Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
957.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
888

Hoàn thiện pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

NGUYỄN THỊ THƯ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ

QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

NGUYỄN THỊ THƯ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ

QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế. Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Như Phát

Tp. Hồ chí Minh - Năm 2008

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ Luật dân sự

BTTH : Bồi thường thiệt hại

BVQLNTD : Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

CI : Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng (Consumers International)

NTD : Người tiêu dùng

QPPL : Quy phạm pháp luật

UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc Hội

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

VINASTAS : Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

4

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG BẰNG PHÁP LUẬT

5

1.1. Cơ sở lý luận xác lập quyền được bảo vệ của người tiêu dùng 5

1.1.1 Các quan điểm về người tiêu dùng 5

1.1.2 Vai trò, vị trí của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường 7

1.1.3 Cơ sở kinh tế - pháp lý phát sinh quyền được bảo vệ của người

tiêu dùng

8

1.2 Pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 10

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng

10

1.2.2 Khái niệm về cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng 16

1.2.3 Nội dung pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 18

1.2.3.1 Pháp luật về các quyền của người tiêu dùng 18

1.2.3.2 Các thiết chế thuộc cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 22

1.2.3.3 Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 26

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU

DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

28

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật bảo vệ người tiêu

dùng ở Việt Nam

28

2.2 Thực trạng pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng ở Việt Nam hiện nay

32

2.2.1 Các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ người tiêu

dùng

32

2.2.1.1 Các quyền của người tiêu dùng 32

2.2.1.2 Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ

39

2.2.2 Thực trạng về các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 51

2.2.2.1 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước 51

2.2.2.2 Hệ thống tòa án nhân dân các cấp 56

2.2.2.3 Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 57

2.2.3 Các biện pháp bảo vệ trong cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng

60

2.2.3.1 Biện pháp hình sự 60

5

2.2.3.2 Biện pháp hành chính 61

2.2.3.3 Biện pháp dân sự 63

2.2.3.4 Biện pháp kinh tế 67

2.2.3.5 Biện pháp giáo dục 67

2.3 Đánh giá chung về cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng

68

2.3.1 Về thể chế 68

2.3.2 Về Thiết chế 70

2.3.3 Các biện pháp bảo vệ 72

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

73

3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật 73

3.1.1 Thực tiễn của hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 73

3.1.2 Xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh, hiện đại. 75

3.1.3 Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân do dân, vì dân 76

3.1.4 Nhu cầu hội nhập quốc tế và thực hiện điều ước quốc tế 76

3.2 Những yếu tố tác động đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật

bảo vệ người tiêu dùng

77

3.2.1 Yếu tố khách quan 77

3.2.2 Yếu tố chủ quan 79

3.3 Một số kiến nghị đề xuất hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng

80

3.3.1 Các nguyên tắc, phương hướng cơ bản 80

3.3.2 Các giải pháp cụ thể 83

3.3.2.1 Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu

dùng

83

3.3.2.2 Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá

nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

85

3.3.2.3 Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng

87

3.3.2.4 Hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng

89

3.3.2.5 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến các biện pháp

hành chính

91

3.3.2.6 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến biện pháp dân

sự

91

3.3.2.7 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến biện pháp hình

sự, kinh tế, giáo dục

93

6

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ Luật dân sự

BTTH : Bồi thường thiệt hại

BVQLNTD : Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

CI : Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng (Consumers International)

NTD : Người tiêu dùng

QPPL : Quy phạm pháp luật

UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc Hội

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

VINASTAS : Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

8

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh

tế, nhưng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thì người

tiêu dùng luôn ở vị thế yếu hơn. Đó là do tình trạng bất cân xứng về thông tin, hiểu

biết, khả năng kiểm tra chất lượng hàng hóa, các khuyết tật và các rủi ro liên quan

đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trong sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là

kinh tế thị trường. Trong tương quan với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa, thông

qua dịch vụ chuyên nghiệp, họ luôn nằm ở vị thế yếu hơn so với nhà sản xuất, kinh

doanh. Chính vì vậy, người tiêu dùng luôn có nguy cơ gánh chịu rủi ro, thiệt hại

trong quan hệ tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự

phát triển của nền kinh tế thị trường, quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng bị

xâm hại nghiêm trọng. Vì nhu cầu lợi nhuận, không ít nhà cung cấp đã lạm dụng ưu

thế của mình để khai thác, bóc lột, lừa dối người tiêu dùng bằng rất nhiều hình thức:

sản phẩm không đúng chất lượng, không đủ số lượng, quảng cáo gian dối...thậm chí

còn xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.

Mặc dù quyền lợi của người tiêu dùng đã, đang và sẽ có nguy cơ tiếp tục bị vi

phạm trầm trọng, nhưng khả năng được bảo vệ bằng pháp luật hiện nay ở nước ta là

rất hạn chế. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

chưa được hệ thống hóa, các quy phạm pháp luật nằm rải rác ở rất nhiều văn bản

quy phạm pháp luật khác nhau. Nội dung của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng chỉ

dừng lại ở một số quy định, nguyên tắc mang tính chung chung, chưa đáp ứng được

yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Bên cạnh đó,

các thiết chế Nhà nước và phi Nhà nước đang có vai trò không đáng kể trong việc

thực hiện chức năng của mình trong việc bảo vệ người tiêu dùng và đặc biệt là để

chuyển các quy định của hệ thống các quy định pháp luật về các quyền của người

tiêu dùng đang hiện hữu trở thành hiện thực.

Trước tình hình đó, bên cạnh nhu cầu nâng cao “chất lượng” của bản thân

pháp luật hiện hành về các quyền và khả năng pháp lý của người tiêu dùng thì việc

thông qua điều chỉnh pháp luật để tăng cường các khả năng và nhiệm vụ của các

yếu tố thuộc cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhu cầu cấp bách

đặt ra hiện nay. Điều này có ý nghĩa rất lớn không những đối với sự phát triển của

9

nền kinh tế thị trường hiện đại, mà còn là điều kiện không thể thiếu được của một

xã hội văn minh, công bằng và nhân đạo.

Từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “ Hoàn thiện pháp

luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” để thực

hiện luận văn Thạc sĩ luật học của mình.

2.Tình hình nghiên cứu

Có thể khẳng định là, khoa học pháp lý chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề

này. Nghiên cứu vấn đề lý luận chung về tiêu dùng có những công trình như: “Bàn

về tiêu dùng của chủ nghĩa xã hội” của Trần Trí Hoằng, Nxb. Chính trị quốc gia,

1999 và “Tìm hiểu Luật bảo vệ người tiêu dùng của các nước và vấn đề bảo vệ

người tiêu dùng ở Việt Nam” của Viện nhà nước và pháp luật biên soạn, Nxb Lao

động, 1999.

Phần lớn các công trình khoa học pháp lý về lĩnh vực này được công bố dưới

hình thức các bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật hoặc

tham luận trong các Hội thảo quốc gia và quốc tế. Trong số đó có thể kể đến bài viết

của PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do

khế ước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6 năm 2003; PGS.TS Nguyễn Như Phát,

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí

Nhà nước và Pháp luật số 9 năm 2000; Thạc sĩ Ngô Vĩnh Bạch Dương, Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp

luật số 11 năm 2000; Đoàn Văn Trường, Những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng của Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học thị trường và giá cả, Bộ

Tài Chính, 2003; Đặng Vũ Huân, Pháp luật và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, Tạp

chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1 năm 2005;

Kỷ yếu Hội thảo đẩy mạnh công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, Sáng kiến

trong khuôn khổ dự án 7UP2 ngày 20/3/2006 do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ

Thương mại chủ trì tại Hà Nội.

Tuy nhiên, các công trình trên chưa nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ

thống, chỉ đề cập đến một số hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng; Chưa luận giải và đề xuất cụ thể và toàn diện các giải pháp về

cơ chế nhằm đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hữu hiệu người tiêu dùng khi quyền lợi

của họ bị vi phạm khá nghiêm trọng như trong bối cảnh hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về các yếu

10

tố thuộc cơ chế pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm nhưng không

giới hạn các vấn đề như: Quan điểm về người tiêu dùng; các quyền lợi và nghĩa vụ

của người tiêu dùng; các thiết chế và biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

cơ chế đảm bảo người tiêu dùng được bồi thường thiệt hại khi quyền lợi bị xâm hại.

Trên cơ sở lý luận đã trình bày, luận văn phân tích, đánh giá hiện trạng về pháp luật

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, về vai trò và khả năng thực tế của các

yếu tố bên ngoài khả năng chủ quan của người tiêu dùng cần được sử dụng, can

thiệp để thực thi các quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Từ đó đưa ra một số đề

xuất, kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Như vậy, luận văn sẽ không đi sâu vào việc

giải quyết những vấn đề phát sinh từ những quan hệ hợp đồng mua bán hay cung

cấp dịch vụ có sự tham gia của người tiêu dùng.

Cần nói thêm rằng, quả thực, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã bao hàm

trong đó những quy định về các yếu tố, bộ phận thuộc cơ chế pháp lý bảo vệ người

tiêu dùng. Việc tác giả đặt tên đề tài như vậy chỉ là để đặt vấn đề xem xét đầy đủ và

“công bằng” các yếu tố pháp lý thuộc cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng mà

không chỉ tập trung hoặc thiên vào việc nghiên cứu các quyền chủ quan của người

tiêu dùng được pháp luật ghi nhận. Nói khác đi, cách tiếp cận của luận văn là có chú

ý nhiều đến các yếu tố cơ chế đảm bảo chuyển hóa các quyền của người tiêu dùng

thành hiện thực.

Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là

phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa

Mác – Lênin, của lý luận về pháp luật trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Bên cạnh

đó, luận văn kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp luật học

so sánh, dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn

thi hành, các tài liệu tổng kết thực tiễn và các tài liệu khoa học pháp lý tổng hợp các

nghiên cứu trong nước và nước ngoài để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về lý luận: Đề tài nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến

điều chỉnh pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần xây

dựng những luận cứ khoa học sâu hơn cho việc bảo vệ trên thực tế các quyền và lợi

ích người tiêu dùng bằng pháp luật. Bên cạnh đó, công trình chuyên khảo này còn

góp phần phục vụ cho quá trình nghiên cứu vì mục tiêu hệ thống hóa, hoàn thiện,

pháp điển hóa pháp luật, tiến tới xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!