Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
727.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1337

Hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

MAI VĂN SINH

HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC BẮT, TẠM GIỮ,

TẠM GIAM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

MAI VĂN SINH

HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC BẮT, TẠM GIỮ,

TẠM GIAM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Mai Văn Sinh

CHỮ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT : Cơ quan điều tra

HĐXX

KSV

THQCT

: Hội đồng xét xử

: Kiểm sát viên

: Thực hành quyền công tố

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

UBND :Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang

1

CHƢƠNG 1. NỘI DUNG, PHẠM VI, THẨM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂNTRONG VIỆC BẮT, TẠM

GIỮ, TẠM GIAM

8

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Viện

kiểm sát nhân dân

8

1.1.1. Lược sử hình thành, phát triển của Viện kiểm sát nhân dân 8

1.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà

nước và trong cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát quyền lực nhà nước

12

1.2. Bắt ngƣời, tạm giữ, tạm giam – Các biện pháp ngăn chặn trong tố

tụng hình sự Việt Nam

15

1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bắt

ngƣời, tạm giữ, tạm giam theo Bộ luật Tố tụng hình sự

17

1.3.1. Nhận thức về hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam. 17

1.3.2. Tính chất, đặc điểm, hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam 21

1.3.3. Thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng

biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam

22

1.3.4.

Đối tượng, phạm vi hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam 24

1.4. Quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan tố tụng trong

việc bắt, tạm giữ, tạm giam

24

CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC BẮT, TẠM

GIỮ, TẠM GIAM

26

2.1. Hoạt động kiểm sát việc bắt ngƣời 26

2.1.1. Kiểm sát việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp 26

2.1.2. Kiểm sát việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã 33

2.2. Hoạt động kiểm sát việc quyết định tạm giữ ngƣời bị bắt 36

2.2.1 Mục đích, đối tượng, thẩm quyền và nội dung việc tạm giữ 36

2.2.2. Kiểm sát việc ra quyết định tạm giữ 37

2.2.3. Phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ 38

2.3. Hoạt động kiểm sát việc bắt và tạm giam bị can, bị cáo 40

2.3.1. Kiểm sát việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam 40

2.3.2. Kiểm sát việc tạm giam bị can, bị cáo 44

2.3.3. Kiểm sát việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam 51

2.4. Hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam ngƣời chƣa thành

niên phạm tội

53

2.4.1. Nhận thức về người chưa thành niên 53

2.4.2. Qui định về người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự 55

2.4.3. Qui định về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm

tội trong pháp luật tố tụng hình sự

57

2.4.4. Hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm

tội

59

2.5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam 59

2.6 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ,

tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân 61

CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC BẮT, TẠM GIỮ

TẠM GIAM

67

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu cải cách tƣ pháp 67

3.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự 69

3.2.1 Phân định chính xác quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tố tụng cho phù

hợp với việc phân chia các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự 69

3.2.2 Quy định chặt chẽ căn cứ và điều kiện áp dụng các biện pháp ngăn

chặn, khắc phục việc lạm dụng biện pháp tạm giam trong thực tiễn

70

3.3. Giải pháp khác 76

3.3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư

pháp và hội nhập quốc tế 76

3.3.2 Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc; giải quyết

tốt các chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác kiểm sát

3.3.3 Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân nâng cao ý

thức chấp hành pháp luật là điều kiện để bảo đảm việc áp dụng các biện

pháp ngăn chặn đúng pháp luật

77

KẾT LUẬN CHUNG 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo đảm quyền con người là một trong những vấn đề quan trọng, được

hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Bảo đảm quyền con người chính

là bảo đảm được nền dân chủ, bảo đảm được hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước

cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điều 71 Hiến pháp năm

1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được

pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị

bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện

kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ

người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình xúc

phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Hiến pháp năm 1992 cũng nhấn

mạnh: “Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền

được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái

pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác

phải bị xử lý nghiêm minh”1

. Những quy định trên của Hiến pháp nhằm ngăn

ngừa sự vi phạm quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,

quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của công dân từ phía các cơ quan,

cán bộ nhà nước.

Cùng với Hiến pháp và các đạo luật khác, Bộ luật tố tụng hình sự của

nước ta đã ghi nhận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân qua nhiều chế

định khác nhau. Các quy định về bắt người, tạm giữ, tạm giam là một trong

các chế định nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của người bị bắt,

của bị can, bị cáo. Mục đích của các biện pháp này là để bảo đảm cho các cơ

quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong đấu

tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo đảm trật tự pháp luật và pháp chế;

đồng thời nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của

người bị bắt, bị tạm giữ, bị tạm giam. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự

đã xác định rõ tính chất, mức độ, các trường hợp được bắt và không được bắt;

trình tự, thủ tục khi bắt người, tạm giữ, tạm giam để nhằm bảo vệ uy tín, danh

dự, nhân phẩm của con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

1 Điều 72 Hiến pháp năm 1992.

2

trong đó có cả các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, bị tạm giữ, bị

tạm giam.

Viện kiểm sát nhân dân với tính cách là một chế định trong hệ thống

quyền lực nhà nước ở Việt Nam có vị trí, vai trò đặc biệt trong tố tụng hình

sự, không chỉ thực hiện chức năng công tố nhà nước, truy tố người phạm tội

ra toà, thực hiện việc buộc tội tại Toà án, mà còn được thực hiện chức năng

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi

hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố,

xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội

phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Viện kiểm sát nhân dân

thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ không những góp phần quan trọng vào việc

đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ tính

nghiêm minh của pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã

hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là điều kiện quan trọng nhằm

loại trừ các vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình điều tra xử lý vụ

án, là cơ sở bảo đảm cho việc ra các phán quyết ảnh hưởng trực tiếp đến

những quyền quan trọng nhất của con người (quyền tự do, quyền sống) chính

xác, đúng pháp luật.

Những năm gần đây việc bắt, giam, giữ người đã trở thành một vấn đề

thu hút sự chú ý của cơ quan Nhà nước, tổ chức và đông đảo các tầng lớp

nhân dân. Việc bắt người tuỳ tiện, bắt oan người không có tội, tạm giữ, tạm

giam người không có lệnh hoặc quá hạn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến

quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân. Bắt người, tạm giữ, tạm

giam oan sai tuy chưa phải là hiện tượng phổ biến nhưng đã xảy ra ở nhiều

địa phương, gây nên sự bất bình trong dư luận xã hội, có trường hợp gây ra

hậu quả nghiêm trọng như vụ Bùi Minh Hải ở Đồng Nai bị khởi tố, bắt giam,

truy tố, xét xử về các tội giết người, hiếp dâm, cướp tài sản sau đó phải trả tự

do và đình chỉ điều tra vì không phạm tội. Hoặc có trường hợp không cần

thiết phải bắt, tạm giữ, tạm giam nhưng lại bị bắt, bị tạm giữ, bị tạm giam và

ngược lại có những trường hợp nhất thiết phải bắt, tạm giữ, tạm giam để ngăn

ngừa việc trốn tránh pháp luật thì lại không được thực thi, đây chính là biểu

hiện của sự lạm quyền.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Trình độ, năng lực một bộ phận

cán bộ trong các cơ quan tố tụng còn hạn chế, bất cập. Việc phân định trách

3

nhiệm trong hoạt động tố tụng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là giữa

Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chưa rõ ràng, cụ thể; cơ chế phối hợp thiếu

đồng bộ. Mặt khác, pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ, nhiều lĩnh vực Bộ

luật Tố tụng hình sự chưa quy định cụ thể hoặc có quy định nhưng lại chung

chung, hoặc có quy định nhưng qua thời gian áp dụng đến nay không còn phù

hợp nữa cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế (như quy định thời hạn tạm giữ

người phạm tội tự thú, đầu thú được tính từ khi nào? Về giờ, ngày, tháng

trong một số điều luật chưa nhất quán? Trường hợp “cần thiết”, “không cần

thiết”, hiệu lực về thời gian của lệnh bắt khẩn cấp, bắt tạm giam chưa cụ thể?

Thẩm quyền trả tự do đối với người bị tạm giữ v.v…).

Yêu cầu về cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các

cơ quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát nhân dân là một đòi hỏi có tính cấp

bách trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “…Tăng cường công tác

kiểm sát việc bắt, giam, giữ bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa

cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ,

tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan sai trong bắt, giữ.

Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm

giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình…”2

.

Chính vì vậy, đây là vấn đề thực tiễn rất cần được sự quan tâm nghiên

cứu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực

tiếp nội dung này. Xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu

đề tài: “Hoạt động kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát

nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam” là yêu cầu cấp thiết mang tính thời

sự hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu

Bắt người, tạm giữ, tạm giam trong Tố tụng hình sự là lĩnh vực đã thu

hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, như:

- Phạm Thanh Bình - Nguyễn Vạn Nguyên (1990) “Những điều cần biết

về bắt người, tạm giữ, tạm giam đúng pháp luật”, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà

2 Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 2 tháng 1 năm 2002 của Bộ Chính Trị, Về một số nhiệm vụ trọng tâm công

tác tư pháp trong thời gian tới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!