Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện chính sách thị trường và Marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình :Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Chuyên ngành: Thương mại
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
945.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
788

Hoàn thiện chính sách thị trường và Marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình :Luận án Tiến sĩ Kinh tế - Chuyên ngành: Thương mại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

= = = = =  = = = = =

LÊ THỊ KIM HOA

hoµn thiÖn chÝnh s¸ch thÞ tr-êng

vµ mARKETING CHO C¸C S¶N PHÈM CHñ YÕU

CñA C¸C LµNG NGHÒ ë TØNH TH¸I B×NH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

= = = = =  = = = = =

LÊ THỊ KIM HOA

hoµn thiÖn chÝnh s¸ch thÞ tr-êng

vµ mARKETING CHO C¸C S¶N PHÈM CHñ YÕU

CñA C¸C LµNG NGHÒ ë TØNH TH¸I B×NH

Chuyên ngành : Thương mại

Mã số : 62.34.10.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1: PGS.TS Nguyễn Văn Lịch

2: T.S Nguyễn Tiến Dũng

HÀ NỘI - 2010

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất

nước và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú ý đến sự

phát triển kinh tế của đất nước, trong đó phải kể đến sự phát triển kinh tế của khu

vực nông thôn. Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH, khuyến khích

phát triển khu vực kinh tế dân doanh, nhất là các làng nghề; đẩy mạnh xuất khẩu và

hướng hoạt động xuất khẩu đóng vai trò là động lực hàng đầu trong thúc đẩy phát

triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông thôn sang các ngành

nghề tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, phát triển các ngành nghề phi nông

nghiệp ở nông thôn (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,...) là những chủ

trương và định hướng lớn trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước

ta trước mắt và lâu dài. Nghị quyết Đại hội Đảng X đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh các

ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và dịch vụ ở nông

thôn”, “Khuyến khích tối đa mọi người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển công

nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn”.

Ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn là những hoạt động kinh tế phi

nông nghiệp như: CN-TTCN và các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống

có quy mô nhỏ và vừa, với các thành phần kinh tế như: Hộ gia đình, hộ sản xuất

(gọi chung là hộ) và các tổ chức kinh tế khác như: Hợp tác xã, doanh nghiệp tư

nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (gọi chung là cơ sở kinh doanh). Phát triển các

ngành nghề phi nông nghiệp, các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn có

vai trò quan trọng trong tạo việc làm, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ đói nghèo, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ

trọng CN-TTCN, dịch vụ theo hướng CNH-HĐH.

Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với phát triển nông nghiệp nông thôn

và các làng nghề, đây là một trong những nét đặc trưng về truyền thống kinh tế, văn

hoá, xã hội của nông thôn Việt Nam. Các làng nghề có vai trò, vị trí rất quan trọng

2

trong phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nói riêng, phát triển

kinh tế nông thôn nói chung. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ có khả năng

đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước, mà còn được xuất khẩu

sang nhiều thị trường nước ngoài, có khả năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của

các thị trường “ngách” trên thị trường thế giới.

Cũng như cả nước, một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở Thái Bình

tham gia xuất khẩu ngày càng tăng về chủng loại, khối lượng và kim ngạch. Tuy

nhiên, còn nhiều tiềm năng to lớn của các làng nghề ở Thái Bình chưa được huy

động, khai thác và phát huy. Sự phục hồi và phát triển của các làng nghề truyền

thống còn mang nặng tính tự phát, chưa có định hướng và chưa theo quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Sản phẩm chủ yếu của không ít

các làng nghề ở Thái Bình còn bị ứ đọng lớn, không tiêu thụ được ở thị trường trong

nước và không tìm được thị trường xuất khẩu, mà nguyên nhân cơ bản nhất là do

Thái Bình chưa hoạch định, triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách thị

trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở Tỉnh Thái Bình.

Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chính sách thị trường và

marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình nhằm khôi

phục thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường mới, góp phần

phát triển sản xuất kinh doanh cho các làng nghề nói riêng, phát triển kinh tế nông

thôn ở Thái Bình nói chung.

Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện chính

sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh

Thái Bình” để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế của mình

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Phát triển kinh tế và kinh doanh làng nghề trong thời kỳ CNH-HĐH là vấn

đề có tính cấp thiết và có ý nghĩa, vì vậy đã được các cấp, các cơ quan, các tổ chức

và Nhà nước quan tâm; trong thời gian qua có một số công trình nghiên cứu đã

được công bố, như:

3

- “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của

các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010” - Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ (Bộ Công Thương) - T.S Trần Công Sách chủ nhiệm.

- “Dự án nghiên cứu về năng lực cạnh tranh một số sản phẩm của làng nghề

truyền thống ở nước ta” - Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Cục Xúc

tiến thương mại, Bộ Công Thương hợp tác với Cơ quan xúc tiến Nhật Bản và Mỹ.

- “Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tính cạnh tranh trên thị

trường quốc tế” - Dự án của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện với

sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

- “Chiến lược marketing cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

trong thiên niên kỷ mới” - Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Đoàn Kim - Trường Đại

học Kinh tế Quốc dân.

- “Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề

ở Tỉnh Thái Bình” - Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Thanh Tùng - Trường Đại

học Bách Khoa.

- “Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề

của tỉnh Thái Bình” - Luận văn thạc sĩ kinh tế của Lê Thị Kim Hoa - Trường Đại

học Thương mại.

- Nhiều bài viết của các nhà khoa học đăng trên các báo, tạp chí về công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển thương nghiệp và thị

trường nông thôn,...

Những công trình nghiên cứu đó đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh

vực làng nghề, như:

+ Đã làm rõ một số vấn đề lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống

(LNTT), về chiến lược marketing có thể vận dụng đối với các doanh nghiệp tại các

làng nghề thủ công mỹ nghệ, vai trò của các chính sách góp phần đẩy mạnh tiêu thụ

sản phẩm của các LNTT và thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề ở nước ta.

+ Đánh giá được thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các LNTT, về năng lực

cạnh tranh một số sản phẩm của LNTT, về thực trạng hoạt động marketing của các

4

làng nghề thủ công mỹ nghệ ở nước ta, nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng thị

trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ở tỉnh Thái Bình.

+ Đề xuất được các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các LNTT ở

Bắc Bộ thời kỳ đến 2010, các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh cho các sản phẩm của LNTT, các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các sản

phẩm thủ công mỹ nghệ có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đề xuất chiến

lược marketing cho các doanh nghiệp tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam

trong giai đoạn 2005-2010.

Những công trình nghiên cứu đó đã đề cập đến việc tiêu thụ sản phẩm làng

nghề, việc tổ chức, quản lý nhằm phát triển kinh tế làng nghề nói chung,... Tuy

nhiên, việc nghiên cứu một cách đồng bộ và hệ thống về chính sách thị trường và

marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề tại một địa phương (cụ thể

là ở tỉnh Thái Bình) và đề xuất các giải pháp cần thiết để hoàn thiện chính sách thị

trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở địa phương đó

đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 thì chưa có công trình nào nghiên cứu và

công bố.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề, về phát triển kinh

tế làng nghề ở nước ta; các chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm

của các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam.

- Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu quá trình phát triển của các làng nghề ở

tỉnh Thái Bình, tiến hành phân tích đánh giá thực trạng việc hoạch định chính sách

thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái

Bình, từ đó chỉ ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.

- Đề xuất các giải pháp cần thiết để hoàn thiện chính sách thị trường và

marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở Thái Bình đến năm 2015,

và tầm nhìn đến năm 2020.

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Nội dung và những vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách thị trường và

marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình được thực

hiện ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

* Phạm vi nghiên cứu

- Làng nghề nghiên cứu ở đây bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng

nghề mới.

- Các làng nghề ở Tỉnh Thái Bình với những sản phẩm rất đa dạng, phong

phú nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 2 nhóm sản phẩm chủ yếu: Nhóm sản

phẩm thủ công truyền thống và nhóm chế biến nông sản, thủy hải sản.

- Phạm vi số liệu khảo sát điều tra chủ yếu là ở các làng nghề thuộc các

huyện, thành phố trên địa bàn Tỉnh Thái Bình, thời gian từ 1996 đến nay.

- Đề tài chủ yếu tiếp cận trên góc độ quản lý vi mô và tập trung nghiên cứu

phương hướng và các giải pháp về tiêu thụ sản phẩm, từ đó đưa ra những giải pháp

cụ thể về quy mô, tổ chức, quy hoạch và đề xuất hoàn thiện các chính sách thị

trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của làng nghề ở Thái Bình tới năm

2015, tầm nhìn đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Các phương pháp cụ thể khác như: Các phương pháp phân tích hệ thống,

tổng hợp, thống kê, điều tra thực tế, kết hợp lý luận với thực tiễn,... Việc điều tra

khảo sát thực tế được tiến hành bằng phương pháp điều tra xã hội học, kết hợp với

việc kế thừa các kết quả nghiên cứu khảo sát của các cơ quan, ban ngành, các cấp

quản lý trực tiếp,...

6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Đưa ra những căn cứ có tính khoa học các vấn đề lý luận cơ bản về chính

sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của làng nghề ở nước ta

6

trong giai đoạn hội nhập kinh tế gắn với yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp nông

thôn.

- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình triển khai chính sách thị

trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình

trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đề xuất những quan điểm, định hướng, mục tiêu cơ bản và các giải pháp

chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ

yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình thời kỳ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm

2020. Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quản lý Nhà nước để tạo môi trường và

điều kiện triển khai chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu

của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình.

7. Ý nghĩa của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp thêm cơ sở khoa học để các cấp

chính quyền và các ban ngành có liên quan ở Thái Bình tham khảo khi hoạch định

chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở

tỉnh Thái Bình. Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên

cứu và giảng dạy những nội dung có liên quan ở các trường Đại học và Cao đẳng

khối Kinh tế.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố, danh mục

tài liệu tham khảo và phụ lục; luận án được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách thị trường và

marketing cho các sản phẩm chủ yếu của làng nghề ở nước ta.

Chương 2: Thực trạng chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm

chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình.

Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách thị trường và

marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình đến năm

2015, tầm nhìn đến năm 2020.

7

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ CHÍNH SÁCH THỊ TRƯỜNG VÀ MARKETING

CHO CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA LÀNG NGHỀ Ở NƯỚC TA

1.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của làng nghề trong cấu trúc kinh tế nông

nghiệp và nông thôn nước ta

1.1.1.1. Khái niệm về làng nghề

Một trong những nét đặc sắc của tổ chức kinh doanh ở nông thôn Việt Nam

là việc hình thành các làng nghề. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì “Làng nghề là

làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi gà, lợn,... còn có một số

nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ,…) song đã nổi trội một nghề cổ

truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên

nghiệp, sống chủ yếu được bằng nghề đó” [31, tr.38-39]. Như vậy, làng nghề có thể

được quan niệm là làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công hầu như được

tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập. Trong các làng này, tồn tại đan

xen nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và phức tạp.

Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bó hẹp trong

phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng trên cùng một tiểu

vùng địa lý kinh tế, cùng sản xuất một số chủng loại mặt hàng truyền thống hoặc

cùng kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mật thiết với nhau

về kinh tế, xã hội. Mặt khác, có những xã tất cả các làng trong xã đều là làng nghề,

trong trường hợp này người ta gọi là xã nghề. Khi nói đến một làng nghề ta không

chỉ chú ý đến các mặt đơn lẻ, mà phải chú ý đến nhiều mặt, trong cả không gian và

thời gian, nghĩa là phải quan tâm tới tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó,

trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp

nghệ thuật,... Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ

các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu

đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu

8

hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có

những ước chế xã hội và gia tộc. Sự liên kết hỗ trợ nhau về nghề, kinh tế, kỹ thuật,

đào tạo,... giữa các gia đình, các tổ nghề đã tạo nên làng nghề ngay trên đơn vị cư

trú của họ.

Ngành nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề cũng được mở rộng, bao gồm

các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như: CN-TTCN, các dịch vụ phục vụ sản

xuất và đời sống có quy mô vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các tổ chức

kinh doanh như: hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty cổ phần,…

Làng nghề thường xuất hiện theo những con đường chủ yếu sau:

- Có nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề, nghệ nhân này được suy tôn là

tổ nghề.

- Từ một số cá nhân hay gia đình dòng họ có những kỹ năng và có sự sáng

tạo nhất định.

- Do những người đi nơi khác học sau đó dạy lại, truyền lại.

- Một số làng nghề gần đây mới hình thành do chủ trương của địa phương về

phát triển nghề phụ.

- Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan tỏa dần từ một số làng nghề

truyền thống, tạo ra một cụm làng nghề, xã nghề ở vùng lân cận.

Về tiêu chí làng nghề, hiện nay tuy việc xây dựng và xác định tiêu chí làng

nghề chưa thật thống nhất, ở mỗi nơi có làng nghề đều dựa vào đặc điểm kinh tế

làng nghề của mình để đưa ra những tiêu chí riêng, nhưng tổng hợp lại có thể đưa ra

4 tiêu chí cơ bản sau:

- Số lao động làm nghề phi nông nghiệp ở làng đạt ít nhất từ 50% trở lên

trong tổng số hộ và lao động của làng.

- Giá trị sản lượng sản xuất và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp ở

làng đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.

- Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương (hội, câu lạc bộ, ban

quản trị hợp tác xã,…) mang tính tự quản, được pháp luật thừa nhận. Dù tổ chức

9

dưới hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt, kinh tế, văn

hóa, xã hội liên quan đến hoạt động của làng nghề.

- Tên làng nghề: Nếu là làng nghề truyền thống cổ truyền còn tồn tại và phát

triển, nghề nào nổi tiếng nhất thì lấy nghề đó đặt tên làng. Nếu trong làng có nhiều

nghề không phải là truyền thống hay chưa có sản phẩm nghề nào nổi tiếng thì tên

làng sẽ căn cứ vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên làng

nghề [78, tr.7].

Theo Báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện nay tại các

làng nghề, giá trị sản lượng các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm 60-70%, còn lại

là giá trị sản lượng nông nghiệp [8, tr. 6-7]

Hiện nay, khi nói đến làng nghề thường bao gồm cả “làng nghề truyền

thống” và “làng nghề mới”. Làng nghề truyền thống là làng nghề được hình thành

từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn duy trì, phát triển và được lưu truyền

từ đời này sang đời khác. Ở nông thôn những ngành nghề thủ công được truyền từ

đời này sang đời khác, được gọi là nghề thủ công truyền thống. Các nghề này tồn tại

và phát triển trong các làng nghề, gắn chặt với làng nghề. Mỗi nghề truyền thống

được bảo tồn, hoạt động, phát triển ở một làng nghề, cụm làng nghề hay ở nhiều

làng nghề, vùng nghề trong cả nước do tính lan tỏa và sức sống mãnh liệt của nghề

thủ công lâu đời của chúng ta. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống được tạo ra

bởi các bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, được truyền nghề từ đời

này sang đời khác, trước hết là sự truyền nghề ở trong nội bộ dòng tộc; sản phẩm

của các làng nghề truyền thống không chỉ phục vụ cho tiêu dùng trong nước mà còn

đem trao đổi với các thương nhân nước ngoài [78, tr.33].

Làng nghề mới là những làng nghề có ngành nghề phát triển trong những

năm gần đây, chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống, hoặc do sự du nhập

trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước. Ngay các làng nghề truyền

thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện các làng

nghề có tính hiện đại, trong đó đặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh dịch vụ và

10

xây dựng, kinh doanh đa ngành nghề, đồng thời quá trình công nghiệp hóa diễn ra

mạnh mẽ ở các làng nghề; trong các làng nghề, kỹ thuật và công nghệ sản xuất

không đơn thuần chỉ là kỹ thuật thủ công, mà có nhiều nghề, nhiều công đoạn sản

xuất đã áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề

a. Về hình thức tổ chức sản xuất và lao động trong các làng nghề

Nói chung ở các làng nghề hình thức tổ chức kinh tế hộ gia đình vẫn là chủ

yếu, một số đã có sự phát triển thành hợp tác xã và bắt đầu có sự xuất hiện xí nghiệp

tư nhân. Trong hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường là

thợ cả, trong đó không ít người là những nghệ nhân, còn các thành viên khác được

huy động vào làm những công việc khác nhau trong quá trình sản xuất - kinh doanh

phụ thuộc vào kỹ thuật và khả năng của từng người, vào giới tính hay lứa tuổi. Các

hộ gia đình cũng như các cơ sở sản xuất có thể thuê mướn lao động theo kiểu

thường xuyên hay thời vụ. Hình thức này bảo đảm gắn bó quyền lợi và trách nhiệm,

tận dụng được lao động và thời gian, nhu cầu đầu tư không lớn. Nó thích hợp với

quy mô nhỏ.

Có thể nói, hiện nay lao động của các làng nghề không chỉ bó hẹp trong từng

gia đình, dòng họ, trong làng mà còn lưu chuyển qua thị trường sức lao động. Việc

thuê mướn lao động ở các làng đã rất phổ biến, dẫn đến một thị trường lao động khá

nhộn nhịp ở các làng nghề. Ở làng gốm Bát Tràng (Hà nội), mỗi ngày thu hút từ 3 -

5 nghìn lao động từ các làng xã xung quanh đến làm thuê cho các lò gốm trong

làng. Việc thuê mướn lao động trong làng nghề thủ công đã lây lan sang cả lĩnh vực

nông nghiệp [4, tr.13].

Do đặc điểm của nghề sản xuất truyền thống chủ yếu là sử dụng lao động thủ

công nên loại hình sản xuất này thu hút nhiều lao động và hao phí lao động sống

chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm. Thời gian làm việc của người lao

động trong các làng nghề cũng rất khác nhau với các nghề khác nhau, thời gian dạy

nghề cũng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng nghề và khả năng tiếp

thu của người học. Thời gian đào tạo thợ làm nghề truyền thống trung bình từ 6

11

tháng đến 3 năm, có những nghề đơn giản thì thời gian đào tạo chỉ cần từ 3 - 6

tháng như nghề thêu ren, dệt chiếu; tuy nhiên cũng có nhiều nghề có kỹ thuật phức

tạp đòi hỏi thời gian đào tạo nghề lâu hơn. Một nét chung nhất trong đào tạo thợ cho

nghề truyền thống là người thợ phải vừa học, vừa làm, tùy thuộc vào sự tinh ý và

đầu óc nhạy bén của mình người thợ có thể lĩnh hội được những thủ pháp kỹ thuật

và bí quyết của nghề. Như vậy, các tầng lớp nghệ nhân và đội ngũ lao động lành

nghề có vai trò rất to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các làng nghề.

Thu nhập của người lao động trong các làng nghề cao gấp 2 - 3 lần so với lao

động thuần nông, nhiều hộ đã tạo được nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

b. Về nhà xưởng, thiết bị công nghệ và bí quyết sản xuất các sản phẩm của

các làng nghề

Tình trạng phổ biến hiện nay trong các làng nghề là sử dụng ngay nhà ở, diện

tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc việc sử dụng thiết bị hóa

chất làm cho môi trường sống bị ảnh hưởng. Đặc điểm của công nghệ được sử dụng

trong các làng nghề là kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo, chủ yếu dựa vào bàn tay

khéo léo và đầu óc thẩm mỹ của nghệ nhân, người thợ.

Trước đây, công nghệ sản xuất sản phẩm trong các làng nghề thường sử dụng

kỹ thuật thủ công là chủ yếu, nhiều loại sản phẩm hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay

khéo léo, điêu luyện của người thợ; có một số nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ

mà chính bản thân người thợ trong các làng nghề có thể tự sản xuất được.

Ngày nay, dưới sức ép của cơ chế thị trường và sự tác động tích cực của cách

mạng khoa học kỹ thuật, hầu hết các làng nghề đều đã sử dụng công nghệ hiện đại

vào phục vụ sản xuất như: ánh sáng điện (cho mọi cơ sở sản xuất), mô tơ điện (cho

các khâu sản xuất có trục quay), mạ điện, hàn điện (làm đồ cơ khí), khoan, mài (làm

đồ trang sức), cưa, bào (làm đồ mộc), máy thái đất (làm gạch ngói), máy se sợi, dệt

may,… hay các loại hóa chất cho nghề mộc, thuộc da,… Sự kết hợp giữa công nghệ

truyền thống với công nghệ hiện đại đã tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn hẳn so

với sản xuất thủ công thuần túy. Đa số các sản phẩm mỹ nghệ, công nghệ cổ truyền

đảm nhận các khâu: đúc phôi, gò sản phẩm, đánh bóng, chạm khắc,… còn công

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!