Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Lê Thị Kim Oanh
PREMIUM
Số trang
105
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
743

Hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Lê Thị Kim Oanh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

------

TH IM OANH

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN Ý

TH TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM

U N V N THẠC S INH T

T – Ă 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

------

TH IM OANH

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN Ý

TH TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM

U N V N THẠC S INH T

CHU N NGÀNH INH T TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

M S 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG D N HOA HỌC TS NGU N NGỌC THẠCH

T – Ă 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình,

cụ thể:

Tôi tên là: LÊ THỊ KIM OANH

Sinh ngày 09 tháng 01 năm 1986 tại Kon Tum

Quê quán: Hoằng Lý, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, số 927 Trần Hưng Đạo, Phường

1, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh

Là học viên cao học khóa 12 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Mã số học viên: 20112100084

Cam đoan đề tài: Hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Thạch

Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính

độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội

dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích

nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

TP.HCM, ngày tháng năm 2013

Tác giả

Lê Thị Kim Oanh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà nước

RBI Ngân hàng Trung ương Ấn Độ

PBOC Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

LBMA Hiệp hội thị trường vàng Luân Đôn

NĐ Nghị định

TT Thông tư

QĐ Qui định

TMCP Thương mại cổ phần

NHTM Ngân hàng thương mại

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

Bảng 1.1: Danh mục tài sản của một hộ gia đình ..................................................... 3

Bảng 1.2: Dự trữ vàng của các quốc gia năm 2010 ................................................... 6

Bảng 1.3: Thị trường vàng Ấn Độ so với thế giới năm 2001 .................................... 22

Bảng 1.4: Sản lượng nhập khẩu vàng của Ấn Độ từ năm 2010- 2012 ...................... 22

Hình 1.1: Giá vàng thế giới trong giai đoạn (1997-2012).......................................... 5

Hình 1.2: Cung vàng giai đoạn 2008-2012 ................................................................ 7

Hình 1.3: Tổng cung vàng hàng năm giai đoạn 1973-2009....................................... 8

Hình 1.4: Cầu vàng giai đoạn 2008-2012 .................................................................. 9

Hình 1.5: Ảnh hưởng nhu cầu đầu tư lên giá vàng .................................................... 11

Hình 1.6: Tổng quan thị trường tài chính................................................................... 13

Hình 1.7: Tổng hợp sự tác động thị trường vàng đến nền kinh tế ............................. 16

Hình 1.8: Tỷ trọng nợ nước ngoài trên GDP của một số nước Đông Nam Á ........... 18

Hình 1.9: Mô hình giao dịch của sàn vàng Ấn Độ..................................................... 24

Hình 1.10: Chênh lệch giá vàng trong nước Ấn độ và thế giới ................................ 25

Hình 1.11: Quá trình quản lý thị trường vàng tại Trung Quốc ................................. 26

Hình 2.1: Biến động giá vàng thế giới giai đoạn 2006-2012..................................... 31

Hình 2.2: Giá vàng trong nước giai đoạn từ 2006-2012 ............................................ 32

Hình 2.3: Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới

giai đoạn từ 2006-2012 ................ ............................................................................ 33

Hình 2.4 : Qui trình giao dịch vàng của các sàn vàng ............................................... 37

Hình 2.5 Chính sách quản lý thị trường vàng của Việt Nam

qua các giai đoạn........................................................................................................ 42

Hình 2.6: Cơ cấu huy động vốn của hệ thống NHTM............................................... 46

Hình 2.7: Lợi nhuận từ kinh doanh vàng của một số Ngân hàng .............................. 47

Hình 2.8: Lượng vàng Việt Nam nhập khẩu 2011-2012 ........................................... 51

Hình 2.9: Tình hình lạm phát và tăng trưởng GDP.................................................... 53

Hình 2.10: Tình hình đấu thầu vàng của NHNN ....................................................... 61

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tình trạng bất ổn kinh tế - chính trị xảy ra tại nhiều nước trên thế giới từ năm

2008 đến nay, trong đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu có diễn biến ngày càng

xấu và ảnh hưởng của nó đã lan sang các nước Pháp và Đức; chính trường Italia rơi

vào tình trạng bế tắc sau khi cuộc bầu cử được xem là có tính chất quyết định đối với

khu vực đồng tiền chung châu Âu diễn ra ngày 26/02/2013; vấn đề “ vách đá tài khóa”

của Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế Mỹ, từ đó, có thể ảnh hưởng đến nền

kinh tế toàn cầu; Nhật Bản thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ mới để thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế; thị trường tài chính thế giới bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng tài

chính tại Síp khi quốc đảo này dự định đánh thuế tiền gửi tại các NHTM để đổi lại sẽ

được nhận gói cứu trợ từ IMF và EU; hệ thống ngân hàng tại Luxembourg có nguy cơ

sụp đổ…

Là một cấu phần trong nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam không thể

không chịu tác động bởi khủng hoảng kinh tế - chính trị thế giới: tăng trưởng kinh tế

chậm lại, lạm phát cao chưa được khắc phục triệt để, thị trường chứng khoán giảm

mạnh, thị trường bất động sản đóng băng. Hàng loạt doanh nghiệp phá sản hoặc dừng

hoạt động với lượng hàng tồn kho và nợ xấu tăng. Trong tình trạng bất ổn kinh tế toàn

cầu, các nhà đầu tư tập trung vào những tài sản có giá trị bền vững để tìm chỗ ẩn nấp

cho vốn của mình. Tuy nhiên, thị trường vàng trong nước phát triển thiếu bền vững khi

chính sách quản lý của Nhà nước còn có những hạn chế nhất định trong điều kiện nền

kinh tế Việt Nam bị vàng hóa nặng nề. Do đó, để thị trường vàng phát triển bền vững

thì trước hết, cần phải có những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý của Nhà

nước.

Từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách quản lý thị

trường vàng tại Việt Nam” nhằm có cái nhìn tổng quát về thị trường vàng Việt Nam và

ảnh hưởng từ những chính sách quản lý của Nhà nước đến thị trường này để từ đó, xây

dựng những giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước giúp thị trường vàng

phát triển bền vững.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu

Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô thời gian qua, hoạt động thị trường vàng là

một trong những đề tài được các cơ quan ngôn luận, các chuyên gia kinh tế, các nhà

đầu tư thảo luận nhiều nhất. Nhìn lại một quá trình hoàn thiện chính sách quản lý của

nhà nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vàng và thị trường vàng dưới nhiều

góc độ khác nhau. Tiêu biểu trong đó là hai hội thảo xoay quanh về vàng:

- Hội thảo: “Vai trò của vàng và ngoại tệ trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt

Nam” do Thường trực Hội đồng Khoa học ngành Ngân hàng – Vụ Chiến lược Phát

triển Ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng song Cửu Long và

Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức ngày 10/11/2006 tại Hà Nội.

- Hội thảo: “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam” do

Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tổ chức ngày 09/06/2011 tại Hà Nội.

Tại các hội thảo đó, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vàng dưới nhiều góc độ và

quan điểm khác nhau nhưng chưa đưa ra được lý luận chung nhất về thị trường vàng

cũng như các yếu tố tác động đến thị trường vàng Việt Nam và chưa đưa ra được định

hướng cụ thể để phát triển thị trường vàng trong nước.

Luận văn thạc sỹ “ Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế

Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Huyền Trang- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí

Minh 2012, đã đưa ra được ảnh hưởng của các nhân tố đến thị trường vàng Việt Nam,

tuy nhiên lại chưa chỉ ra được vai trò và tác động của thị trường vàng đến hệ thống tài

chính và nền kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Các đề tài khác như: Luận văn thạc sỹ “Các giải pháp phát triển kinh doanh

vàng tại Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Tường Vân – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh 2008; Luận văn thạc sỹ “ Kinh doanh vàng tại thị trường Việt Nam” của tác

giả Huỳnh Như Hòa – Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 2012. Hai đề tài

này cũng đưa ra được các góc nhìn mới về thị trường vàng nhưng chưa nêu bậc được

tác động của thị trường vàng đến nền kinh tế và hệ thống tài chính của Việt Nam.

Để nghiên cứu, đánh giá tầm quan trọng của thị trường vàng đối với hệ thống tài

chính và nền kinh tế quốc gia, đồng thời phân tích những chính sách quản lý thị

trường vàng của nhà nước Việt Nam nhằm đưa ra kiến nghị để hoàn thiện các chính

sách quản lý thị trường vàng này, tác giả đã đề cập đến những khía cạnh còn thiếu sót

của những nghiên cứu trước và cập nhật số liệu đến năm 2012 để làm rõ mục đích

(phần 3) của đề tài nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý nhà

nước đối với thị trường vàng, phân tích và đánh giá chính sách quản lý thị trường vàng

Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản

lý nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu chính, cần

thực hiện những nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tác động của thị trường vàng đối với thị trường tài

chính và nền kinh tế, sự cần thiết và mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường

vàng;

- Phân tích và đánh giá chính sách quản lý của Nhà nước đối với thị trường vàng

Việt Nam;

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách quản lý

thị trường vàng tại Việt Nam.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: thị trường vàng Việt Nam dưới sự tác động

của chính sách quản lý thị trường của Nhà nước.

Phạm vi nghiên cứu: thị trường vàng miếng. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến

2013.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp luận

khoa học: quan điểm duy vật biện chứng cho phép phân tích những quy luật phát triển

của đối tượng theo thời gian, mối quan hệ qua lại giữa những yếu tố cơ cấu của đối

tượng, cách tiếp cận hệ thống giúp xem xét các khía cạnh khác nhau của đối tượng.

Trong khuôn khổ các phương pháp luận, tác giả sử dụng các phương pháp chung và

riêng như suy luận logic kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp,

phân tích so sánh, quy nạp và suy diễn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận

văn.

6. Những kết quả mới đạt được trong nghiên cứu.

Về lý thuyết: Xây dựng cơ sở lý thuyết về vai trò và chức năng của vàng trong

nền kinh tế hiện đại. Đồng thời, phân tích rõ tác động của thị trường vàng đối với thị

trường tài chính và nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh các yếu tố nội tại tác động đến thị

trường vàng. Mặt khác, đánh giá ưu nhược điểm, tìm ra nguyên nhân và thành công đạt

được của chính sách quản lý vàng tại Việt Nam trong thời gian qua, song song với học

tập kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của các nước trên thế giới.

Về thực tiễn: Đề ra được những giải pháp phù hợp ứng dụng vào thực tế nhằm

hoàn thiện chính sách quản lý thị trường vàng tại Việt Nam.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được trình bày theo các chương:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!