Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoạt động kiểm sát điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TỐNG THỊ KIM HƯƠNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TỐNG THỊ KIM HƯƠNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự. Mã số:60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ KIM OANH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Tống Thị Kim Hương
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Bộ luật hình sự BLHS
2. Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS
3. Cơ quan điều tra CQĐT
4. Điều tra viên ĐTV
5. Kiểm sát điều tra KSĐT
6. Kiểm sát viên KSV
7. Thực hành quyền công tố THQCT
8. Viện kiểm sát VKS
9. Viện kiểm sát nhân dân VKSND
10. Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTC
11. Xã hội chủ nghĩa XHCN
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ...............................................................2
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giời hạn phạm vi nghiên cứu đề tài ....3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................3
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài......................................3
6. Bố cục của Luận văn .................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm chung về điều tra vụ án hình sự ........................5
1.1.1. Định nghĩa, nhiệm vụ của điều tra vụ án hình sự ...........................5
1.1.2. Đặc điểm của điều tra vụ án hình sự..............................................7
1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của kiểm sát điều tra vụ án
hình sự............................................................................................................9
1.2.1. Khái niệm kiểm sát điều tra vụ án hình sự .....................................9
1.2.2. Đặc điểm của kiểm sát điều tra vụ án hình sự ................................10
1.2.3. Nội dung của kiểm sát điều tra vụ án hình sự..................................13
1.3. Mối quan hệ giữa kiểm sát điều tra với thực hành quyền công
tố trong tố tụng hình sự.................................................................................16
1.4. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng
hình sự về KSĐT vụ án hình sự ở nước ta từ năm 1945 đến nay ................21
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về kiểm sát điều tra từ năm
1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ......................21
1.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về kiểm sát điều tra từ năm
1988 đến khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003................................24
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Pháp luật thực định về kiểm sát các hoạt động điều tra và
thực tiễn áp dụng...........................................................................................27
2.1.1. Pháp luật thực định về kiểm sát khám nghiệm hiện trường
và thực tiễn áp dụng .......................................................................................27
2.1.2. Pháp luật thực định về hoạt động kiểm sát khởi tố bị can và
thực tiễn áp dụng.............................................................................................31
2.1.3. Pháp luật thực định về kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can và
thực tiễn áp dụng.............................................................................................37
2.2. Pháp luật thực định về kiểm sát việc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế trong điều tra và thực tiễn áp dụng ............................................39
2.2..1 Pháp luật thực định về kiểm sát hoạt động khám xét và thực tiễn
áp dụng ...........................................................................................................39
2.2.2. Pháp luật thực định về kiểm sát hoạt động bắt bị can để tạm giam và
thực tiễn áp dụng.............................................................................................42
2.2.3. Pháp luật thực định về kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giam và
thực tiễn áp dụng.............................................................................................44
2.2.4. Pháp luật thực định về kiểm sát việc thay đội hoặc hủy bỏ biện pháp
ngăn chặn và thực tiễn áp dụng.......................................................................47
2.3. Pháp luật thực định về kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra,
kết thúc điều tra và thực tiễn áp dụng..........................................................49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra trong
tố tụng hình sự...............................................................................................55
3.1.1. Bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới, hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện
nay để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.................................55
3.1.2. Bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra, tránh oan, sai, không bỏ
lọt tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ..........................59
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm sát điều tra 61
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật .................................................61
3.2.2. Các giải pháp khác ........................................................................64
3.2.2.1. Tăng cường thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ ..................64
3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; tổng kết rút kinh
nghiệm nghiệp vụ và công tác cán bộ ..............................................................68
3.2.2.3. Tạo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm sát; nâng cao
vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị
- xã hội khác của nhân dân đối với công tác kiểm sát của Viện kiểm sát..........73
KẾT LUẬN....................................................................................................77
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất
đáng tự hào, bộ mặt của đất nước, đời sống của nhân dân được đổi thay và
nâng lên từng ngày. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân
dân ta đã và đang đứng vững trên những thử thách mới của thời đại, từng
bước đi lên chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng một nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế đã chứng minh rằng, muốn thành công
trong quá trình hội nhập và phát triển, cần thiết phải có sự huy động đồng bộ
của Nhà nước trên ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp, tư pháp. Pháp luật là
công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Ở nước ta, quyền lực nhà
nước tập trung, thống nhất và có sự giám sát chặt chẽ, bảo đảm quá trình thực
hiện quyền lực Nhà nước. Trong đó, hoạt động của Viện kiểm sát với chức
năng là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp đã
góp phần không nhỏ để bảo đảm pháp luật được thực thi, kỷ cương phép nước
được giữ gìn, pháp chế xã hội chủ nghĩa được thống nhất. Tuy nhiên, trước
yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, hoạt động của ngành kiểm sát đã và
đang bộc lộ một số hạn chế, lạc hậu so với mục tiêu cải cách tư pháp trong
giai đoạn hiện nay. Một trong những biểu hiện của sự hạn chế đó là chất
lượng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp chưa
cao, còn để xảy ra tình trạng oan sai, khởi tố vụ án sau đó phải đình chỉ điều
tra do không có sự việc phạm tội, hoạt động giám sát tác nghiệp đối với các
cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng còn thiếu chặt chẽ, thiếu
phương pháp và ít phát hiện những sai sót để kịp thời kiến nghị khắc phục. Từ
thực tiễn đó, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng thực
hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự để giảm bớt
những sai sót, giải quyết được những vướng mắc trong quá trình thực hiện
chức năng của Viện kiểm sát nhân dân. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn công tác của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm
gần đây, luận văn nêu lên những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, góp phần đổi mới những
vấn đề lý luận, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc
tế trong giai đoạn hiện nay. Với mục đích đó, đề tài luận văn thạc sĩ: “Hoạt
động kiểm sát điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam” mong muốn đánh giá