Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hà Giang dưới góc nhìn địa văn hóa
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
177.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1545

Hà Giang dưới góc nhìn địa văn hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Xuân Trường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 125 - 131

125

HÀ GIANG DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA

Nguyễn Xuân Trường*

Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của tổ quốc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan

trọng. Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc với đường biên giới dài 274 km. Lãnh thổ Hà Giang tuy

diện tích không lớn, nhưng địa hình chia cắt phức tạp và khá hiểm trở. Chính đặc điểm địa hình

như vậy đã tạo ra sự phân hóa lãnh thổ thành ba tiểu vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và

xã hội khác biệt. Vì vậy, tính địa phương của văn hoá tộc người được thể hiện khá rõ nét theo các

tiểu vùng trong tương quan so sánh lãnh thổ tỉnh Hà Giang. Định cư và sinh sống lâu đời trên các

vùng đất Hà Giang là cộng đồng của 22 dân tộc anh em với những giá trị văn hoá đặc sắc. Trong

tiến trình lịch sử, họ đã tạo dựng cho mình kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng, thể hiện kỹ

năng thích ứng với thiên nhiên trong lao động sản xuất, trong các lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng, tạo

nên một vùng địa văn hóa hết sức độc đáo.

Từ khóa: Địa văn hóa, Hà Giang, văn hóa dân tộc, cộng đồng dân tộc.

MỞ ĐẦU

*

Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì "Địa văn

hóa là một cách tiếp cận và cắt nghĩa bản chất

văn hóa Việt Nam bằng cách vẽ ra đường nét

văn hóa ở các vùng miền khác nhau từ đó chỉ

ra sự vận động văn hóa trong không gian". Từ

định nghĩa này, có thể nhìn nhận lãnh thổ "Hà

Giang" bằng cách phân tích các hằng số địa lý

mà trên đó cộng đồng dân tộc đã sinh sống và

tạo dựng bản sắc văn hóa cho riêng mình. Hà

Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của tổ

quốc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt

quan trọng. Phía bắc tiếp giáp với Trung

Quốc, có đường biên giới dài 274 km. Tổng

diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 7.914,9 km2

,

dân số 746.300 người (năm 2011), mật độ dân

số 94 người/km2

. Lãnh thổ Hà Giang tuy diện

tích không lớn, nhưng địa hình chia cắt phức

tạp và khá hiểm trở. Ngoại trừ dải đất khá

bằng phẳng nằm dọc thung lũng sông Lô, các

khu vực khác hầu hết là địa hình đồi núi.

Định cư và sinh sống lâu đời trên các vùng

đất Hà Giang là cộng đồng của 22 dân tộc anh

em với những giá trị văn hoá đặc sắc. Trong

tiến trình lịch sử, họ đã tạo dựng cho mình

kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng, thể

hiện kỹ năng thích ứng với thiên nhiên trong

lao động sản xuất, trong các lĩnh vực sinh

hoạt cộng đồng, tạo nên một vùng địa văn hóa

hết sức độc đáo.

*

Tel: 0914 765087, Email: [email protected]

HÀ GIANG - MIỀN ĐẤT CỔ VÀ CÓ LỊCH

SỬ LÂU ĐỜI

Theo các tài liệu đã được công bố, Hà Giang

là miền đất cổ và có lịch sử lâu đời, về cơ bản

tương ứng với những giai đoạn chính của tiến

trình lịch sử Việt Nam. Trong tiến trình lịch

sử, vùng đất Hà Giang luôn là phên dậu phía

Bắc của Tổ quốc và đã trải qua nhiều lần thay

đổi cương vực và tên gọi. Vào thời Hùng

Vương, mảnh đất Hà Giang là một trong 15

bộ của quốc gia Lạc Việt, vùng đất này là địa

bàn cư trú của cư dân bộ Tây Vu. Trong thời

kỳ Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm, vùng

đất Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện

Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ. Đến thế kỷ XI

mang tên Châu Bình Nguyên, thời Lý thuộc

Phủ Phú Lương, thời Trần là Trường Phú Linh.

Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Nhà Lê củng

cố, tăng cường chế độ trung ương tập quyền

và chia nước ta thành 5 đạo: Nam Đạo, Bắc

Đạo, Đông Đạo, Tây Đạo và Hải - Tây Đạo.

Vùng đất Hà Giang, Tuyên Quang thuộc vào

Tây Đạo. Năm Quang Thuận thứ bảy (1466),

Lê Thánh Tông chia cả nước làm 12 thừa

tuyên, trong đó có thừa tuyên Tuyên Quang.

Sau khi Gia Long lên ngôi Vua (1802) đã

thiết lập đơn vị hành chính mới và đổi tên

“xứ” thành “trấn” Tuyên Quang. Năm 1831,

Vua Minh Mạng cải cách hành chính, đổi tên

“trấn” thành “tỉnh” - tỉnh Tuyên Quang. Năm

Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), nhà Nguyễn

128Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!