Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động kinh doanh và bản sắc văn hóa tại khu phố Tây, Phường Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA
TẠI KHU PHỐ TÂY, PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Mỹ Duyên
Người hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Quốc Anh Đào
TP. Hồ Chí Minh, 2015
-1-
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................8
1.1.Cơ sở lý luận............................................................................................................8
1.1.1. Các định nghĩa liên quan đến văn hóa.......................................................8
1.1.2. Các định nghĩa liên quan đến du lịch:.....................................................12
1.1.3. Mối quan hệ giữa Văn hóa và Du lịch.....................................................14
1.2.Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh..................................................................16
1.2.1. Lịch sử hình thành thành phố Hồ Chí Minh............................................16
1.2.2. Tình hình chung.......................................................................................16
1.3.Vài nét về khu phố Tây .........................................................................................18
Tiểu kết chương 1:..............................................................................................................18
CHƯƠNG 2. TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHU PHỐ
TÂY, PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO..................................................................................20
2.1.Tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu phố Tây .........................................20
2.1.1. Kinh doanh dịch vụ lưu trú......................................................................21
2.1.2. Kinh doanh dịch vụ ăn uống....................................................................22
2.1.3. Kinh doanh cửa hàng mua sắm ...............................................................24
2.1.4. Kinh doanh dịch vụ lữ hành ....................................................................24
2.1.5. Các dịch vụ khác .....................................................................................25
2.2.Thực trạng .............................................................................................................26
2.2.1. Những mặt thuận lợi................................................................................26
2.2.2. Những mặt hạn chế..................................................................................28
2.2.3. Nhu cầu của du khách khi sử dụng dịch vụ tại khu phố Tây ..................32
Tiểu kết chương 2...............................................................................................................34
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG BẢN SẮC VĂN
HÓA TẠI KHU PHỐ TÂY................................................................................................36
-2-
3.1.Giải pháp xây dựng khu phố Tây từ mô hình phố Khao San................................36
3.2.Đề xuất những giải pháp........................................................................................41
3.2.1. Giải quyết tốt vấn đề còn tồn động .........................................................42
3.2.2. Ẩm thực Á – Âu kết hợp ẩm thực Việt ...................................................47
3.2.3. Không gian ấn tượng và thuần Việt ........................................................48
3.2.4. Thời gian hoạt động kinh doanh..............................................................49
3.2.5. Tổ chức sự kiện đường phố.....................................................................50
3.2.6. Xây dựng các dịch vụ công cộng ............................................................51
Tiểu kết chương 3...............................................................................................................52
KẾT LUẬN ........................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG BẢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC ẢNH
-3-
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1.Địa điểm ăn uống nam và nữ thường lựa chọn ................................ 32
Bảng 2.3. Loại hình dịch vụ thường được nam và nữ chi trả .......................... 32
Bảng 3.1. Thử so sánh khu phố Tây và khu Khao San – Bangkok, Thái lan.. 38
Bảng 3.2. Các giải pháp để hoàn thiện,phát triển mô hình khu phố Tây......... 40
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá của khách du lịch về khu phô Tây. ..................... 42
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện lý do biết đến khu phố Tây .............................. 45
Biểu đồ 3.2. Mức độ ưu tiên chọn nơi lưu trú tại khu phố Tây....................... 45
-1-
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, các nhu cầu tham quan, mua sắm,
giải trí ngày càng trở nên cần thiết. Do đó, du lịch không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà
còn là phục vụ con người, đặc biệt là các nhu cầu tinh thần. Khu phố Tây nằm ngay trung
tâm thành phố, thuộc phường Phạm Ngũ Lão - quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, phạm vi
bao gồm đường: Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện, Đỗ Quang Đẩu. Tất cả đều là
những con phố rất thu hút khách du lịch. Là một địa điểm chứa đựng nhiều nét văn hóa,
lịch sử, ẩm thực, sinh hoạt của thành phố, sự đa dạng về ngôn ngữ, màu da và sắc tộc, khu
phố Tây có một sức hấp dẫn diệu kỳ vô hình đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du
lịch quốc tế.
Sức hút độc đáo của khu vực này là sự đan xen văn hóa giữa các quốc gia, mức giá
chấp nhận được về khách sạn, đồ ăn, điểm vui chơi. Thế nên, khu phố Tây được xem là
một điểm đến không thể thiếu trong mỗi lần khách du lịch đến với Tp. Hồ Chí Minh. Trải
qua nhiều năm hoạt động, khu phố Tây đã không ngừng thay đổi, đã có được những thành
công đáng kể trong việc thu hút khách du lịch ba lô, nhạy bén trong hoạt động kinh doanh
các loại hình dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, xét trên góc độ du lịch, khu phố Tây vẫn chưa
thực sự là một địa điểm lưu trú và vui chơi hấp dẫn đối với du khách. Đa phần các hoạt
động dịch vụ du lịch xuất hiện chỉ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu khách du lịch, lợi
nhuận, tạo cơ hội việc làm tại chỗ tạm thời cho người dân, vẫn còn rất nhiều điểm còn hạn
chế khiến cho khu phố Tây chỉ dừng lại ở mục đích địa điểm giải trí cuối ngày, lợi nhuận,
minh chứng là các cơ sở kinh doanh chỉ quan tâm về số lượng mà không quan tâm đến
chất lượng, chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc đưa văn hóa vào kinh doanh du lịch để
tạo ra điểm hấp dẫn mới.
-2-
Tầm nhìn về tương lai: khu phố Tây sẽ ngày càng hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến
đây hơn nữa nếu chúng ta biết quy hoạch, khai thác và xây dựng con phố một cách có kế
hoạch và hiệu quả. Vậy vấn đề đặt ra: Làm thế nào để khu phố Tây phát triển: vừa đáp
ứng được nhu cầu thị hiếu của du khách vừa tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho du khách,
không gian bao trùm cả con phố vẫn mang được cái hồn, cái dáng dấp riêng biệt, độc đáo
của văn hóa Việt Nam nhưng vẫn giữ được sự hiện đại, hội nhập ngay lần đầu tiên đặt
chân đến đây?
Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi chọn “Hoạt động kinh doanh và
Bản sắc văn hóa tại khu phố Tây, phường Phạm Ngũ Lão – TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài
nghiên cứu khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung:
- Tìm hiểu các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch có tại khu phố Tây.
- Thông qua việc khảo sát, phỏng vấn đối tượng khách du lịch, phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu, điểm còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tại
khu phố Tây.
- Từ đó đưa ra những giải pháp góp phần xây dựng hình ảnh hấp dẫn cho khu phố
Tây.
- Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu Tp. Hồ Chí Minh cùng những thuật ngữ liên quan đến hoạt động kinh
doanh dịch vụ du lịch.
- Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu phố Tây: loại hình kinh
doanh, sản phẩm kinh doanh, giá cả mặt hàng, mức độ thu hút.
- Phân tích những mặt thuận lợi, hạn chế trong hoạt động kinh doanh tại khu phố
Tây
- Phản ánh những vấn đề còn tồn tại tại khu phố Tây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh dịch vụ, đến quá trình lưu trú, vui chơi của khách du lịch tại đây.
- So sánh mô hình khu phố Tây với phố tây Khao San, Thái Lan, phân tích điểm
khác biệt để thấy rõ mặt hạn chế của khu phố Tây cần phải thay đổi, nguyên nhân
-3-
khiến mô hình phố Khao San vẫn không thực hiện được tại nơi đây. Để có thể áp
dụng mô hình phố Khao San tại Tp. Hồ Chí Minh thì khu phố Tây cần phải khắc
phục những yếu kém gì? Cũng như cần phát huy tốt điểm mạnh nào? Điểm nào
cần phải thay đổi? Điều cần học hỏi ở mô hình phố Khao San? ( thực hiện thông
qua bảng hỏi)
- Đưa ra những giải pháp vừa khái quát vừa cụ thể để giải quyết những tồn tại và
phát huy những giải pháp tốt hiện thời, tạo hình ảnh mới hấp dẫn cho khu phố Tây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng chính là các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại phố Tây .
- Phạm vi không gian là khu phố Tây thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành
phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian là khu phố Tây giai đoạn 2013 – 2015. Sau năm 90, khi đất nước
chính thức mở cửa và đổi mới, bắt đầu đón chào những lượt khách du lịch quốc tế
đầu tiên đến với thành phố Hồ Chí Minh thì những con đường nhỏ này nhộn nhịp
hơn hẳn. Và trong vòng hai năm trở lại đây, khu phố Tây được xem là một trong
những địa điểm nhộn nhịp, đa dạng với các hoạt động kinh tế, dịch vụ, du lịch lữ
hành. Những hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại đây đã phần nào gặt hái
được nhiều kết quả, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những điều bất cập cần phải được
hoàn thiện, sửa đổi để hoạt động dịch vụ du lịch tại đây ngày càng tốt hơn, có thể
làm đẹp lòng du khách hơn trong mỗi lần đến với khu phố Tây. Đồng thời, vào
thời điểm 2007, khi đề tài nghiên cứu của tác giả Đỗ Việt Hồng được chính quyền
thành phố nghiệm thu, tính thiết thực của đề tài đã mở ra nhiều dự án quy hoạch để
phát triển khu phố Tây. Thế nhưng, những dự án vẫn chưa thực thi được bởi những
bất cập và hạn chế tại khu phố Tây. Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện, Đổ
Quang Đẩu là những con phố tại khu phố Tây, không những là các địa điểm lưu trú,
vui chơi rất thu hút khách du lịch, mà đó còn là những cái tên được nhắc đến nhiều
trên các trang báo điện tử hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong vòng hai năm trở
lại đây. Chính vì vậy, sinh viên chọn việc khảo sát, đánh giá thực trạng, từ đó đưa
ra những giải pháp nhằm hoàn thiện khu phố Tây trong giai đoạn 2013 – 2015.
-4-
4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nói về khu phố Tây, đây là một địa điểm du lịch lưu trú, vui chơi, thu hút nhiều
khách du lịch nước ngoài mỗi khi ghé tham quan thành phố Hồ Chí Minh, thế nên rất
nhiều báo điện tử trong và ngoài nước viết về đối tượng nhưng chỉ dừng lại mang tính
chất quảng bá, giới thiệu địa điểm du lịch, nghỉ chân tại thành phố Hồ Chí Minh – Việt
Nam, như: “Sách hướng dẫn du lịch TP. Hồ Chí Minh” do Trần Đình Cường sưu tầm và
biên soạn, cẩm nang “Sài Gòn 24 giờ” của nhà xuất bản thế giới,… Tuy là một điểm vui
chơi, giải trí nhưng mọi hoạt động, diễn biến tại những con phố này rất được chính quyền
quan tâm. Đã có một số bài viết ngắn được đăng tải trên báo: Công an, Dân trí, Tuổi
trẻ,… về tình hình vui chơi, những loại hình kinh doanh mới, những bất cập xuất hiện tại
khu vực này.
Năm 2007, có đề tài của tác giả Đỗ Việt Hồng: “Nghiên cứu mô hình phát triển
“khu phố Tây” ở TP. HCM, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động du lịch Việt Nam
hội nhập khu vực và thế giới (so sánh với khu Khao San – Bangkok – Thái Lan)”. Trong
đề tài nghiên cứu của mình, tác giả mô tả các hoạt động kinh doanh, so sánh những nét
giống và khác nhau giữa mô hình kinh doanh du lịch của khu phố Tây, Tp. Hồ Chí Minh
với khu Khao San – Bangkok, bao gồm mô tả, đánh giá hoạt động du lịch. Từ đó đề xuất
hướng phát triển cho khu phố Tây trong tương lai. Đa phần là tác giả đưa ra những biện
pháp chung chung, chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể cần phải thiện của từng loại
hình dịch vụ du lịch. Tác giả tiến hành khảo sát 50 phiếu hỏi cho đối tượng khách du lịch
tại nhiều cơ sở kinh doanh tại địa bàn khu phố Tây nhưng chưa phân tích cho thấy yếu tố
văn hóa tác động đến thị hiếu sử dụng các loại dịch vụ du lịch. Thế nên, trong nội dung
nghiên cứu, chúng tôi tập trung phân tích điều này. Cụ thể, trong bảng hỏi, chúng tôi đưa
ra biến về giới tính để phân tích xem có sự khác biệt về mức chi tiêu trong việc lựa chọn
các dịch vụ để sử dụng trong quá trình vui chơi, lưu trú tại đây (cụ thể: liên kết mối liên
quan câu hỏi số 5, số 7, số 8, số 9, số 10). Giới tính ảnh hưởng đến việc chi tiêu tiền trong
hoạt động dịch vụ, những yêu cầu của họ đối với nơi được chọn để lưu trú và mua sắm,
nghỉ ngơi. Độ tuổi ảnh hưởng đến mức độ thu hút của khu phố Tây và thời gian lưu trú.
Ngoài ra, kết hợp với việc khảo sát bằng phiếu hỏi, chúng tôi còn vận dụng phương pháp