Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệp định WTO - Chính sách ngoại thương đối với việc xóa đói giảm nghèo
MIỄN PHÍ
Số trang
16
Kích thước
354.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1282

Hiệp định WTO - Chính sách ngoại thương đối với việc xóa đói giảm nghèo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Niên khóa 2005 – 2006

Ngoại thương:

Thể chế và tác động

Phát trịển, thương mại, và WTO

Ch. 5 Chính saùch ngoaïi thöông ñoái vôùi vieäc

xoaù ñoùi giaûm ngheøo

Bernard Hoekman et al. 1 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Quang Hùng

CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG

ĐỐI VỚI VIỆC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

L. Alan Winters

Bất luận được định nghĩa như thế nào, đói nghèo không phải là kết quả trực tiếp của mậu

dịch quốc tế. Đúng hơn, đói nghèo phản ánh sức thu nhập thấp, không có tài sản, tiếp cận

khó khăn với các nguồn lực cộng đồng, sức khoẻ và giáo dục yếu kém, không có thế lực,

và dễ bị tổn thương. Điều quan trọng không phải là điều gì gây ra những đặc điểm này

miễn là chúng vẫn tồn tại, mà cũng chẳng phải là cái gì sẽ giải thoát được khỏi những đặc

điểm này nếu có thể giải thoát được. Chính sách ngoại thương có vai trò quan trọng chỉ

trong chừng mực mà (a) nó ảnh hưởng đến các yếu tố trực tiếp xác định sự đói nghèo và

(b) so với toàn thể những chính sách khả dĩ khác, nó mang lại một đòn bẩy chính sách

hiệu quả cho việc giảm nghèo (đánh vào đói nghèo nhiều hơn để chống đỡ cho những cơ

hội bị bỏ lỡ).

Tự do hoá mậu dịch có thể có những hệ quả bất lợi đối với một số người – trong

đó có một số người nghèo – mà người ta nên né tránh hay cải thiện những hệ quả bất lợi

đó đến mức độ tối đa có thể có. Tuy nhiên, niềm tin cơ bản của tôi là tự do hoá mậu dịch

giúp cho tăng trưởng, mà đến lượt nó, tăng trưởng lại trợ giúp cho việc xoá đói giảm

nghèo. Tôi cũng tin rằng một cuộc cải cách rộng rãi sẽ chứa đựng đủ các thành tố tích cực

để cho nhìn chung chỉ có một ít người trở nên những người chịu thiệt ròng mà thôi. Do

đó, về mặt tổng quát, chính sách ngoại thương không nên được vận dụng chặt chẽ nhắm

vào các hệ quả đói nghèo trực tiếp của nó. Mà đúng hơn chính sách ngoại thương nên

được thiết lập trên một cơ sở vững chắc chung, với sự thừa nhận rằng có thể có sự điều

chỉnh không thể tránh khỏi vì những lý do chính trị và những lý do khác. Phương thức cơ

bản để xử lý đói nghèo là thông qua các chính sách xoá đói giảm nghèo chung.

Cải cách ngoại thương và xoá đói giảm nghèo

Các học giả về thương mại quốc tế từ lâu đã hiểu rằng cho dù đối với những nước nhỏ, sự

can thiệp ngoại thương nói chung vẫn không hiệu quả và lãng phí, tình trạng không hiệu

quả của họ thường bị chi phối một cách định lượng bởi các ảnh hưởng tái phân phối.

Nghĩa là, những tổn thất ròng từ sự can thiệp nhìn chung sẽ tiêu biểu cho những ảnh

hưởng tích cực lớn đối với một số người và hộ gia đình, cùng với những ảnh hưởng tiêu

cực lớn đối với những người và hộ gia đình khác. Vì vậy, cho dù việc bãi bỏ các biện

pháp can thiệp về mặt tổng quát sẽ cải thiện phúc lợi, nhưng nó có thể tạo ra cả người

thắng lẫn kẻ thua.1 Lấy ví dụ, tự do hoá một lĩnh vực nhập khẩu thường phân phối lại thu

nhập thực từ các nhà sản xuất sang người tiêu dùng vì giá giảm, và phân phối lại thu nhập

giữa các yếu tố sản xuất khác nhau theo một cách thức sao cho một số người được lợi

trong khi những người khác chịu thiệt.

Vấn đề tích cực quan trọng là vấn đề thực nghiệm: liệu tự do hoá mậu dịch nói

chung có tạo ra đói nghèo hay chăng, và trong những tình huống nào nó có thể tạo ra đói

nghèo trong những trường hợp cụ thể? Trong tư liệu của Winters (2000a), tôi đã phân loại

chi tiết nối kết các cú sốc ngoại thương với sự đói nghèo của cá nhân và hộ gia đình, và

đã rút ra 11 vấn đề then chốt giúp trả lời cho câu hỏi sau (xem hộp 5.1). Việc phát hiện ra

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!