Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ ở Việt Nam - Bài học từ hoạt động thực tiễn tại Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC LUAÄT TP.HOÀ CHÍ MINH
___________________________
HOAØNG VAÊN THAØNH
HOAØN THIEÄN PHAÙP LUAÄT VEÀ TOÅ CHÖÙC
VAØ HOẠT ÑOÄNG CUÛA CAÙC TOÅ CHÖÙC TAØI CHÍNH
QUY MOÂ NHOÛ ÔÛ VIEÄT NAM – BAØI HOÏC TÖØ
HOẠT ÑOÄNG THÖÏC TIEÃN TAÏI TP. HOÀ CHÍ MINH
Chuyeân ngaønh : Luaät kinh teá
Maõ soá : 603850
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ LUAÄT HOÏC
Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc:
TS. Leâ Neát
TP. Hoà Chí Minh – naêm 2007
2
Lời cam đoan:
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Tôi chiu
trách nhiệm về tính trung thực của các dữ liệu, thông tin trình bày trong luận
văn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào.
Người cam đoan
Hoàng Văn Thành
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phuï bìa 1
Lôøi cam ñoan 2
Muïc luïc 3
Danh muïc caùc kyù hieäu, caùc chöõ vieát taét 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
a. Tính cấp thiết của đề tài 6
b. Nội dung nghiên cứu; 8
c. Giới hạn đề tài, Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 9
d. Phương pháp nghiên cứu: 9
e. Ý nghĩa thực tiễn, tính thời sự và những điểm mới của luận văn 9
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HỌAT
ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ TẠI VIỆT
NAM : NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ BẤT CẬP 13
1.1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tổ chức và họat
động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam 13
1.1.1. Môi trường kinh tế xã hội 13
1.1.2. Môi trường pháp luật 14
1.2. Thực trạng pháp luật về tổ chức và họat động của các tổ chức tài
chính quy mô nhỏ tại Việt Nam : những ưu điểm và bất cập. 20
1.2.1. Bộ luật dân sự và những nội dung về hợp đồng cho vay tài sản. 20
1.2.2. Những quy định của Luật các tổ chức tín dụng hiện hành liên quan
đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 29
1.2.3. Những quy định của nghị định 28/CP về tổ chức và hoạt động của các
tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 36
1.2.3.1. Sơ lược về cơ cấu, nội dung Nghị định 28 36
1.2.3.2. Những quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng,
các thuật ngữ và phạm vi hoạt động của tổ chức TCQMN 37
1.2.3.3. Nội dung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức
TCQMN 43
4
1.2.3.4. Tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành của tổ chức tài chính quy
mô nhỏ. 46
1.2.3.5. Về hoạt động của các tổ chức TCQMN 50
1.3. Tìm hiểu và đánh giá nguyên nhân của những ưu điểm và bất cập
của pháp luật về tổ chức và họat động của các tổ chức tài chính quy mô
nhỏ tại Việt Nam. 53
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HỌAT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH QUY MÔ NHỎ Ở VIỆT NAM 58
2.1. Kiến nghị về loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của tổ chức
tài chính quy mô nhỏ Việt Nam. 58
2.1.1. Về loại hình doanh nghiệp của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. 58
2.1.2. Về cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính quy mô nhỏ Việt Nam. 61
2.1.3. Về thành phần và cơ cấu các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của tổ
chức TCQMN. 63
2.1.4. Về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của tổ
chức TCQMN. 65
2.2. Kiến nghị về hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ Việt
Nam. 68
2.2.1 Kiến nghị về lãi suất áp dụng đối với hoạt động tài chính quy mô nhỏ. 68
2.2.2. Về quản lý rủi ro đối với hoạt động tài chính quy mô nhỏ: 72
2.2.3. Về vay vốn và nhận tài trợ. 78
2.3. Khiếm khuyết của việc áp dụng những kiến nghị nêu trên. 80
2.4. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thêm nhằm hoàn thiện pháp luật về
tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ Việt Nam. 82
KẾT LUẬN : 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
5
Danh mục chữ viết tắt:
- TCQMN: tài chính quy mô nhỏ;
- NHNN : Ngân hàng nhà nước;
- Luật tổ chức tín dụng: Luật tổ chức tín dụng năm 1997 được sửa đổi bổ
sung năm 2004;
- Bộ Luật dân sự: Bộ Luật dân sự năm 2005;
- Luật doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp năm 2005;
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn;
- Nghị định 28: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính
Phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
- Quỹ CEP: Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (gọi tắt là
Quỹ trợ vốn CEP) – Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh;
- Qũy CCM: Quỹ hỗ trợ xã viên hợp tác xã – Liên minh Hợp tác xã TP. Hồ
Chí Minh;
- Qũy CWED: Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế – Hội liên hiệp Phụ nữ
TP. Hồ Chí Minh;
6
PHẦN MỞ ĐẦU:
a. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những mô hình tổ chức và hoạt động TCQMN thành công nhất
trên thế giới là Ngân hàng Grameen – Bangladesh. Phương pháp hoạt động và tiếp
cận người nghèo của Ngân hang này đã trở thành mẫu hình cho hoạt động TCQMN
trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Với việc Ủy ban Nobel của Na Uy chính
thức trao giải Nobel hoà bình năm 2006 nhằm vinh danh giáo sư Muhammad Yunus
và Ngân hàng Grameen do ông sáng lập vì “nỗ lực giúp phát triển kinh tế và xã hội”
cho những người nghèo ở Bangladesh và ghi nhận : “Để có nền hoà bình bền vững,
phần lớn dân chúng phải có được phương cách thoát khỏi đói nghèo. Tín dụng nhỏ
là một trong những phương cách đó”1 đã chính thức nói lên tầm quan trọng và ý
nghĩa của hoạt động tài chính quy mô nhỏ trên phạm vi toàn thế giới. Đó cũng là
một sự cổ vũ tinh thần to lớn, là động lực thúc đẩy cho sự phát triển TCQMN tại
Việt Nam.
Hoạt động tài chính quy mô nhỏ (tài chính vi mô) với đặc trưng là cung cấp
các khỏan cho vay có quy mô nhỏ, có hoặc không có tài sản đảm bảo, từ lâu đã đáp
ứng được nhu cầu của các hộ gia đình có thu nhập thấp, khó hoặc không thể tiếp cận
hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính chính thức khác bởi một lẽ giản đơn là
họ không có tài sản có giá trị để thực hiện các biện pháp bảo đảm và như vậy họ
không thể gặp Ngân hàng ở mục đích chung là kinh doanh tiền tệ thuần túy.
Các tổ chức tài chính quy mô nhỏ hình thành và phát triển bởi tính chất hoạt
động của nó với mục tiêu kép là hộ trợ các dịch vụ tài chính cho người nghèo, cung
cấp cho họ các món vay nhỏ, các dịch vụ tiết kiệm nhỏ, tạo lộ trình để họ trả nợ dần
vừa sức với khả năng của họ đồng thời lồng ghép các chương trình an sinh xã hội và
phát triển cộng đồng; mặt khác đạt được khả năng tự cung về tài chính đồng hành
1 Nobel Hoà bình dành cho những người tiên phong chống nghèo đói, Tường Vi, Báo tuồi trẻ ngày 13/10/2006
7
lâu dài cùng người nghèo qua chặng đường gian truân thóat đói nghèo và tiến đến
thịnh vượng của họ.
Cho đến nay kể cả vế mặt lý luận và thực tiễn, thông qua các hội thảo, diễn
đàn, chúng ta đều đã thừa nhận vai trò quan trọng của hoạt động tài chính quy mô
nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, khả năng tạo cho người nghèo
thói quen tiết kiệm và giúp họ thóat nghèo từ chính những đồng vốn nhỏ ban đầu.
Và thực tế sự phát triển vượt bậc và nhân rộng mô hình các tổ chức tài chính quy
mô nhỏ không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà trên phạm vi cả nước đều đã chứng tỏ
nhu cầu khách quan của xã hội đối với hoạt động này. Tuy nhiên về mặt luật pháp,
vẫn còn nhiều bất cập và lỗ hổng trong quản lý hoạt động này. Ở tầm vĩ mô, chưa
tạo được cơ chế pháp lý xứng với tầm quan trọng và ý nghĩa về kinh tế xã hội của
hoạt động này, vẫn còn thực sự thiếu một khuôn khổ pháp lý đầy đủ để định hướng
và xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho hoạt động tài chính quy mô nhỏ.
Mượn lời Giáo sư Muhammad Yunus, Giám đốc Ngân hàng Grameen -
Bangladesh trên báo Người lao động ngày 26/5/2004: “Nếu được đảm bảo pháp lý
thì các tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thuận lợi hơn nhiều, vì đảm bảo pháp lý
sẽ có cơ quan tài trợ đến”. Đây mới chỉ là một trong những lợi ích mà pháp luật, cụ
thể trong trường hợp này là pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức
TCQMN có thể đem lại sự phát triển của một loại hoạt động tài chính rất đặc thù
nhưng vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tham gia tích cực vào công
cuộc xoá đói giảm nghèo. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động tài chính quy mô nhỏ,
gián tiếp thừa nhận vai trò, vị trí và tư các pháp lý của các tổ chức này thì hoạt động
tài chính quy mô nhỏ sẽ phát triển mạnh, mang tính chiến lược dài hạn, đảm bảo là
các đối tác thích hợp nhất trong việc triển khai và giải ngân các chương trình viện
trợ và hỗ trợ phát triển của quốc tế dành cho Việt Nam, góp phần thực hiện chiến
lược từ xóa đói giảm nghèo đến xóa đói giảm nghèo bền vững (không có tái nghèo).
8
Mong muốn đóng góp một số vấn đề lý luận cơ bản góp phần thúc đẩy việc
hoàn thiện Pháp luật về hoạt động tài chính quy mô nhỏ, trên cơ sở khảo sát thực
tiễn hoạt động một số tổ chức tài chính quy mô nhỏ điển hình tại Thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả mong muốn làm rõ xu thế phát triển tất yếu của các tổ chức tài chính
quy mô nhỏ, những đóng góp của chúng thông qua các chương trình tín dụng - tiết
kiệm trong việc thoả mãn nhu cầu tài chính cho người nghèo và sự cần thiết phải
xây dựng văn bản pháp luật thích hợp, tạo cơ chế pháp lý thuận lợi cho hoạt động
này ngày càng phát triển góp phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo bền
vững trên địa bàn nghiên cứu trên nói riêng và Việt Nam nói chung.
b. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt
động của các tổ chức TCQMN đồng thời khảo sát thực trạng hoạt động và phát triển
của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tìm
hiểu cơ cấu tổ chức, tư cách pháp nhân, những thách thức về vấn đề pháp lý và môi
trường vĩ mô, điều đó tác động như thế nào đến quá trình phát triển của họ. Tìm
hiểu thực tế các hoạt động tài chính và hoạt động khác mà họ đang thực hiện có vai
trò và ý nghĩa như thế nào và đem lại những gì đối với đời sống xã hội, đối chiếu
các hoạt động đó với quy định hiện hành của pháp luật để chỉ ra những bất cập về
mặt pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức này.
Trên cơ sở những nghiên cứu, tìm hiểu nêu trên, tác giả đề xuất, kiến nghị
những điều chỉnh cần thiết để hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và
hoạt động của các tổ chức TCQMN, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận
lợi cho sự phát triển của hoạt động này, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm
nghèo, đặc biệt tại khu vực nông thôn và vùng ven đô thị thông qua cung cấp dịch
vụ tài chính và phi tài chính phù hợp với nhu cầu, khả năng chi trả và sự mong đợi
của họ.