Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở Việt Nam đến năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé tµi chÝnh
Häc viÖn tµi chÝnh
------------- -------------
TR¦¥NG ANH DòNG
HOµN THIÖN C¥ CHÕ QU¶N Lý TµI CHÝNH
THóC §ÈY PH¸T TRIÓN D¹Y NGHÒ ë VIÖT NAM
§ÕN N¡M 2020
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 62.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Nguyễn Trọng Thản
2. TS. Nguyễn Tiến Dũng
Hµ néi, n¨m 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trương Anh Dũng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................5
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
DẠY NGHỀ .............................................................................................................10
1.1. DẠY NGHỀ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN
DẠY NGHỀ.........................................................................................................10
1.1.1. Dạy nghề và các hệ thống dạy nghề .......................................................10
1.1.2. Các yếu tố tác động tới phát triển dạy nghề ...........................................16
1.1.3. Vai trò của dạy nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội.........................24
1.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DẠY NGHỀ .......................................26
1.2.1. Khái niệm về cơ chế quản lý tài chính dạy nghề....................................26
1.2.2. Nội dung cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ..........................................30
1.2.3. Vai trò của cơ chế quản lý tài chính dạy nghề .......................................42
1.2.4. Các yếu tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính dạy nghề...................43
1.2.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ............47
1.3. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
DẠY NGHỀ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM .........................................49
1.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài về cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ............49
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................57
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................59
Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DẠY NGHỀ
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2013 .................................................................61
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM...................61
2.1.1. Các quy định về hệ thống dạy nghề và chính sách phát triển dạy nghề ở
Việt Nam...........................................................................................................61
2.1.2. Thực trạng hệ thống cơ sở dạy nghề ......................................................66
2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng hệ thống dạy nghề ..................................70
iii
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DẠY NGHỀ Ở
VIỆT NAM ..........................................................................................................74
2.2.1. Thực trạng cơ chế quản lý huy động, tạo lập nguồn lực tài chính
dạy nghề............................................................................................................74
2.2.2. Thực trạng cơ chế quản lý phân bổ, sử dụng tài chính dạy nghề ...........92
2.2.3. Thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính dạy nghề.....................116
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng cơ chế quản lý tài chính dạy nghề........120
Kết luận Chương 2 ................................................................................................123
Chương 3: 124GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.....124
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020..........................124
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2020..................................124
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển dạy nghề Việt Nam đến năm 2020.....125
3.1.3. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ....127
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THÚC
ĐẨY PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.............130
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý huy động nguồn lực tài chính .......130
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý phân bổ, sử dụng tài chính............141
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính ......158
3.2.4. Nhóm giải pháp cải thiện tính minh bạch và công khai tài chính ........164
3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực bộ máy quản lý tài chính .............166
3.3. LỘ TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.............168
3.3.1. Lộ trình thực hiện các giải pháp...........................................................168
3.3.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp ........................................................170
Kết luận Chương 3 ................................................................................................172
KẾT LUẬN............................................................................................................173
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................176
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQLDN Cán bộ quản lý dạy nghề
CĐN Cao đẳng nghề
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hóa
CSDN Cơ sở dạy nghề
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
ĐMKTKT và TC, TCCL Định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng
GD-ĐT Giáo dục - đào tạo
GVDN Giáo viên dạy nghề
ILO Tổ chức lao động quốc tế
KH-ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KT-XH Kinh tế - xã hội
LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội
MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn
NCS Nghiên cứu sinh
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
SCN Sơ cấp nghề
TCN Trung cấp nghề
TTDN Trung tâm dạy nghề
UBND: Ủy ban nhân dân
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm của dạy nghề với các bậc giáo dục khác ..................................11
Bảng 2.1. Chi NSNN cho dạy nghề giai đoạn 2007-2013 ........................................77
Bảng 2.2. Thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp giai đoạn 2010-2012 của 40 trường
nghề được lựa chọn đầu tư thành trường nghề chất lượng cao.................................86
Bảng 2.3. Định mức phân bổ cho giáo dục đào tạo năm 2011 .................................93
Bảng 2.4: So sánh kinh phí chi thường xuyên/học sinh giữa các trường ...............102
Bảng 2.5. So sánh bình quân chi thường xuyên/học sinh học nghề quy đổi
giai đoạn 2001-2013................................................................................................103
Bảng 2.6. Tổng hợp kiểm tra, giám sát đề án 1956 giai đoạn 2010-2012 ..............119
Bảng 2.7: Mã nghề cấp II theo các trình độ dạy nghề ............................................146
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Minh họa về hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch lớn ......................13
Hình 1.2 - Các yếu tố tác động tới phát triển dạy nghề ............................................16
Hình 1.3. Những lý luận tán thành và phản đối ........................................................27
về trách nhiệm tài chính cho dạy nghề giữa các bên [30].........................................27
Hình 1.4. Nội dung cơ chế quản lý tài chính dạy nghề.............................................31
Hình 2.1. Mô hình phân cấp quản lý dạy nghề ở Việt Nam .....................................65
Hình 2.2. Cơ cấu nguồn lực tài chính cho dạy nghề giai đoạn 2007-2013...............74
Hình 2.3. Diện tích thư viện so với tiêu chuẩn và qui mô đào tạo..........................108
Hình 2.4. So sánh cơ cấu chi cho dạy nghề 2006-2010 và 2011-2013...................111
Biểu 2.1. Mạng lưới CSDN giai đoạn 2007-2013 ....................................................67
Biểu 2.2: Tuyển sinh học nghề giai đoạn 2007-2013 ...............................................68
Biểu 2.3. Một số nghề đào tạo phổ biến chia theo trình độ đào tạo và số lượng
trường CĐN đăng ký đào tạo ....................................................................................69
Biểu 2.4. Tốc độ tăng NSNN cho dạy nghề giai đoạn 2007-2013............................78
Biểu 2.5. Nguồn thu học phí học nghề giai đoạn 2007-2013 ...................................83
Biểu 2.6. So sánh nguồn thu học phí với chi thường xuyên và chi NSNN cho dạy
nghề giai đoạn 2007-2013.........................................................................................84
Biểu 2.7. Chi thường xuyên cho dạy nghề giai đoạn 2007-2013............................100
Biểu 2.8: Chi XDCB cho dạy nghề giai đoạn 2007-2013.......................................105
Biểu 2.9. Diện tích phòng học lý thuyết, xưởng thực hành so với tiêu chuẩn và qui
mô đào tạo tại các trường CĐN ..............................................................................106
Biểu 2.10. Diện tích phòng học lý thuyết, xưởng thực hành so với qui mô đào tạo tại
các trường TCN.......................................................................................................106
Biểu 2.11. Diện tích ký túc xá so với tiêu chuẩn và qui mô đào tạo của các trường
CĐN và TCN...........................................................................................................107
Biểu 2.12: Chi CTMTQG cho dạy nghề giai đoạn 2007-2013...............................109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, dạy nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển cả về
quy mô và chất lượng đào tạo, bước đầu đáp ứng được yêu cầu nhân lực kỹ thuật trực
tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho nền kinh tế, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm
nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Đóng góp vào những kết quả đó có vai trò quan
trọng, mang tính quyết định của các nguồn lực tài chính cho dạy nghề. Từ khi có Luật
Dạy nghề đến nay, chi NSNN cho dạy nghề tăng 3,2 lần, trong đó chi thường xuyên
tăng 2,6 lần, chi đầu tư tăng 3,6 lần và chi CTMTQG tăng hơn 4 lần.
Theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 nước ta
về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt mục tiêu đó, Đảng
và Nhà nước đã xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao là một trong ba giải pháp đột phá chiến lược, trong đó dạy nghề có vai trò hết sức
quan trọng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề
thời kỳ 2011-2020 với mục tiêu đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng
đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và
trên thế giới.
Để đạt được những mục tiêu to lớn đó, bên cạnh việc tăng cường huy động
các nguồn lực tài chính cho dạy nghề thì yêu cầu quản lý, sử dụng tài chính dạy
nghề sao cho hiệu quả cũng đang được đặt ra như là một trong những giải pháp có
tính đột phá, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đang thúc đẩy tiến trình đổi mới
quản lý tài chính công nói chung, đổi mới cơ chế quản lý tài chính và cơ chế hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên đây, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở Việt Nam đến
năm 2020” để làm luận án tiến sĩ kinh tế.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của
luận án về đề tài này là tìm kiếm được giải pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm
giải quyết những điểm hạn chế, bất cập hiện nay về cơ chế quản lý tài chính dạy
nghề, qua đó sẽ tạo động lực để thúc đẩy dạy nghề nước ta phát triển theo mục tiêu
Chiến lược đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Những nhiệm
vụ cụ thể để thực hiện mục đích nghiên cứu là:
- Hệ thống hoá và phát triển thêm những vấn đề lý luận về dạy nghề, cơ chế
quản lý tài chính dạy nghề.
- Tổng kết kinh nghiệm của một số nước về cơ chế quản lý tài chính dạy
nghề; rút ra được một số bài học kinh nghiệm có giá trị có thể nghiên cứu áp dụng
cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về dạy nghề, cơ chế quản lý tài chính dạy
nghề ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng nêu trên.
- Đề xuất quan điểm và các giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
thúc đẩy phát triển dạy nghề ở Việt Nam, phù hợp với những thay đổi về hoàn cảnh
KT-XH trong nước và quốc tế thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ
chế quản lý tài chính dạy nghề ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Về nội dung: Tài chính dạy nghề được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
Với mỗi nguồn tài chính lại có cơ chế quản lý riêng khó có thể gộp để nghiên cứu và
phản ánh trong phạm vi một luận án. Do đó, nội dung nghiên cứu của luận án chỉ giới
hạn về lý luận và thực tiễn của cơ chế huy động, cơ chế phân bổ, sử dụng và cơ chế
kiểm tra, giám sát tài chính từ nguồn NSNN và thu sự nghiệp của hệ thống dạy nghề
công lập (không bao gồm nguồn tài chính huy động từ nước ngoài), nhìn từ góc độ
của cơ quan tài chính tổng hợp.
3
- Về không gian và thời gian: Trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc
tế để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ở
Việt Nam từ năm 2007 (kể từ khi Luật Dạy nghề có hiệu lực thi hành) đến năm
2013; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính dạy nghề
ở Việt Nam phù hợp với những thay đổi về hoàn cảnh KT-XH trong nước và quốc
tế đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu; trong đó lấy phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương
pháp luận cơ bản, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như
tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh, qui nạp, diễn dịch... để làm sáng tỏ vấn đề cần
nghiên cứu. Trong số các phương pháp nêu trên, thì phương pháp tổng hợp, thống kê,
đối chiếu, so sánh và phương pháp quy nạp, diễn dịch là các phương pháp chủ đạo để
giúp tác giả hoàn thành luận án.
Phương pháp tổng hợp, thống kê, được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập
được từ nhiều nguồn khác nhau: Các tỉnh, thành phố; Vụ NSNN- Bộ Tài chính, Tổng
cục Dạy nghề. Ngoài ra, thông tin còn được thu thập trên các phương tiện thông tin đại
chúng như các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, internet...
Phương pháp đối chiếu, so sánh: sau khi thu thập số liệu từ các nguồn khác
nhau, tác giả tiến hành đối chiếu, so sánh để chọn được các thông tin có độ tin cậy
phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Những phân tích định lượng đã giúp cho việc đánh giá và đưa ra kết luận có
căn cứ khoa học và tin cậy hơn.
Phương pháp qui nạp, diễn dịch: dựa trên những số liệu, thông tin thực tế thu
thập được, tác giả tiến hành phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ở
Việt Nam; từ đó rút ra nhận xét về kết quả thực hiện, những hạn chế, nguyên nhân
còn tồn tại. Trên cơ sở những kết luận rút ra từ phương pháp quy nạp, luận án đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính dạy nghề Việt Nam phù
hợp những thay đổi về hoàn cảnh KT-XH trong nước và quốc tế đến năm 2020.
4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống hóa, phân tích và phát triển thêm
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống dạy nghề, các nguồn tài
chính đầu tư cho dạy nghề, cơ chế quản lý tài chính dạy nghề, các nhân tố ảnh hưởng
đến cơ chế quản lý tài chính dạy nghề, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
về cơ chế quản lý tài chính dạy nghề và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng cơ chế
quản lý tài chính dạy nghề ở Việt Nam thời gian qua. Điểm nổi bật về ý nghĩa thực
tiễn của luận án về đề tài này chính là ở những kết quả đích thực về việc chỉ ra được
những mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế
quản lý tài chính dạy nghề ở Việt Nam từ góc độ các văn bản pháp lý và quá trình tổ
chức thực hiện các văn bản này. Đây là những luận cứ quan trọng để tác giả đưa ra
các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ở
nước ta trong thời gian tới.
6. Kết cấu chung của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính dạy nghề.
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính dạy nghề ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển
dạy nghề ở Việt Nam đến năm 2020.
5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, các chính sách, cơ chế
tài chính cho GD-ĐT và dạy nghề cũng đã và đang từng bước được đổi mới và hoàn
thiện nhằm huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội và nâng cao hiệu quả đầu
tư để phát triển lĩnh vực này. Trong thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi
mới cơ chế quản lý tài chính cho GD-ĐT nói chung và cho dạy nghề nói riêng theo
các quy mô và cấp độ khác nhau như:
- Về vai trò, vị trí của dạy nghề trong nền kinh tế thị trường, đã có một số
công trình nghiên cứu được tập hợp trong cuốn sách “Đổi mới căn bản, toàn diện
GD-ĐT Việt Nam” [2]. Trong phần II của cuốn sách - “Đổi mới và phát triển dạy
nghề ở Việt Nam”, các nhà khoa học, nhà quản lý đã nghiên cứu, phân tích những
quan điểm của Đảng, đánh giá những chính sách của Nhà nước về phát triển dạy
nghề ở nước ta và đưa ra các luận điểm về vai trò, vị trí của dạy nghề đối với phát
triển kinh tế xã hội, là vấn đề quan trọng hàng đầu trong đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục Việt Nam. Trong đó, trọng tâm là đổi mới quản lý nhà nước và hoàn thiện
cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển dạy nghề; đẩy mạnh xã hội hóa và mở
rộng hợp tác quốc tế; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cùng với việc
tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước để thực hiện đổi mới và phát triển dạy nghề.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu, hệ thống hóa
những vấn đề mang tính lý luận về dạy nghề, các hệ thống dạy nghề, các yếu tố tác
động tới phát triển dạy nghề; chưa có bài viết nào đánh giá tổng thể thực trạng dạy
nghề ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013.
- Về cơ chế quản lý tài chính, ngân sách dạy nghề nói riêng và GD-ĐT nói
chung, có một số công trình nghiên cứu như:
+ Báo cáo của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) về “Cấp tài chính cho
dạy nghề Việt Nam” (2007) [22] đã tiến hành thực hiện tìm hiểu thực tế nhằm đánh
giá thực trạng cấp tài chính cho dạy nghề và đề xuất các hoạt động tiếp theo cần
thực hiện để hướng đến một hệ thống cấp tài chính bền vững cho dạy nghề. Mặt
được của bản báo cáo này là đã trình bày tổng quan về thực trạng cấp tài chính cho
6
Dạy nghề ở Việt Nam ở các cơ sở dạy nghề công lập, các cở sở dạy nghề tư nhân,
các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp; đề cập tới các chính sách phù hợp của
Chính phủ đối với đổi mới cơ chế cấp tài chính cho dạy nghề; báo cáo cũng đưa ra
nột số vấn đề và các giải pháp lựa chọn về tài chính dạy nghề và khẳng định việc
tiếp tục xây dựng hệ thống tài chính chỉ là một phần việc trong toàn bộ quá trình đổi
mới dạy nghề, và cơ chế tài chính mới sẽ chỉ mang lại tác động mong đợi khi nó
được thực thi cùng với việc đổi mới các thành tố khác của hệ thống.
+ Nghiên cứu của các chuyên gia công bố tại Hội nghị khu vực về đào tạo
nghề tại Việt Nam tháng 10 năm 2012 do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức và Bộ
LĐTBXH tổ chức có một số bài viết nêu tài chính bền vững cho đào tạo nghề là
một yếu tố quan trọng để thực hiện chức năng của các hệ thống đào tạo nghề [23].
Đặc biệt là mối quan hệ trực tiếp giữa việc đảm bảo nguồn lực tài chính đầy đủ cho
đội ngũ giáo viên dạy nghề có năng lực, cơ sở vật chất học nghề… và chất lượng
đầu ra được kỳ vọng để thực hiện đào tạo nghề theo các tiêu chuẩn nghề. Việc nâng
cao chất lượng đầu ra thường hàm ý là việc tăng thêm các yêu cầu về tài chính. Ở
Việt Nam và nhiều nước ASEAN khác, việc tăng thêm các yêu cầu về tài chính
cũng xuất phát từ công tác mở rộng hệ thống đào tạo nghề do gia tăng dân số và nhu
cầu đang tăng lên về nhân lực có chất lượng. Trước bối cảnh gia tăng cạnh tranh đối
với những nguồn lực tài chính công có hạn cũng như các yêu cầu tài chính cho việc
mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu khiến việc đảm
bảo tài chính bền vững cho đào tạo nghề trở thành một thách thức chính và là vấn
đề then chốt của các nỗ lực phát triển đào tạo nghề. Về mặt này, việc giải quyết các
yêu cầu tài chính đối với đào tạo nghề hướng cầu là một vấn đề rất quan trọng. Nó
bao gồm thông tin về chi phí thực tế, các nguồn phát sinh chi phí chính và các chi
phí giới hạn theo tính khả thi. Một vấn đề quan trọng khác đó là huy động các
nguồn tài trợ bổ sung cho tài chính công, tập trung chủ yếu vào các khoản đóng góp
của các doanh nghiệp và các học viên (từ cha mẹ) với vai trò là các bên tham gia và
những người hưởng lợi. Vấn đề cốt yếu thứ ba đó là quản lý và phân bổ nguồn vốn,
tập trung vào tính minh bạch, trách nhiệm giải trình cũng như hiệu suất và hiệu quả
của nguồn vốn thông qua cơ chế phân bổ dựa trên sự thực hiện.
7
Tuy nhiên, báo cáo nêu trên không đưa ra được những vấn đề mang tính lý
luận về các nguồn tài chính đầu tư cho dạy nghề, cơ chế quản lý tài chính dạy nghề,
các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính dạy nghề; chưa nêu được cụ thể
kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về cơ chế quản lý tài chính dạy nghề
và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. Phần thực trạng trong báo cáo cũng
trình bày có tính tổng quát, chưa đi sâu phân tích đánh giá thực trạng cơ chế quản lý
tài chính dạy nghề ở Việt Nam thời gian qua. Chưa làm rõ những mặt được, mặt
chưa được và nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính dạy
nghề ở Việt Nam từ góc độ các văn bản pháp lý và quá trình tổ chức thực hiện các
văn bản này.
+ Luận án của tác giả Trần Thị Thu Hà (1993), Bộ Giáo dục và Đào tạo với đề tài
"Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý hệ thống ngân sách, hệ thống giáo dục quốc dân"
[8]. Luận án thực hiện trong bối cảnh nước ta đã và đang từng bước chuyển sang cơ chế
kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, với sự xuất hiện của
những bất cập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những lập luận về mối quan hệ giữa
đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN với đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân là khá
chặt chẽ và có sức thuyết phục. Tuy nhiên, Luận án chưa đi sâu phân tích được những
đặc thù của từng cấp bậc học trong hệ thống giáo dục để đề xuất cơ chế quản lý tài chính
cho phù hợp.
+ Luận án của tác giả Đặng Văn Du (2004), Học viện Tài chính với đề tài
"Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học"[5]. Luận án
chọn vấn đề nghiên cứu nhằm giải quyết những bức xúc trong sử dụng tài chính như
là một trong những công cụ để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học
công lập. Luận án ủng hộ cho việc triển khai "áp giá dịch vụ" đối với cấp giáo dục
đại học; bởi nó vừa là con đường tạo nguồn tài chính quan trọng cho các cơ sở giáo
dục đại học, vừa buộc người tiêu dùng phải quan tâm đến góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo. Tuy nhiên, do những đặc thù của đào tạo đại học so với dạy nghề
nên có một số nghiên cứu của Luận án khi vận dụng ở lĩnh vực dạy nghề là không
phù hợp.
8
+ Luận án của tác giả Nguyễn Anh Thái (2008), Học viện Tài chính với đề
tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học của Việt
Nam"[18]; Luận án của tác giả Phạm Văn Ngọc (2007), Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh với đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đại học quốc gia
trong tình hình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay"[13]; Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ GD-ĐT của PGS.TS Vũ Duy Hào là chủ nhiệm
(2006), với đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học
công lập khối kinh tế ở Việt Nam"[10]. Các nghiên cứu trên đây đã hệ thống hoá
một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và dựa vào đặc điểm, tính chất hoạt động
của các trường đại học, luận án đề xuất các giải pháp về cơ chế quản lý tài chính ở
tầm vĩ mô, vi mô đối với các trường đại học nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính trong các trường đại học ở Việt Nam như cơ chế tạo nguồn tài chính; cơ chế
quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính; quản lý tài sản; kiểm tra, kiểm
soát tài chính và xây dựng và tăng cường hệ thống quản trị đối với các trường đại
học. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về lý luận, thực trạng và giải pháp đề cập sâu
tới nội hàm của cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là các phương pháp, hình thức và
những công cụ được thiết lập ra để quản lý, giám sát các nguồn lực tài chính trong
quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng nhằm đạt mục tiêu quản lý.
+ Nghiên cứu của TS. Nguyễn Trường Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Hành
chính Sự nghiệp - Bộ Tài chính với bài viết Đổi mới cơ chế tài chính gắn với nâng
cao chất lượng đào tại đại học trong kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối
với giáo dục đại học” do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài
chính phối hợp tổ chức, Hà Nội năm 2012 [25]. Bài viết đã nêu và phân tích yêu cầu
và cơ sở pháp lý thực hiện đổi mới; yêu cầu thực tiễn đòi hỏi đổi mới và đề xuất
một số giải pháp đổi mới cơ chế tài chính như: từng bước tính đủ chi phí đào tạo
cần thiết trong học phí; đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực từ NSNN; đổi mới cơ chế
tự chủ tự chịu trách nhiệm tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập; đổi
mới cơ chế hỗ trợ chi phí đào tạo đối với người học; có chính sách khuyến khích,
gắn kết giữa đào tạo với NCKH… Tuy nhiên, bài viết chưa đưa ra được những khái