Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ NGỌC DIỄM
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học : TS. Thái Thị Tuyết Dung
Học viên : Phạm Thị Ngọc Diễm
Lớp : Cao học Luật, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Bằng sự trung thực của mình, tôi xin cam đoan rằng: Luận văn Thạc sĩ
Luật học với đề tài “Hoạt động và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của
bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung. Những
luận điểm khoa học, các quy định pháp luật được viện dẫn trong luận văn được
dẫn nguồn theo đúng quy định. Các số liệu tại các bảng biểu được cập nhật từ sổ
theo dõi công tác và các báo cáo có liên quan của cơ quan tác giả công tác.
Tác giả
Phạm Thị Ngọc Diễm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND : Hội đồng nhân dân.
UBND : Ủy ban nhân dân.
Văn bản QPPL : văn bản quy phạm pháp luật.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT
ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH...............................................................................8
1.1. Khái quát về hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp
luật của Ủy ban nhân dân tỉnh........................................................................8
1.1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động kiểm tra và xử lý
văn bản quy phạm pháp luật............................................................................8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh.............................................11
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển chế định kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh.............................................16
1.2. Quy định pháp luật về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
của Ủy ban nhân dân tỉnh .............................................................................20
1.2.1. Quy định pháp luật về hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
của Ủy ban nhân dân tỉnh..............................................................................20
1.2.2 Quy định pháp luật về xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban
nhân dân tỉnh .................................................................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN
GIANG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..................................................................40
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang....................................40
2.2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang................................................................43
2.2.1. Về tuân thủ quy trình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang .......................................................................43
2.2.2. Về kiểm tra nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tiền Giang .......................................................................................45
2.2.3. Về thực trạng nhân sự, kinh phí và cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện
công tác kiểm tra của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang..............................56
2.3. Thực trạng về hoạt động xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang......................................................................61
2.3.1. Về hoạt động xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang ..............................................................................................61
2.3.2. Về hoạt động xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Tiền Giang ..............................................................................62
2.4. Một số kiến nghị hoàn thiện hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy
phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.............................63
2.4.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm
pháp luật ........................................................................................................63
2.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra và xử lý văn
bản văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.....66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................71
KẾT LUẬN.........................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực
đó chỉ có thể được thực hiện và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Pháp luật là
những quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và luôn phản ánh quan điểm, đường
lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực đó
được thực hiện trong xã hội. Với ý nghĩa đó, nhà nước không thể tồn tại và phát
huy quyền lực nếu thiếu pháp luật.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định đặc trưng chủ
yếu của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là “xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Một
trong những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là Nhà nước
được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo tính tối
cao của Hiến pháp, pháp luật. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu
cầu cần thiết trong xây dựng nhà nước pháp quyền.
Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020; ngày 08/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết
30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011-2020. Các văn kiện quan trọng nêu trên của Đảng, Chính phủ đều nhấn
mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật trong
công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
đảm bảo pháp chế, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc
tế, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Nhưng xây dựng pháp luật là hoạt động phức tạp, cần có sự phối hợp của
nhiều ngành, nhiều người; nội dung của văn bản chịu sự ảnh hưởng từ những
thay đổi, biến động của kinh tế, xã hội và đường lối, chính sách của cơ quan cấp
trên cho nên luôn tồn tại những văn bản không hợp pháp và hợp lý ngay từ thời
điểm ban hành hoặc trong thời gian thực hiện. Sự tồn tại của những văn bản trái
pháp luật và không hợp lý này không những ảnh hưởng đến chất lượng của hệ
thống pháp luật mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng
2
chịu sự tác động của văn bản. Vì vậy, để đảm bảo hệ thống pháp luật được hoàn
chỉnh, thống nhất từ trung ương đến địa phương đòi hỏi không chỉ chú trọng hoạt
động xây dựng và ban hành mà trong quá trình thực hiện cần phải thường xuyên
kiểm tra, theo dõi, đánh giá hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời
phát hiện những nội dung bất hợp pháp, bất hợp lý nhằm sửa đổi, bổ sung, hủy
bỏ, bãi bỏ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính kỷ cương
trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
Để hạn chế đến mức thấp nhất việc tồn tại những văn bản không hợp pháp
và hợp lý, pháp luật đã quy định rất nhiều những thủ tục cần thiết để kiểm soát
các nội dung bất hợp pháp, bất hợp lý của văn bản từ khi xây dựng đến khi ban
hành và tổ chức thực hiện. Trong đó, thủ tục để theo dõi, đánh giá tính hợp pháp,
hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành là nhiều nhất, phải kể
đến như: giám sát; kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ
thống hoá văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, hoạt động kiểm tra và xử lý
văn bản quy phạm pháp luật được xem là một trong các hoạt động hiệu quả nhất
để loại trừ các văn bản trái pháp luật ra khỏi hệ thống pháp luật.
Với vai trò là vừa là người tham gia vào hoạt động xây dựng, thẩm định
văn bản quy phạm pháp luật vừa là người thực hiện công tác kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật. Trong quá trình công tác thực tế, tác giả nhận thấy công tác
kiểm tra văn bản còn nhiều bất cập từ cơ sở pháp lý đến hoạt động thực tiễn.
Xuất phát từ nhận thức và lý do trên, học viên chọn đề tài: “HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương
trình đào tạo thạc sĩ, chuyên ngành luật hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã được nhiều cá
nhân trên cả nước nghiên cứu chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ. Các đề tài này được tổ chức nghiên cứu trên phạm vi cả nước hoặc
một vài tỉnh bạn như thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Thanh Hóa, Thái Bình…
nhưng chưa có đề tài, công trình nghiên cứu nào được nghiên cứu trên cơ sở tình
hình thực tế tại tỉnh Tiền Giang.