Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất trong các tập đoàn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài: Phương pháp lập và trình bày BCTC
Lớp Kế Toán 47A hợp nhất trong các Tập đoàn kinh tế
Lời mở đầu
Trước tiên, Luật Kế toán ban hành ngày 17/06/2003, Điều 29 quy định
các doanh nghiệp phải lập Báo Cáo Tài Chính( BCTC) tuân theo chuẩn mực và
chế độ kế toán Việt Nam.Theo đó, cùng với việc Bộ Tài Chính ban hành Chuẩn
mực kế toán số 25( VAS25) –“ BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào
công ty con” ngày 30/12/2003, quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và
phương pháp lập, trình bày BCTC hợ nhất của một tập đoàn gồm nhiều công ty
chịu sự kiểm soát hoặc chi phối của công ty mẹ.Lập BCTC hợp nhất trở thành
một yêu cầu bắt buộc đối với các tập đoàn, bao gồm cả tổng công ty Nhà Nước
hoạt động theo mô hình mẹ-con.Luật Chứng khoán ban hành ngày 29/06/2006,
Điều 16 một lần nữa nhấn mạnh: Các công ty cổ phần niêm yết, cổ phần đại
chúng thuộc đối tượng phải lập BCTC hợp nhất thì phải công bố BCTC hợp
nhất theo định kỳ. Như vậy, đối với các tập đoàn có sở hữu cổ phần chi phối
hoặc kiểm soát các công ty khác thì việc lập BCTC hợp nhất là yêu cầu bắtbuộc.
BCTC của doanh nghiệp là công cụ hữu hiệu nhất, cung cấp thông tin tài chính
cho nhiều đối tượng quan tâm, bao gồm: nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà Nước
cũng như các đối tượng khác.Đối với một tập đoàn, doanh nghiệp( được gọi là
công ty mẹ) sở hữu cổ phần kiểm soát hoặc chi phối các công ty khác( công ty
con hoặc công ty liên kết), dẫn tới sự hình thành một “ thực thể kinh tế” mới với
quy mô và tiềm lực lớn hơn. Trong bối cảnh như vậy, BCTC của các đơn vị một
cách riêng lẻ không mang nhiều ý nghĩa, do các giao dịch kinh tế phát sinh được
phân tích, đánh giá và hoàn thiện không chỉ bó hẹp trong doanh nghiệp, mà theo
khuôn khổ nói “ thực thể kinh tế”, tập đoàn nói trên. Điều này giải thích cho sự
ra đời và ý nghĩa kinh tế quan trọng của BCTC hợp nhất.
Các vấn đề liên quan đến BCTC hợp nhất nói chung và phương pháp lập BCTC
hợp nhất nói riêng là đề tài lý thú, mới mẻ, nhưng phức tạp cả về lý thuyết lẫn
thực hành kế toán.Chính vì vậy, em chọn : “ Hoàn thiện phương pháp lập và
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Kim Ngọc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
1
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài: Phương pháp lập và trình bày BCTC
Lớp Kế Toán 47A hợp nhất trong các Tập đoàn kinh tế
trình bày BCTC hợp nhất trong các tập đoàn” làm đề án môn học. Trước hết là
hiểu rõ cách lập, trình bày BCTC hợp nhất.Sau đó, tiếp cận ,tìm ra một số bất
cập và hướng giải quyết nhằm hoàn thiện phương pháp lập, trình bày BCTC hợp
nhất.Đề án bao gồm 3 phần:
1. Lý luận chung về BCTC hợp nhất
2. Phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất
3. Nhận xét và kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Lê Kim Ngọc đã hướng dẫn và giúp em
hoàn thiện bài viết này.Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cố và
các bạn, những ai quan tâm đến vấn đề này.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thúy
Lớp Kế toán 47A- ĐH KTQD
1.Lý luận chung:
1.1. Khái niệm:
1.1.1. Khái niệm BCTC hợp nhất:
BCTC hợp nhất: Là BCTC của một tập đoàn được trình bày như một BCTC của
doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất BCTC của công ty mẹ
và công ty con theo quy định của chuẩn mực Việt Nam số 25.
1.1.2.Các khái niệm liên quan:
Tập đoàn : Là một hình thức liên kết kinh tế của các công ty, là tổ hợp các công
ty có tư cách pháp nhân liên kết với nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và
các mối liên kết khác xuất phát từ lợi ích của chính các công ty thành viên đó.
Tập đoàn không có tư cách pháp nhân, tổ chức chủ yếu theo mô hình công ty mẹ
- công ty con.
Trong phần này, tập đoàn được đề cập đến bao gồm công ty mẹ và công ty con
hoặc tổng công ty nhà nước,tổng công ty thành lập và hoạt động theo mô hình
có công ty con.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Kim Ngọc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
2
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài: Phương pháp lập và trình bày BCTC
Lớp Kế Toán 47A hợp nhất trong các Tập đoàn kinh tế
Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác(gọi
là công ty mẹ).
Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh
nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.
Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con.
Công ty mẹ-Công ty con mang đặc điểm của một tập đoàn kinh tế nên nó không
mang tư cách pháp nhân, không mang tính chất hành chính cấp trên cấp dưới.
Các thành viên của công ty mẹ-công ty con đều hạch toán độc lập và bình đẳng
với nhau về đơn vị pháp lý.
1.2.Mục đích của BCTC hợp nhất:
1.2.1. Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình tài sản,
nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình
hìnhvà kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính của tập đoàn
1.2.2. Giúp cho nhà quản lý, ban lãnh đạo công ty đánh giá tổng quát tình hình
tài chính và hoạt động của toàn bộ tập đoàn cũng như các đơn vị phụ thuộc. Từ
đó để đưa ra các phương pháp chiến lược hoạt động kinh doanh và các quyết
định đúng đắn
1.2.3. Giúp cho nhà đầu tư, ngân hàng, các nhà tài trợ, nguời cho vay biết được
thực trạng hoạt động kinh doanh của toàn bộ tập đoàn, khả năng tài trợ, hoàn
vốn để đưa ra quyết định đầu tư
1.2.4. Giúp nhà nước(đối với doanh nghiệp nhà nước biết được tình hình kinh
doanh, khả năng sinh lời vốn của nhà nước hiên nay đang đầu tư ở doanh
nghiệp. Qua đó có chiến lược đầu tư đúng đắn.
1.3. Trách nhiệm và phạm vi lập BCTC hợp nhất:
Trước tiên để lập được BCTC hợp nhất cần xác định rõ trách nhiệm lập BCTC
và những công ty nào sẽ được hợp nhất BCTC (xác định phạm vi hợp nhất).
1.3.1.Trách nhiệm lập BCTC hợp nhất:
Theo chuẩn mực Việt Nam số 25, tất cả các công ty mẹ đều phải lập và trình
bày BCTC hợp nhất ngoại trừ:
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Kim Ngọc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
3
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài: Phương pháp lập và trình bày BCTC
Lớp Kế Toán 47A hợp nhất trong các Tập đoàn kinh tế
Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ
hoặc gần như toàn bộ nếu được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận
thì không phải lập và trình bày BCTC hợp nhất. Trường hợp này công ty mẹ
phải giải trình lý do không lập và trình bày BCTC hợp nhất và cơ sở kế toán các
khoản đầu tư vào các công ty con trong BCTC riêng biệt của công ty mẹ. Đồng
thời giải trình rõ tên, địa điểm trụ sở chính của công ty mẹ của nó để lập và phát
hành BCTC hợp nhất.
Một công ty mẹ bị sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ bởi một công ty
khác bởi vì công ty mẹ của công ty mẹ đó có thể không yêu cầu công ty mẹ phải
lập BCTC hợp nhất, bởi yêu cầu nắm bắt thông tin kinh tế, tài chính của người
sử dụng có thể đáp ứng thông qua BCTC hợp nhất của công ty mẹ của công ty
mẹ.
Sở hữu gần như toàn bộ có nghĩa là một công ty bị công ty khác nắm giữ
trên 90% quyền biểu quyết.
1.3.2.Phạm vi lập BCTC hợp nhất:
Để xác định phạm vi lập BCTC hợp nhất cần xác định điều kiện để một công ty
trở thành công ty con của một công ty khác, đồng thời xác định trong những
công ty con đó công ty nào cần thiết phải hợp nhất, những công ty nào được loại
trừ khỏi việc hợp nhất BCTC hợp nhất.
1.3.2.1. Điều kiện xác định một công ty là công ty con của một công ty khác:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25, công ty được đầu tư trở thành công ty
con khi thoả mãn một trong những điều kiện sau:
(a). Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con. Khi đã đạt
được tỷ lệ này, công ty mẹ có quyền kiểm soát các chính sách tài chính của công
ty con.
1.3.2.2. Những công ty con cần thiết hợp nhất BCTC:
Việc xác định công ty nào là công ty con là một bước cần thiết để có thể tiến
hành lập và trình bày BCTC hợp nhất. Tuy nhiên, không phải bất kỳ công ty con
nào cũng cần thiết phải hợp nhất BCTC với công ty mẹ.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Kim Ngọc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
4