Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệp định WTO - Định giá quá cao tỷ giá hối đoái và bảo hộ mậu dịch
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
276.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1760

Hiệp định WTO - Định giá quá cao tỷ giá hối đoái và bảo hộ mậu dịch

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Niên khóa 2005 – 2006

Ngoại thương:

Thể chế và tác động

Phát trịển, thương mại, và WTO

Ch. 3 Định giá quá cao tỷ giá hối đoái

và bảo hộ mẬu dỊch

Bernard Hoekman et al. 1 Biên dịch: Kim Chi

ĐỊNH GIÁ QUÁ CAO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

VÀ BẢO HỘ MẬU DỊCH

Howard J. Shatz & David G. Tarr

Cho dù cả hai hệ thống tỷ giá hối đoái cố định và linh hoạt (và các biến thể của chúng)

đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, hơn một nửa các quốc gia trên thế giới hiện

đang duy trì cơ chế tỷ giá hối đoái cố định hay cơ chế tỷ giá có quản lý.1

Trong chương

này, dù không thảo luận về lợi ích tương đối của các hệ thống tỷ giá hối đoái này, chúng

ta vẫn lưu ý rằng, như một vấn đề thực nghiệm, việc quản lý tỷ giá hối đoái tại nhiều quốc

gia trên thế giới đã dẫn đến tình trạng định giá quá cao tỷ giá hối đoái thực, trong một số

trường hợp dẫn đến những biến dạng lớn.

2

(Tìm đọc bài thảo luận sâu xa hơn về các mối

liên kết giữa ngoại thương và quản lý kinh tế vĩ mô trong CD-ROM “Chính sách ngoại

thương ứng dụng,” đi kèm với tài liệu này.)

Vì chính phủ các nước thường đứng trước những vấn đề về các cú sốc bên ngoài

và thâm hụt ngoại thương bên ngoài trong bối cảnh cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, nên

việc khảo sát chính xác kinh nghiệm thế giới về ảnh hưởng của các tỷ giá hối đoái bị định

giá quá cao theo một phương cách dễ hiểu đối với các nhà hoạch định chính sách là việc

làm bổ ích. Trong chương này, chúng ta sẽ trình bày lý thuyết, bằng chứng kinh tế lượng

giữa các nước, và các trường hợp nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

bị định giá quá cao.

Cho dù trên bình diện cả nhóm, các quốc gia đang phát triển tích cực tự do hoá cơ

chế ngoại thương trong các thập niên 80 và 90, nhưng chính phủ một số nước vẫn tiếp tục

hành động để bảo vệ tỷ giá hối đoái chống lại các nỗ lực tự do hoá mậu dịch dài hạn.

Phương thức cổ điển là cố gắng bảo vệ một tỷ giá hối đoái được định giá quá cao thông

qua các chính sách bảo hộ mậu dịch.3

Kinh nghiệm cho thấy rằng việc duy trì một tỷ giá

hối đoái được định giá quá cao sẽ làm chậm trễ các triển vọng tăng trưởng trung hạn cho

đến dài hạn của đất nước. Trên thực tế, một tỷ giá hối đoái được định giá quá cao thường

là nguyên nhân cội rễ của sự bảo hộ, và đất nước sẽ không thể quay về với các chính sách

mậu dịch tự do hơn cho phép đạt được tăng trưởng mà không cần phải điều chỉnh tỷ giá

hối đoái.

Hơn nữa, việc phá giá tỷ giá hối đoái danh nghĩa xem ra là một điều kiện cần để

đạt được sự mất giá mạnh của tỷ giá hối đoái thực, như hầu hết các cuộc phá giá thực

(khoảng 25-35 phần trăm) đã gắn liền với việc phá giá danh nghĩa (Ghei và Hinkle 1999).

Những nỗ lực lâu dài nhằm sử dụng việc điều chỉnh giảm tiền lương và giá cả như một

phương tiện để khôi phục một tỷ giá hối đoái thực cạnh tranh thường dẫn tới đình trệ hay

suy thoái nghiêm trọng.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy rằng việc bảo vệ tỷ giá hối đoái không mang

lại lợi ích trong trung hạn, vì dự trữ ngoại hối giảm cuối cùng sẽ gây áp lực buộc phải phá

giá đồng tiền. Tốt hơn là nên hoàn tất việc phá giá mà không phải có những tổn thất dự

trữ ngoại hối gây suy yếu hơn nữa và làm giảm sút năng suất do các biện pháp kiểm soát

nhập khẩu. Kinh nghiệm về phá giá cho thấy rằng sau khi phá giá, tỷ giá hối đoái sẽ đạt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!