Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình-Luật hành chính đô thị&nông thôn-bài 3 docx
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
395.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1280

Giáo trình-Luật hành chính đô thị&nông thôn-bài 3 docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

22

Bài 3: QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

1. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ

1.1 Khái niệm và đặc điểm chung của đô thị

™ Đô thị được hiểu trước hết là trung tâm kinh tế xã hội trên một địa bàn, địa phương. Đó

là nơi tập trung đông đúc dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc

theo phong cách, lối sống đô thị. Lối sống đô thị được đặc trưng bởi những đặc điểm: có

nhu cầu về tinh thần cao, tiếp thu nền văn minh nhân loại nhanh chóng, có đầu tư xây

dựng và phát triển mạng lưới cơ sở hạng tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đô thị ở Việt

Nam gồm các thành phố, thị xã, thị trấn là trung tâm của cấp hành chính tương ứng như

cấp tỉnh (tỉnh và cấp tương đương: thành phố trực thuộc trung ương), và cấp huyện. Theo

pháp luật Việt Nam hiện hành, đô thị có các đặc điểm sau:

- Chức năng là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát

triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở lên trong tổng số lao động;

- Có cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu

chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;

- Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người.

- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.

™ Đô thị thường là trung tâm của một địa giới hành chính trung ương hoặc địa phương.

Tuy nhiên, một địa giới hành chính có thể có nhiều đô thị. Trên thực tế, đô thị bao

gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

thành lập.

1.2 Phân loại đô thị

1.2.1 Phân loại đô thị trên thế giới

™ Phân loại theo quy mô dân số

+ Đô thị nhỏ có số dân từ 5000 đến 20.000 người

+ Đô thị trung bình có số dân từ 20.000 đến 100.000 người

+ Đô thị lớn có số dân trên 100.000 đến 500.000 người

+ Đô thị cực lớn có số dân trên 500.000 đến 1.000.000 người

23

+ Siêu đô thị có số dân trên 1 triệu người

™ Phân loại theo tính chất hành chính - chính trị (do chức năng hành chính - chính trị

của đô thị).

+ Thủ đô (Quốc gia hay Liên bang)

+ Thành phố là trung tâm của quốc gia hoặc của các bang thành viên (trong quốc gia liên

bang).

+ Thành phố hoặc các đô thị khác là trung tâm tỉnh lỵ

+ Các đô thị trung bình hoặc nhỏ là trung tâm của huyện lỵ

Đô thị phân định ra thành nội thành, nội thị và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội

thị gọi là quận, phường; của ngoại ô là huyện, xã. Ngoại thị là vành đai chịu ảnh hưởng

và bị tác động trực tiếp của nội thị và nằm trong địa giới hành chính của đô thị.

1.2.2 Phân loại đô thị ở nước ta

™ Mục đích

Việc phân loại đô thị không phải là một “món quà” ban tặng cho đô thị ấy, mà là sự công

nhận về mặt pháp lý về cấp độ phát triển để từ đó mà phân cấp, quản lý cho phù hợp, sát

thực. Việc phân loại đô thị và cách xác định đô thị nhằm:

- Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong vùng, trong cả nước;

- Phân cấp quản lý đô thị;

- Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;

- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, các chính sách và cơ

chế quản lý phát triển đô thị.

™ Tuỳ theo mức độ phát triển về nhiều lĩnh vực và mức độ tập trung về dân số của các đô

thị để phân loại đô thị. Do sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường có sự

quản lý của nhà nước, có một số ít đô thị được xem như là trung tâm của cả vùng, cả

nước, giữ vai trò tích cực trong việc tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, trong việc điều chỉnh,

quản lý kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô để bảo đảm phát triển đúng định hướng. Với vai trò

đặc biệt, các đô thị này được gọi là “đô thị đặc biệt”. Khác với Quyết định số 132/HĐBT

(05/05/1990) trước đây, Nghị định 72/2001/NĐ-CP (05/10/2001) của Chính phủ quy

định thêm loại đô thị đặc biệt. Vì vậy, hiện nay đô thị nước ta được phân thành 6 loại như

sau:

1. Đô thị loại đặc biệt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!