Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện cơ chế tự chủ về kinh phí quản lý hành chính đối với chính quyền cấp xã tại các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN HẬU CẦN
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ VỀ KINH PHÍ
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN
CẤP XÃ TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM
Hà Nội, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN HẬU CẦN
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ VỀ KINH PHÍ
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN
CẤP XÃ TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG CƠ
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số
liệu được nêu trong luận án là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên
cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào .
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Thu Hương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài. .............................................. 7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước. ............................................... 17
1.3. “Khoảng trống” trong nghiên cứu về cơ chế tự chủ đối với chính
quyền cấp xã. ................................................................................................. 22
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ
TỰ CHỦ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CHÍNH
QUYỀN CẤP XÃ .......................................................................................... 25
2.1. Khái quát về chính quyền cấp xã và quản lý ngân sách xã................ 25
2.1.1. Chính quyền cấp xã trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước..... 25
2.1.2. Vai trò, nhiệm vụ, đặc điểm, cách phân loại chính quyền cấp xã.... 27
2.1.3. Quản lý ngân sách xã………………………………………………….34
2.2. Cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính đối với chính quyền cấp
xã..................................................................................................................... 43
2.2.1. Khái niệm về cơ chế tự chủ .............................................................43
2.2.2. Vai trò cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính đối với chính
quyền cấp xã......................................................................................... 46
2.2.3. Nguyên tắc cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính đối với chính
quyền cấp xã......................................................................................... 48
2.2.4. Nội dung của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính đối với
chính quyền cấp xã ............................................................................... 51
2.2.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ kinh phí
quản lý hành chính. ......................................................................................... 56
2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện cơ chế tự chủ kinh phí quản
lý hành chính đối với chính quyền cấp xã..................................................... 611
2.3. Kinh nghiệm về chế độ tự quản địa phương của một số quốc gia trên
thế giới. ........................................................................................................... 71
2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới............................... 71
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với việt Nam khi giao tự chủ kinh phí quản
lý hành chính cho chính quyền cấp xã .................................................. 76
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ KINH PHÍ QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ CÁC TỈNH
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG..................................................................... 799
3.1. Khái quát chung về chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng.799
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.................................................799
3.1.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp
xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng. .......................................................822
3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính đối với chính
quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng........................................... 845
3.2.1. Khái quát quá trình triển khai cơ chế ...............................................85
3.2.2. Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính đối
với chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng........................866
3.3. Đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành
chính tại chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng................. 103
3.3.1. Tính hiệu lực của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính ......1033
3.3.2. Tính hiệu quả của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính......1066
3.3.3. Tính linh hoạt và công bằng của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành
chính..................................................................................................1177
3.4. Đánh giá chung về cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính và quá
trình triển khai tại chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng1199
3.4.1. Kết quả đạt được: ........................................................................1199
3.4.2. Một số hạn chế của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính ...1211
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ KINH
PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.............................................. 1288
4.1. Định hướng hoàn thiện bộ máy và cơ chế tự chủ tài chính đối với
chính quyền cấp xã.................................................................................... 1288
4.1.1 Xác định rõ vai trò của chính quyền xã trong quản lý...................1288
4.1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
chính quyền xã ....................................................................................130
4.1.3. Giao quyền tự chủ tài chính ở mức độ cao cho chính quyền cấp xã....1322
4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính đối
với chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng......................... 1366
4.2.1. Giải pháp nâng cao tính hiệu lực của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý
hành chính. ........................................................................................1366
4.2.2. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý
hành chính .........................................................................................1399
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện tính linh hoạt và công bằng của cơ chế tự chủ
kinh phí quản lý hành chính...............................................................1533
4.3. Một số kiến nghị ............................................................................... 16060
4.3.1. Kiến nghị đối với trung ương ........................................................160
4.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương..................................1622
KẾT LUẬN................................................................................................ 1677
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................... 1699
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 17070
PHỤ LỤC................................................................................................... 1777
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC : Cán bộ công chức
CQNN : Cơ quan nhà nước
DVC : Dịch vụ công
HCNN : Hành chính nhà nước
HĐND : Hội đồng nhân dân
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSX : Ngân sách xã
KPQLHC : Kinh phí quản lý hành chính
KBNN : Kho bạc nhà nước
KT – XH : Kinh tế - Xã hội
QLNS : Quản lý ngân sách
UBND : Ủy ban nhân dân
TCHC : Tổ chức hành chính
TC – NS Tài chính – Ngân sách
PMS
: Hệ thống quản lý kết quả ( Performance
management system )
Nghị định 130/NĐ-CP : Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của Chính phủ Qui định chế độ tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính.
Nghị định 117/NĐ-CP : Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày
7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
ngày 17/10/2005 năm 2005 của Chính phủ quy
định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với các cơ quan nhà nước.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Số lượng các xã, phường, thị trấn các tỉnh đồng bằng sông Hồng ...........80
Bảng 3.2. Quy mô dân số và diện tích các tỉnh đồng bằng sông Hồng.....................81
Bảng 3.3: Định mức chi ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành
phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015................................................................87
Bảng 3.4: Kết quả điều tra về biến động biên chế khi thực hiện tự
chủ…………………………………………………………………...90
Bảng 3.5: Định mức phân bổ KPQLHC theo biên chế cho các xã tại Thành
phố Hà Nội năm 2017...................................................................................92
Bảng 3.6: Định mức phân bổ KPQLHC theo biên chế cho các xã tại tỉnh
Vĩnh Phúc (giai đoạn 2017 - 2020)..............................................................92
Bảng 3.7: Định mức phân bổ KPQLHC theo biên chế cho các xã tại tỉnh
Hải Dương (giai đoạn 2017 - 2020).............................................................93
Bảng 3.8: Định mức phân bổ KPQLHC theo biên chế cho các xã tại tỉnh Hà
Nam (giai đoạn 2017 - 2020)........................................................................94
Bảng 3.9 : Bình quân nguồn thu của 1 xã các tỉnh ĐBSH từ 2014 đến 2018.............96
Bảng 3.10: Cơ cấu chi quản lý hành chính cấp xã các tỉnh ĐBSH từ 2014 -
2018.................................................................................................................97
Bảng 3.11: Cơ cấu chi quản lý hành chính các xã 04 tỉnh Hà Nội, Hà Nam,
Hải Dương, Vĩnh Phúc từ 2014 – 2018......................................................98
Bảng 3.12:Nhận biết mức độ hoàn thành kế hoạch của xã năm 2016 -2018.….......108
Bảng 3.13: Lựa chọn phương án thực hiện cơ chế tự chủ KPQLHC.........................110
Bảng 3.14. Kinh phí tiết kiệm được qua các năm tại 500 xã.......................................111
Bảng 3.15. Chi thu nhập tăng thêm bình quân 01 tháng của chính quyền cấp
xã các tỉnh ĐBSH ......................................................................................114
Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá CBCC xã ........................................................................152
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy UBND cấp xã................................ 34
Hình 2.2: Mối quan hệ ba chiều cần đảm bảo khi thực hiện chế độ tự chủ........ 50
HÌnh 3.1. Tỷ lệ nguồn thu 6 tỉnh ĐBSH tực đảm bảo cân đối thu chi.............95
Hình 3.2. Sơ đồ khái quát cơ chế một cửa tại chính quyền cấp xã các tỉnh
ĐBSH.................................................................................................... 98
Hình 3.2. Cơ cấu chi QLHC của các xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai
đoạn 2014–2018.................................................................................... 98
Hình 3.3. Cơ cấu chi của các xã trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà
Nam, Hải Dương, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2014–2018…………………99
Hình 3.4.Sơ đồ cơ chế một cửa tại chính quyền cấp xã các tỉnh
ĐBSH………………………………………………………………...107
Hình 3.5. Kêt quả đánh giá CBCC xã tại 500 xã thuộc phạm vi khảo sát….109
Hình 4.1: Quy trình thực hiện cơ chế tự chủ................................................. 146
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính (KPQLHC) đối với chính
quyền cấp xã được coi là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình
quản lý tài chính công ở Việt Nam. Việc giao quyền tự chủ KPQLHC cho
chính quyền cấp xã bắt đầu rõ nét từ năm 2014 với việc ban hành Nghị định số
117/2013/NĐ – CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 năm 2005 của Chính phủ
quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước (CQNN). Luật ngân sách nhà
nước (NSNN) năm 2015 đã giao cho Chính phủ quy định việc thực hiện quản
lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (Khoản 15 -Điều 25) và vai trò
trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách (Khoản 1- Điều 61).
Phương thức này, một mặt nhấn mạnh đến việc trao quyền tự chủ trong việc sử
dụng “các gói ngân sách” cho các xã, mặt khác chú trọng đến đo lường “kết quả
của các khoản chi tiêu” nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình, hiệu quả trong sử
dụng ngân sách xã. Theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 130/2005/NĐCP, việc giao quyền tự chủ cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy định tại
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, hướng dẫn của
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và điều kiện thực tế tại địa phương để quyết định. Đối
với cấp xã, việc thực hiện tự chủ có thực sự cải thiện, nâng cao hiệu quả, hiệu
lực quản lý ngân sách xã, đảm bảo tính minh bạch và hiệu suất của bộ máy
chính quyền cấp xã hay không là vấn đề cần phải làm rõ. Vì thực tiễn cho thấy,
việc triển khai ở cấp xã rất chậm và khó khăn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính
năm 2008, mới có Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đã triển khai giao
thực hiện chế độ tự chủ cho 100% số xã, phường. Một số tỉnh , thành phố đang
thực hiện thí điểm ở một số xã như: Hà Giang 18 xã, Lâm Đồng 59/145 xã
2
(37%), Đà Nẵng 6/56 xã (10,7%), Long An 30% , các địa phương còn lại (trong
tổng số 55 tỉnh, thành phố có báo cáo) chưa triển khai thực hiện. Năm 2014,
việc giao tự chủ KPQLHC cho chính quyền cấp xã có hiệu lực nhưng thực tế
các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chưa triển khai cơ chế này. Vì rất nhiều
các nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
- Chưa có quy trình cụ thể hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ tại các xã;
- Tại các xã chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ của chính quyền cấp xã và cán bộ công chức xã (CBCC), cũng như
việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại các xã mang tính hình thức;
- Chưa phát huy vai trò chủ động của lãnh đạo xã trong công tác quản lý
ngân sách, tài chính xã;
- Các xã trong khu vực ĐBSH còn thụ động trong công tác kiện toàn bộ
máy, bố trí phân công và sắp xếp CBCC tại chính quyền cấp xã;
Do vậy, việc triển khai cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền
cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng là cần thiết. Nhằm đánh giá thực trạng
của cơ chế tự chủ, góp phần hoàn thiện cơ chế tự chủ về KPQLHC đối với
chính quyền cấp xã, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế tự chủ về
kinh phí quản lý hành chính đối với chính quyền cấp xã các tỉnh đồng
bằng sông Hồng” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là: xây dựng các giải pháp hoàn thiện cơ
chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng
nói riêng và Việt Nam nói chung, có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả
thi cao về tính hiệu lực, hiệu quả, linh hoạt, công bằng và trách nhiệm giải trình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình khoa học có liên quan; hệ thống hóa những
vấn đề lý luận chính quyền cấp xã, quản lý ngân sách cấp xã và cơ chế tự chủ
kinh phí quản lý hành chính đối với chính quyền cấp xã.
3
- Phân tích thực trạng cơ chế tự chủ về KPQLHC tại chính quyền cấp xã
các tỉnh ĐBSH. Đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế, tìm ra những kết quả
đạt được, hạn chế và nguyên của những hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ về KPQLHC tại chính
quyền cấp xã, đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính xã một
cách hiệu quả giai đoạn 2020 - 2025 tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Đưa ra kiến nghị cần có với các cơ quan có liên quan để hoàn thiện cơ
chế tự chủ về KPQLHC đối với chính quyền cấp xã và đảm bảo các giải pháp
của đề tài được thực hiện.
Theo đó luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính là gì?
Nội dung của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Các tiêu chí cần thiết để đánh giá mức độ hoàn
thiện cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính?
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Tại sao chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng
sông Hồng còn khó khăn khi triển khai cơ chế tự chủ KPQLHC?
- Câu hỏi nghiên cứu 4: Làm thế nào để chính quyền cấp xã thực hiện
được cơ chế tự chủ KPQLHC?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng cơ chế tự
chủ KPQLHC, quá trình triển khai cơ chế đối với chính quyền cấp xã các tỉnh đồng
bằng sông Hồng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu cơ chế tự chủ KPQLHC theo
Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 và Nghị định
117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ đối với chính
quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
+ Phạm vi thời gian: Các số liệu được thu thập trong khoảng thời gian 5
năm gần nhất, từ 2014 – 2018 (năm 2014 là năm bắt buộc các xã phải thực
4
hiện tự chủ kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 117), định hướng
nghiên cứu đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
+ Phạm vi nội dung: Làm rõ nội hàm của cơ chế tự chủ kinh phí quản lý
hành chính đối với chính quyền cấp xã: (i) kinh phí quản lý hành chính được
giao tự chủ; (ii)sử dụng kinh phí giao tự chủ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà
nước và pháp luật; về tổ chức bộ máy và Nhà nước … Trên cơ sở tập hợp, hệ
thống hóa các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề luận án, luận án
kế thừa có chọn lọc, phát triển các luận điểm nghiên cứu, đồng thời phát hiện
vấn đề nghiên cứu mới. Luận án tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu từ góc
độ của khoa học pháp lý, khoa học hành chính.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ nghiên cứu luận án, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn: Phương pháp này được sử
dụng bao trùm cả luận án. Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận về tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước để phân tích, đặc điểm tổ chức và hoạt động bộ máy
chính quyền cấp xã (chương 2, chương 3); kết hợp lý luận và thực tiễn làm cơ
sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính
quyền cấp xã (Chương 4).
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để phân tích các
quy định của pháp luật cũng như đặc điểm tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp xã, cơ sở lý luận của cơ chế tự chủ KPQLHC (chương 2) và quá
trình triển khai cơ chế này đối với chính quyền cấp xã, từ đó, rút ra các đánh giá
kết quả, hạn chế và nguyên nhân (Chương 3); xây dựng các giải pháp hoàn
thiện phù hợp với lý luận và thực tiễn (Chương 4).
5
- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong tổng thể luận án nhằm sâu
chuỗi các nội dung, có kế thừa và kết cấu hợp lý, chặt chẽ giúp luận án đạt
được mục đích, yêu cầu đề ra.
- Phương pháp thu thập số liệu, điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi
- Thu thập số liệu qua các báo cáo quyết toán NSX, Nghị quyết về định
mức phân bổ chi thường xuyên của 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng, hướng dẫn
thực hiện cơ chế tự chủ về KPQLHC tại một số tỉnh, thành phố trong khu vực
từ năm 2014 đến 2018.
- Thu thập thông qua việc tham dự các hội thảo về đổi mới cơ chế tài chính,
tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.
- Để đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ KPQLHC và quá trình triển khai
cơ chế này đối với chính quyền cấp xã các tỉnh ĐBSH, NCS xây dựng bảng hỏi
gồm 20 câu, khảo sát tại 500 xã, phường, thị trấn thuộc 04 tỉnh, thành phố (Hà
Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam). Các tỉnh, huyện được chọn khảo sát có
tính đại diện những địa phương là thành phố trung tâm, đang đô thị hóa nhanh,
địa phương đang xây dựng nông thôn mới, địa phương còn nhiều khó khăn về
nguồn thu. Toàn bộ số liệu, được xử lý theo quy định, sử dụng để làm sáng tỏ
những vấn đề liên quan cơ chế tự chủ KPQLHC và quá trình triển khai cơ chế
này đối với chính quyền cấp xã các tỉnh ĐBSH để phân tích, chứng minh thực
trạng cũng như đề xuất các giải pháp (Chương 3, Chương 4).
6. Đóng góp của luận án
Về mặt lí luận: Luận án đã hệ thống hóa, làm rõ lý luận về của cơ chế tự chủ
về KPQLHC đối với chính quyền cấp xã; (1) Xác định nội dung và các nhân tố ảnh
hưởng tới cơ chế tự chủ KPQLHC, (2) Xây dựng 03 các tiêu chí đánh giá mức độ
hoàn thiện cơ chế tự chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp xã, trong trường hợp cụ
thể tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
6
Về mặt thực tiễn: (1) Luận án đã góp phần làm rõ thực trạng cơ chế tự
chủ KPQLHC đối với chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng. (2)
Đánh giá mức độ hiệu lực, hiệu quả, linh hoạt và công bằng của cơ chế tự chủ
về KPQLHC đối với chính quyền cấp xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng; tìm ra
kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. (3) Luận án đã có một số
đề xuất mới về: qui trình thực hiện cơ chế tự chủ, xây dựng qui chế chi tiêu nội
bộ, tiêu chí đánh giá mưc độ hoàn thành nhiệm vụ của chính quyền cấp xã và
CBCC xã, (nhiều xã đã tham khảo và sử dụng); thay đổi chu trình NSX và kiểm
soát chi thường xuyên NSX hướng theo kết quả đầu ra.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, sơ đồ, bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham
khảo, luận án kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế tự chủ kinh phí
quản lý hành chính đối với chính quyền cấp xã.
Chương 3: Thực trạng cơ chế tự chủ kinh phí quản lý hành chính đối với
chính quyền cấp xã tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ về kinh phí quản lý hành
chính đối với chính quyền cấp xã tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng.