Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
781

Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THU HIỀN

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ MÂY TRE ĐAN

TẠI CÁC LÀNG NGHỀ XÃ TIÊN PHONG,

THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THU HIỀN

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ MÂY TRE ĐAN

TẠI CÁC LÀNG NGHỀ XÃ TIÊN PHONG,

THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn: “Hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại

các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” là công trình

nghiên cứu độc lập của bản thân tác giả. Các kết quả và thông tin trong luận văn là

do tác giả thu thập từ các tài liệu thứ cấp và điều tra thực tế tại xã Tiên Phong, thị xã

Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng lặp

với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, ngày 7 tháng 4 năm 2017

Tác giả

Vũ Thu Hiền

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý

báu của tập thể và các cá nhân. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình:

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS. TS

Nguyễn Xuân Dũng đã rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian

thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường cùng các thầy, cô

giáo trong Khoa Kinh tế, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh

tế & Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá

trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của cán bộ công nhân

viên Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái

Nguyên và và các ban ngành để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều kiện

để tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 7 tháng 4 năm 2017

Tác giả

Vũ Thu Hiền

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3

5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA

NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP..................................................... 5

1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất của nghề tiểu thủ công nghiệp........ 5

1.1.1. Khái niệm................................................................................................ 5

1.1.2. Các đặc trưng nổi bật của nghề mây tre đan......................................... 14

1.1.3. Vai trò của ngành nghề mây tre đan ..................................................... 18

1.1.4. Nội dung đánh giá hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan ....................... 20

1.1.5. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan......... 22

1.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan ở một

số địa phương Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Tiên

Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 27

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .................................................... 27

1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho xã Tiên Phong, thị xã Phổ

Yên, tỉnh Thái Nguyên............................................................................ 31

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 34

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34

2.2.1. Chọn điểm và mẫu nghiên cứu.............................................................. 34

2.2.2. Thu thập thông tin ................................................................................. 36

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo .................... 36

2.2.4. Phương pháp phân tích.......................................................................... 36

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích................................................................ 37

Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ MÂY TRE

ĐAN TẠI CÁC LÀNG NGHỀ XÃ TIÊN PHONG, THỊ XÃ PHỔ YÊN,

TỈNH THÁI NGUYÊN.......................................................................................41

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 41

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 41

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 43

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên..... 46

3.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã

Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên...................................... 49

3.2.1. Đặc điểm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã Tiên Phong ...... 49

3.2.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan trên địa bàn xã Tiên

Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên................................................ 52

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan

tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .......... 68

3.3.1. Nguồn nguyên liệu sản xuất................................................................... 68

3.3.2. Lao động, kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất..................................... 70

3.3.3. Điều kiện sản xuất................................................................................... 71

3.3.4. Kinh nghiệm của các hộ làng nghề mây tre đan ....................................... 72

3.3.5. Tình hình đầu tư dụng cụ sản xuất cho nghề mây tre đan.......................... 73

3.3.6. Trình độ kỹ năng tay nghề..................................................................... 74

3.3.7. Yếu tố thị trường và tiêu thụ sản phẩm................................................. 75

v

3.3.8. Ảnh hưởng của các chính sách đến hiệu quả sản xuất nghề mây

tre đan ..................................................................................................... 75

3.3.9. Chất lượng sản phẩm............................................................................. 78

3.4. Đánh giá chung hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại các làng

nghề xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên ........................ 78

3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 78

3.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 80

3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 84

Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI LÀNG NGHỀ TIÊN PHONG,

THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN.................................... 86

4.1. Phương hướng nhằm tăng hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan tại

làng nghề Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời

gian tới..................................................................................................... 86

4.1.1. Phương hướng phát triển chung làng nghề mây tre đan ....................... 86

4.1.2. Mục tiêu chung...................................................................................... 87

4.1.3. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 87

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất nghề mây tre đan

tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên......... 89

4.2.1. Đầu tư vốn và công nghệ mới vào sản xuất cho các làng nghề mây

tre đan...................................................................................................... 89

4.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm ....................... 92

4.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ và mở rộng quy mô sản xuất.................... 93

4.2.4. Tăng cường liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ........ 94

4.2.5. Quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu nhằm tiết

kiệm chi phí sản xuất .............................................................................. 95

4.2.6. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................. 98

KẾT LUẬN.................................................................................................. 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 103

PHỤ LỤC..................................................................................................... 106

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt

BNN&PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BQ Bình quân

BTC Bộ Tài chính

CC Cơ cấu

CN Công nghiệp

CNH Công nghiệp hóa

CP Chính phủ

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

DN Doanh nghiệp

GO Giá trị sản xuất

HĐH Hiện đại hóa

HTX Hợp tác xã

IC Chi phí trung gian

KD Kinh doanh

KHKT Khoa học kỹ thuật

LĐ Lao động

MI Thu nhập hỗn hợp

MTĐ Mây tre đan

MTĐ Mây tre đan

NĐ Nghị định

NLN Nông lâm nghiệp

NN Ngành nghề

NNNT Ngành nghề nông thôn

PTNT Phát triển nông thôn

SX Sản xuất

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất thị xã Phổ Yên...................42

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của thị xã Phổ Yên năm 2013-2015 ....44

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế thị xã Phổ Yên 2013 - 2015...........47

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu về ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xã

Tiên Phong thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên năm 2015 .....................49

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xã

Tiên Phong thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015.....50

Bảng 3.6. Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất và các hộ làm nghề MTĐ

ở các thôn điều tra của xã Tiên Phong ................................................52

Bảng 3.7. Tình hình lao động nghề MTĐ của xã Tiên Phong năm 2015............53

Bảng 3.8. Năng lực sản xuất một số sản phẩm chính của làng nghề MTĐ.........54

Bảng 3.9. Vốn trong các hộ làm nghề mây tre đan .............................................56

Bảng 3.10. Giá trị sản xuất một số sản phẩm chính của làng nghề MTĐ xã

Tiên Phong ..........................................................................................57

Bảng 3.11. Kết quả và hiệu quả sản xuất nia năm 2015........................................59

Bảng 3.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất mẹt năm 2015.......................................60

Bảng 3.13. Kết quả và hiệu quả sản xuất thúng năm 2015....................................61

Bảng 3.14. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của hộ năm 2015........................63

Bảng 3.15. Cơ cấu sản phẩm bán ở các hình thức khác nhau năm 2015...............64

Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả sản xuất sản phẩm mây tre đan xã Tiên

Phong năm 2015..................................................................................66

Bảng 3.17. Nguyên liệu chính trong sản xuất làng nghề mây tre đan ...................69

Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu về lao động và cơ sở sản xuất tại các làng nghề

mây tre đan xã Tiên Phong..................................................................70

Bảng 3.19. Kinh nghiệm làm nghề mây tre đan của lao động chủ hộ...................72

Bảng 3.20. Các trang thiết bị chủ yếu cho hoạt động của nghề MTĐ...................73

Bảng 3.21. Ý kiến của các chủ hộ về hệ thống giao thông....................................76

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:

Biều đồ 3.1. Giá trị sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2013 - 2015.......................51

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả sản xuất các sản phẩm của nghề mây tre đan .......62

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Hình thức tổ chức chế biến và tiêu thụ sản phẩm mây tre đan .. 18

Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm mây tre đan tại xã Tiên Phong ............ 65

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện đổi mới nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung, vùng đồng

bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định và liên

tục. Đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế có vai trò quan trọng của

ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Việc phát triển ngành nghề TTCN không

chỉ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần

tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại

hóa (HĐH) và góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội.

Để phát triển ngành nghề nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương

chính sách, nhất là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số

chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định 66/2006/NĐ￾CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn đã có

nhiều bước phát triển rõ rệt. Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông

nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết

việc làm cho nhiều người lao động.

Sản xuất ngành nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. Nhiều cơ sở và

các hộ dân sản xuất ngành nghề đã bước đầu khẳng định được uy tín chất lượng và

thương hiệu hàng hóa của mình đối với khách hàng trong nước và thế giới. Theo số

liệu của Bộ Công thương, tính đến năm 2015 cả nước có trên 3.000 làng nghề TTCN,

tạo việc làm cho khoảng 6 triệu lao động thường xuyên và 14 triệu lao động thời vụ.

Trong đó có 713 làng nghề mây tre đan phân bố trên cả nước, hàng năm tạo việc làm

cho khoảng 350 nghìn lao động nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm

mây tre đan tăng lên nhanh chóng, từ 219 triệu USD năm 2007 lên 432 triệu USD

năm 2012 và đạt khoảng gần 630 triệu USD năm 2015.

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều làng nghề TTCN nói chung, làng nghề mây tre

đan nói riêng. Hiện tại toàn tỉnh có 162 làng nghề, làng nghề truyền thống được

công nhận, trong đó có 8 làng nghề sản xuất sản phẩm mây tre đan nằm rải rác ở các

huyện Phú Bình, Phú Lương, Đại Từ, Thị xã Phổ Yên và Tp Thái Nguyên. Năm

2

2015 các làng nghề TTCN của tỉnh tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 22.000

lao động nông thôn với giá trị sản xuất đạt gần 6.500 tỷ đồng (tăng hơn 2.400 tỷ

đồng so với năm 2011).Giá trị khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đạt bình

quân trên 4.300 tỷ đồng/năm.

Xã Tiên Phong nằm ở phía đông nam của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

có tổng diện tích tự nhiên 14.93 km2, dân cư phân bố đều ở 11 thôn và 27 xóm.

Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Xã hiện có

bốn làng nghề được công nhận là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Giã Trung, và 3 làng

nghề mây tre đan là Hảo Sơn, Thù Lâm và Nguyễn Hậu. Làng nghề mây tre đan

thôn Thù Lâm có 580 hộ, thôn Hảo Sơn có 240 hộ, thôn Nguyễn Hậu có 150 hộ với

thu nhập bình quân 3 - 4,5 triệu đồng/ hộ/tháng.

Nhưng trong thực tế gần đây, sản xuất nghề mây tre đan vẫn mang tính chất

thủ công trong các hộ các gia đình, các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ công

nghệ thấp, trang thiết bị sản xuất thô sơ, chi phí sản xuất tăng, doanh thu giảm nên

hiệu quả kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm nên cần phải

có giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, góp

phần thúc đẩy ngành nghề tại địa phương phát triển đúng hướng và hiệu quả, đáp

ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường.

Xuất phát từ thực tế trên, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sản

xuất nghề mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh

Thái Nguyên” mang ý nghĩa thực tiễn cao, và được chọn nghiên cứu làm luận văn

tốt nghiệp cao học quản lý kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nghề

mây tre đan tại các làng nghề xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất của nghề

tiểu thủ công nghiệp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!