Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình học hoạ hình ( Pham Duy Thuỳ ) - Chương 1 pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Pham Duy Thuỳ Hình học hoạ hình
1 http://www.ebook.edu.vn
Chương I
PHÉP CHIẾU
Người ta dùng phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song ( mà trường hợp
đặc biệt là phép chiếu vuông góc ) để biểu diễn các vật thể trong không gian.
I.PHÉP CHIẾU XUYÊN TÂM
1.1: Chiếu một điểm A từ tâm chiếu S lên mặt phẳng hình chiếu P
Trong không gian lấy một mặt phẳng P và một điểm S không thuộc P. Chiếu
một điểm A bất kỳ của không gian từ tâm
S lên mặt phẳng P là:
1. Vẽ đường thẳng SA.
2. Xác định giao điểm A’ Của
đường thẳng SA với mặt phẳng P (H 1.1 )
Khi đó người ta gọi A’ là hình chiếu
của điểm A từ tâm S lên mặt phẳng P.
Ta có các tên gọi: Hình 1.1
S : Tâm chiếu
SA : Tia chiếu ( Đường thẳng
chiếu)
P : Mặt phẳng hình chiếu
Vậy hình chiếu của điểm A là điểm
A’. Dễ dàng thấy rằng nếu A thuộc mặt
phẳng P thì A’ trùng với A. Hiển nhiên
A’ không chỉ là hình chiếu của điểm A
mà nó còn là hình chiếu của một điểm bất kỳ thuộc của đường thẳng SA. Ví dụ A’
cũng là hình chiếu của các điểm B, C .....
(H 1.2 ).
1.2: Chiếu một đường thẳng từ tâm
chiếu S lên mặt phẳng hình chiếu P
Như ta đã biết đường thẳng là tập hợp
của vô số điểm nên để tìm hình chiếu của
đường thẳng ta đi tìm hình chiếu của hai
điểm thuộc đường thẳng (H 1.3)
A’≡ B’ ≡ C’
C
A
S
B
P
Hình 1.2
B
P
A'
A
S
Hình 1.3
P
A’
S