Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệp định WTO - Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển
MIỄN PHÍ
Số trang
15
Kích thước
440.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1669

Hiệp định WTO - Chính sách công nghiệp và các nước đang phát triển

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Niên khóa 2005 – 2006

Ngoại thương:

Thể chế và tác động

Pht trịển, thương mại, và WTO

Ch. 17: Chính sách công nghiệp và các nước

đang phát triển

Bernard Hoekman et al. 1 Bin dịch: Hoàng Nhị

CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP

VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Mari Pangestu

Phát triển công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu của chiến lược tăng trưởng kinh tế.

Hầu hết các nước đều theo đuổi một loại chính sách công nghiệp nào đó, mặc dù mục tiêu

và cách tiếp cận của họ có thể khác hẳn nhau, và có thể thay đổi theo thời gian. Với môi

trường trong nước và toàn cầu đang thay đổi hiện nay, các nước đang phát triển cần đánh

giá lại các lựa chọn đang mở ra cho họ để có thể thực hiện một chính sách công nghiệp

hóa hiệu quả và phù hợp với WTO.

Mục tiêu và phạm vi của chính sách công nghiệp

Sách vở kinh tế và các bài học từ việc thi hành chính sách công nghiệp nhấn mạnh rằng

một chính sách hoặc chiến lược công nghiệp hiệu quả cần phải có những mục tiêu, lý do,

và phạm vi được xác định rõ ràng. Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một định nghĩa có thể

chấp nhận được của chính sách công nghiệp là “các nỗ lực của chính phủ nhằm thay đổi

cơ cấu công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng dựa trên năng suất” (World Bank 1992)1

.

Định nghĩa này là hữu ích vì nó tập trung vào mục tiêu tăng trưởng năng suất yếu tố trong

toàn bộ nền kinh tế chứ không phải chỉ đơn giản thay đổi cơ cấu sản phẩm đầu ra của các

ngành sản xuất hay chăm lo đến một vài khu vực nhất định. Chính sách công nghiệp

không chỉ giới hạn ở khu vực công nghiệp chế tạo, mà còn bao gồm cả hai khu vực làm

tăng giá trị cho hàng công nghiệp chế tạo là các ngành chế biến nông khoáng sản và dịch

vụ.

Trong thực tế, chính sách công nghiệp thường có nhiều mục tiêu, bao gồm công ăn việc

làm trong ngắn hạn, gia tăng sản lượng, phân phối các hoạt động kinh tế công bằng hơn

giữa các vùng, và nâng cao năng lực công nghệ. Thường còn có cả các mục tiêu phi kinh

tế, như niềm tự hào và uy tín của dân tộc, nhu cầu thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa

được coi là “chiến lược”. Những mục tiêu đó còn lộn xộn rối rắm đến mức nhiều nước

đang phát triển lo lắng về quyền sở hữu của người nước ngoài và và tác động có thể có

của nó đến năng lực trong nước.2 Điều quan trọng là phải theo đuổi một chính sách công

nghiệp có các mục tiêu giới hạn và được xác định rõ ràng, bởi vì có thể không có đủ các

công cụ chính sách để đáp ứng quá nhiều mục tiêu khác nhau. Hơn nữa, các mục tiêu

khác nhau có thể không phù hợp với nhau.

Biện minh cho chính sách công nghiệp

Lập luận kinh tế ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ nhằm nâng cao năng suất lao

động trong dài hạn được xây dựng dựa trên nhu cầu điều chỉnh các thất bại thị trường

(được cho là đang tồn tại) xuất phát từ các ngoại tác, sự thiếu vắng của các thị trường,

hoặc các thất bại khác, trong khi có tính đến các tác động phụ có thể có đến các ngành

khác trong nền kinh tế. Lập luận kinh tế truyền thống ủng hộ việc chính phủ trợ giúp cho

một số ngành nào đó là để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ.

3

Bảo hộ chống hàng

nhập khẩu dưới dạng thuế quan, hoặc trợ cấp theo sản lượng của doanh nghiệp (hai công

cụ có tác động tương đương đối với sản lượng của một ngành cụ thể nào đó) được biện

minh trên cơ sở ngoại tác động (dynamic externality), ví dụ như học hỏi qua công việc

(learning by doing) hoặc đào tạo tại chỗ (on-the-job training) là những điều giúp làm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!