Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí - Thực trạng và giải
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Lò Văn Tiến Lớp: Thương mại KV16
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế, sự phát triển
của khoa học công nghệ đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động
kinh doanh quốc tế. Hoạt đông buôn bán xuất nhập khẩu diễn ra sôi động giữa
các quốc gia. Mặc dù trên thế giới các nước đều muốn tăng cường xuất siêu,
hạn chế nhập siêu, nhưng nhập khẩu vẫn là một hoạt động tất yếu và không
thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Ở cấp độ doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh
nghiệp thương mại nói riêng thì hoạt động nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng
bởi nó giúp doanh nghiệp có nguồn hàng để bán, đa dạng hoá và bổ sung
những mặt hàng mà doanh nghiệp muốn kinh doanh nhưng trong nước chưa
có điều kiện để sản xuất.
Với tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu, trên cơ sở nghiên cứu lý
luận đã được học tại trường, kết hợp với cơ sở thực tiễn quan sát được tại
Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện & Cơ khí ( EMJ ) cùng với sự hướng
dẫn của thầy giáo – PGS. TS Nguyễn Xuân Quang, sự giúp đỡ của các anh
chị tại phòng kinh doanh nói riêng và của công ty nói chung nên em chọn đề
tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “Hoạt động nhập khẩu của Công
ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí - Thực trạng và giải pháp ”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu
để phân tích, đánh giá hoạt động nhập khẩu của EMJ trong thời gian qua và từ
đó đưa ra một ssố giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu tại EMJ
trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài :
Hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại EMJ.
Lò Văn Tiến Lớp: Thương mại KV16
2
Chuyên đề tốt nghiệp
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nhập khẩu là một hoạt động phức tạp và rộng lớn. Tuy nhiên do thời
gian và trình độ của bản thân còn hạn chế nên trong đề tài này em chỉ tập
trung vào hoạt động nhập khẩu của doanh ngiêp thương mại, cụ thể ở đây là
hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại EMJ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp nhiều phương pháp như: tổng hợp, phân tích, so sánh thông qua
các số liệu thu được để thấy sự tăng giảm của các chỉ tiêu trong từng thời kỳ.
6. Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương chính:
Chương I: Lý luận cơ bản về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiêp
thương mại.
Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của EMJ
từ 2005 – 2007.
Chương III:Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu tại EMJ.
Lò Văn Tiến Lớp: Thương mại KV16
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 – Vai trò và bản chất của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh ở
doanh nghiệp thương mại.
1.1.1 - Vai trò của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại.
Đặc trưng của doanh nghiệp thương mại là mua để bán, mua ở nơi này
bán ở nơi khác, mua của người này bán cho người khác, nhằm tìm kiếm lợi
nhuận. Do đó việc mua hàng từ các đối tác, các nhà cung cấp trong nước cũng
như việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nước
ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tạo nguồn hàng của doanh
nghiệp thương mại.
Như vậy, vai trò của nhập khẩu đối với doanh nghiệp thương mại thể
hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất: Giúp doanh nghiệp có nguồn hàng khi những loại hàng hoá
đó trong nước không thể sản xuất được.
- Thứ hai: Việc nhập khẩu hàng hoá giúp doanh nghiệp thương mại có
thể đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh
với các đối thủ kinh doanh cùng ngành nghề.
- Thứ ba: Nếu doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn, phù hợp như tìm
được đối tác tốt, nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước có nhu cầu với giá
cả hợp lý thì khả năng kiếm được lợi nhuận sẽ lớn, từ đó hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp thương mại sẽ được nâng cao.
1.1.2 - Bản chất của hoạt động nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại.
Lò Văn Tiến Lớp: Thương mại KV16
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Thực chất hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại là việc
doanh nghiệp mua hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nước
ngoài theo nguyên tắc thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như nhu cầu của thị trường trong nước
nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.3 – Các hình thức nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp.
a. Nhập khẩu trực tiếp.
Theo phương thức nhập khẩu này, các doanh nghiệp trực tiếp giao dịch
với nhau. Việc mua và bán hàng không ràng buộc với nhau, bên mua chỉ có
thể mua mà không thể bán và ngược lại. Bên bán ( bên xuất khẩu) và bên mua
( bên nhập khẩu) thường phải trải qua quá trình giao dịch và thương lượng cới
nhau về các điều kiện giao dịch, khi các điều kiện được hai bên nhất trí thì có
thể tiến tới kí kết hợp đồng.
Theo phương thức này doanh nghiệp sẽ phải tự tiến hành nghiên cứu kỹ
thị trường, đối tác trong nước và ngoài nước cũng như các yếu tố về giá cả,
luật pháp, tập quán kinh doanh… và phải tự tính toán các chi phí, chịu trách
nhiệm về mọi rủi ro sảy ra về nguồn vốn mình bỏ ra. Thông thường doanh
nghiệp chỉ phải lập một hợp đồng ngoại thương với đố tác nước ngoài, còn
hợp đồng bán hàng trong nước sau khi nhập khẩu hàng hoá sẽ được tiến hành
riêng rẽ sau đó.
Ưu điểm của nhập khẩu theo phương thức trực tiếp là nó cho phép người
nhập khẩu nắm được chính xác thông tin về các nguồn cung trên thị trường.
Nhưng có nhược điểm là chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài cao nên các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường không thể sử dụng phương thức nhập
khẩu này. Ngoài ra, để thực hiện tốt giao dịch theo phương thức này đòi hỏi
phải có đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi.
Lò Văn Tiến Lớp: Thương mại KV16
5
Chuyên đề tốt nghiệp
b. Nhập khẩu uỷ thác.
Đây là hình thức nhập khẩu được thực hiện nhò sự giúp đỡ của bên thứ
ba, người thứ ba này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung
gian phổ biến hiện nay là đại lý và môi giới.
Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp muốn nhập khẩu
hàng hoá nào đó nhưng không đủ điều kiện để nhập khẩu các mặt hàng đó, họ
sẽ uỷ thác cho doanh nghiệp khác có chức năng tiến hành hoạt động nhập
khẩu theo yêu cầu của mình. Doanh nghiệp nhận uỷ thác ( bên thứ ba) sẽ phải
trực tiếp tiến hành đàm phán với doanh nghiệp nước ngoài để nhập khẩu hàng
theo yêu cầu của bên uỷ thác. Theo phương thức này doanh nghiệp nhập khẩu
sẽ phải thực hiện hai hợp đồng : Hợp đồng mua bán hang hoá với đối tác
nước ngoài và hợp đồng nhận uỷ thác của bên uỷ thác.
Vì phương thức này được thông qua bên thứ ba ( các trung gian ), đó là
những người am hiểu về thị trường, pháp luật, tập quán buôn bán của địa
phương nên họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và hạn chế được những
rủi ro cho nhà nhập khẩu. Họ thường có cơ sở vật chất, nghiệp vụ nhất định
nên doanh nghiệp sẽ giảm bớt được chi phí vận tải, tìm hiểu thị trường…
Tuy nhiên phương thức nhập khẩu này là làm mất sự liên hệ trực tiếp của
nhà nhập khẩu với thị trường và phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho các
trung gian.
c. Nhập khẩu liên doanh.
Đây là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết một cách tự
nguyện giữa các doanh nghiệp ( trong đó có ít nhất một doanh nghiệp nhập
khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp cùng nhau để tiến hành giao dịch và đưa ra các
biện pháp liên quan đến nhập khẩu để hai bên đều đạt được lợi ích.
Với hình thức nhập khẩu này doanh nghiệp không tự chủ như nhập khẩu
trực tiếp nhưng lại chịu ít rủi ro hơn vì vốn, trách nhiệm, quyền hạn đều được
Lò Văn Tiến Lớp: Thương mại KV16
6