) nhằm phối hợp thế mạnh của các doanh nghiệp để cùng giao dịch nhập
khẩu và thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho các bên.
Trong đó các bên cùng chia sẻ lợi nhuận.
Đặc điểm của nhập khẩu liên doanh:
- Các doanh nghiệp nhập khẩu liên doanh chịu rủi ro thấp hơn so với nhập
khẩu tự doanh vì các doanh nghiệp trong trường hợp này cùng nhau chia sẻ rủi ro
và lợi nhuận
- Các doanh nghiệp dựa vào tỷ lệ vốn góp cũng như nghĩa vụ và quyền hạn
của mình để phân chia lãi lỗ.
8