Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình kinh tế và tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
PREMIUM
Số trang
290
Kích thước
62.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1780

Giáo trình kinh tế và tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TS GT.0000026034 ýên) -TS. vũ KIM YẾN

TS. ĐINH VAN KHIEN - TS. PHẠM XUÂN ANH - TS. TRAN vãn tan

KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG ■ ■ ■

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG

T R Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C XÂ Y DỰNG

TS. ĐỖ TẤT LƯỢNG (Chù biên) - TS. vù KIM YEN

TS. ĐINH VÃN KHIÊN - TS. PHẠM XUÂN ANH - TS. TRẦN vàn ta n

Giáo trình

KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP■

SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG ■ ■ ■

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG

HÀ NỘI-2013

LỜI NÓI ĐẦU

Chi p h í vật liệu và kết cấu xây dựng chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng

70- 80%) trong tổng chì p h í xây dựng của công trình xây dựng. Khôi

lượng đầu tư xây dựng càng tăng thì nhu cầu vật liệu, kết cấu xảy dựng

càng lớn. Đ ế năng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh sản

phăni vật liệu và kết cấu xây dựng cần cỏ nhiều giải pháp đồng bộ, trong

đó việc nâng cao cư sở lý luận về kinh tẽ và tô chức quản lý sản xuất

trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng là vấn đề rất cần thiết và có

vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện nay các tài liệu có liên quan trực tiếp đến các vân đê nêu trên

còn rất ít và cũng chưa được hệ thông, đồng bộ. Đê góp phần khắc phục

tinh trạng này, chúng tôi đã biên soạn cuốn 'Kinh tế và tô chức quán lý

sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng". Cuốn sách

gồm 12 chương

Chương 1: Doanh nghiệp và hình thành doanh nghiệp sản xuất vật

liệu xây dựng

Chương 2: Đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư trong sản xuất vật

liệu xây dựng

Chương 3: Phân bô doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Chương 4: Sản phãm vật liệu xây dựng và đánh giá hiệu quả của vật

liệu, kết cấu xây dựng thay thê

Chitdng 5' Nhĩtng vấn đề ìtphinh tê công nghệ sản xuất vât liêu xây dưns

Chương 6: K ế hoạch sản xuất của doanh nghiệp sản xu ấ t vật liệu

xây dựng

Chương 7: Tô chức cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu trong doanh

nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Chương 8: Quản lý lao động trong doanh nghiệp sản xu ấ t vật liệu

xây dựng

Chương 9: Quản lý vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản

xuất vật liệu xây dựng

Chương 10: Tô chức sản xuất trong doanh nghiệp sản x u ấ t vật

liệu xây dựng

Chương 11: Quản trị chất lượng và tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng

Chương 12: Giá thành sản phãm và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

vật liệu xây dựng

3

Cuốn sách do T S Dỗ Tất Lượng chủ biên. Tập thê các giảng viên của

bộ mòn Kinh tế xây dựng, Trường Đại học Xây dựng cùng tham gia biên

soạn gồm:

TS Dỗ Tất Lượng biên soạn các chương 1, 3, 4, 6, 8, 10 và 12

T S Vũ K im Yến hiên soạn chương 2

TS Đinh Vt'.a Khiên hiên soạn chương 5

TS 1’hạnt Xuân Anh biên soạn chương 7 và 9

Tà Tru II Văn Tấn biên soạn chương 11

Cuốn sách có mục đích trước hết là phục vụ công tác đào tạo, đồng

thời là lài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và quản lý sản xuất

kinh doanh vật liệu xây dựng và các lỉnh vực có liên quan.

Xin chân thành cám ơn các tác giả của các tài liệu đã được tham

khảo, cám ơn các ý kiến đóng góp của bộ môn Kinh tế xây dựng đã giúp

đỡ đê hoàn thành cuốn sách này. Tuy đã cô gắng trong quá trình biên

soạn, song không tránh khỏi những thiếu sót. -Chúng tôi rất mong muôn

bạn đọc góp ý đê hoàn thiện hơn nội dung của cuốn sách.

H à nội, ngày 25 th á n g 12 n ă m 2012

B ộ m ô n K in h t ế x â y d ự n g

T á c g iả

4

Chưưng 1

DOANH NGHIỆP VÀ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỤlSG

1.1. DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm , phán loại và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm vế doanh nghiệp sản xuất vật liệu Xày dựng (VLXD)

Miện nay có nhiều khái niệm về doanh nghiệp, có thể đưa ra một số khái niệm:

Theo Woehe, G: “Xí nghiệp (doanh nghiệp) là một đơn vị kinh tế được tổ chức một

cách có kê hoạch đê sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ)”.

Theo Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có

Irụ sờ giao dịch ổn dinh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm

mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp sản xuất VLXD là một lổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động

theo quy định của pliáp luật nhằm thu lợi nhuận cho doanh nghiệp và đáp ứng các yêu

cầu của thị trường về sàn phẩm vật liệu xây dựng.

1.1.1.2. Phàn loại doanh nghiệp

Có nhiều cách phân loại khác nhau sau đây chỉ giới thiệu một sô' cách chủ yếu:

1) Phân loại theo hình thức và mức độ trách nhiệm pháp lý

Theo cách này có một sô hình thửc doanh nghiẹp sau:

a) Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

Là một tổ chức kinh tế đo nhà nước sờ hữu toàn bộ vốn điểu lệ hoặc có vốn cổ phẩn,

vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước (CTNN), công ty cổ

phẩn nhà nước (CTCPNN) và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước (CTTNHHNN).

b) Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chù và tự chịu Irách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

cùa mình về mọi hoạt đông cùa doanh nghiệp (chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn).

c) Công ty cổ phần (CTCP)

Là doanh nghiệp mà trong dó vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phần do tối thiểu

ba cổ đông sờ hữu, được pliép phái hành cổ phiếu và có tư cách pháp nhân.

d) Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), bao gồm:

* Công ty TNHH có hai thành viên trờ lên

5

Là doanh nghiệp trong đó có nhiều nhất là 50 thành viên góp vốn Ihành lập, không

được quyển phát hành cổ phiếu, có tư cách pháp nhân.

* Công ty TNHH có một thành viên.

Là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sờ hữu, không được phát hành cổ phiếu, có

tư cách pháp nhân.

e) Công ty hợp danh (CTHD)

Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai Ihành viên hợp danh và có thể có thành viên

góp vốn và không có quyền phát hành chứng khoán.

f) Hợp tác xã (HTX)

Là một loại hình kinh doanh đa sở hữu, là tổ chức kinh tế tự chù do những người lao

động có cùng nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện, tự giác hợp tác cùng nhau cùng đóng

góp vốn, góp sức lập ra và hoạt động theo quy định cùa pháp luật.

2) Phân loại theo tính chất và đặc điểm của sản phẩm VLXD

Theo cách này có thể có các loại doanh nghiệp chuyên môn hoá sản xuấl VLXD:

- Doanh nghiệp sản xuất kết cấu xây dựng (kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép: CỘI

điện, ống nước, panel...và kết cấu thép...)

- Doanh nghiệp sản xuất gốm xây dựng: gạch, ngói, tấm lát nển, ốp và thết bị vệ

sinh...

- Doanh nghiệp sản xuất chất kết dính: xi mãng, vôi...

- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu cách âm, cách nhiệt, trang trí nội, ngoại thất...

3) Phân loại theo giác độ hợp tác quốc tế

Theo cách này bao gổm các loại doanh nghiệp:

- Công ty liên doanh (CTLD): Là công ty do liên doanh giữa doanh nghiệp trong

nước và ngoài nước cùng góp vốn kinh doanh.

- Công ty 100% vốn đẩu tư nước ngoài (DNFDI): Là doanh nghiệp nước ngoài đầu lư

vốn và đăng ký hoạt động trẻn lãnh thổ Việt Nam.

- Các doanh nghiệp ờ các khu chê xuãt, các doanh nghiệp theo hình thức BOT (xay

dựng - kinh doanh - chuyển giao), BT hay BTO...

1.1.1.3. Các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

Các mục tiêu sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp bao gổm:

1) Các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp

a) Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Đây được coi là mục tiêu cơ bàn và dài hạn của các doanh nghiệp nhằm trang trải chi

phí và tiếp tục phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận tối đa, hoạt

động sản xuấl của doanh nghiệp cẩn phải gắn với môi trưòng cạnh tranh, phải kết hợp

được lợi nhuận trước mắt và lâu dài và giới hạn tối đa mà doanh nghiệp cán có.

b) Mục tiêu đa dạng hóa dạng, loại sàn phẩm

Mục tiêu này nhằm đáp ứng sự phát triển, mờ mang thị trường của doanh nghiệp, tạo

diều kiện thuận lợi cho việc Ihực hiện tốt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hạn chê rủi ro và

6

an toàn trong kinh doanh. Khi thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp cần chú ý tới nghiên

cứu kỹ lưỡng chu kỳ sống của từng loại sản phẩm.

c) Mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Thực hiện mục tiêu này sẽ tạo điều kiện cài thiện nâng cao khả năng tài chính cho

doanh nghiệp từ đó thúc đẩy thực hiện tốt các chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh

mà doanh nghiệp đã đề ra.

d) Mục tiêu tối đa hóa doanh thu trong sự ràng buộc về lợi nhuận

Doanh thu trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng sản phẩm sản xuất và

được bán ra trên thị trường. Nó là thước đo đánh giá kết quả cùa hoạt động sản xuất kinh

doanh nhimg kết quà này chỉ đạt được đầy đủ nhất khi nó Ihỏa mãn mục tiêu vể lợi

nhuận của doanh nghiệp, tức là tối da hóa về doanh thu luỏn phải gắn liền với tối đa hóa

vé lợi nhuận, hoặc nằm trong những ràng buộc giới hạn nhất dịnh vé lợi nhuận.

e) Tối đa hóa và lăng cường năng lực hoạt động của chủ the quàn trị

Trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chù thể quản trị giữa một vị trí

đặc biệt quan trọng. Chủ thể quản trị quyết định những phương hướng và chiến lược, kế

hoạch phái triển doanh nghiệp, quyết định trong những hoạt động điều hành sàn xuất

kinh doanh, điểu hòa và đảm bảo lợi ích cho các thành viên cùa doanh nghiệp cũng như

các hoại động đối ngoại...Tăng cường năng lực, chất lượng, số lượng các hoạt động của

chù thể quản trị là công việc thường xuyên và rất cần thiết.

0 Tùy theo tình hình tài chính, tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể để ra

các mục tiêu khác như: Giảm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn...

2) Các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp

- Cung ứng và thỏa mãn tối đa các nhu cẩu vể phục vụ, bảo vệ khách hàng, bạn hàng.

Đây dược coi là mục tiêu phục vụ lâu dài trong chiến lược cạnh tranh cùa doanh nghiệp.

- Thòa mãn các nhu cẩu vể đời sống vật chất, văn hóa, giáo dục cho người lao động

c ủ a d o a n h Iigliiôp d ò n g th ò i I>liủi cliú ý lú i viôc b ả o vô m ô i trư ờ n g .

3) Các mục tiêu về khoa học - công nghệ

- Kết hợp đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ, với khai thác tối đa khà nâng lao động,

chú trọng đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

- Kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong việc lựa chọn phương án công nghệ

tối ưu, phương thức kết hợp các yếu tố dầu vào của quá trình sản xuất ...

1.1.2. Thị trường và môi trường của doanh nghiệp

1.1.2.1. Thị trường của doanh nghiệp

1) Khái niệm về thị trường

Hiện nay có nhiều khái niệm về thị trường, xin dẫn ra một vài khái niệm:

- Thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi và buôn bán. Thị trường còn

bao gồm cả các hội chợ, cũng như các địa dư hay khu vực tiêu thụ theo mặt hàng,

ngành hàng.

7

- Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ đê tiến hành hoạt động mua bán

giữa người mua và người bán.

- Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, Irong đó người mua và người bán là bình

đẳng, cùng cạnh tranh.

- Thị trường được hiểu là nơi thực hiện các hành vi mua bán hàng hoá theo một

phương thức nhấl định, ở thời điểm và địa điểm xác định.

- Thị trường là một phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động của nó thể

hiện qua 3 nhân tố có quan hệ mật thiết với nhau: Nhu cầu về hàng hóa (yếu tố cầu);

cung ứng hàng hóa (yếu tô' cung) và giá cả hàng hóa (yếu tố giá cả).

Khái niệm vể thị trường hoàn toàn không tách rời khái niệm phân công xã hội được,

ờ đâu có phân công xã hội và có sản xuất hàng hóa thì ờ đó có thị trường.

2) Phân loại thị trường; Bao gồm một số cách phân loại chủ yếu sau:

a) Theo tính chất của thị trường, người ta chia thị trường thành các loại

* Thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất:

- Thị trưcmg cung cấp các yếu tô đẩu vào gồm thị trường máy móc thiết bị, vật tư, lao

động, vốn, khoa học công nghệ, thông tin đất đai...

- Thị trường tiêu thụ sàn phẩm đầu ra, gồm các doanh nghiệp xây dựng, các chù đầu

tư xây dựng, nhà nước, hộ dân cu.

* Thị trường cung (thị trường bán), thị trường cầu (thị trường mua).

* Thị trường đôc quyển và thị trường cạnh tranh (thị trường cạnh tranh không hoàn

háo và thị trường cạnh tranh hoàn hảo).

b) Theo góc độ vị trí lưu thông của sản phẩm, có thể chia ra:

- Thị trường trong nước: thị trường địa phương, thị trưcmg đặc khu, thị trường thành

th ị, th ị trư ờ n g n ô n g th ó n , th ị trư ờ n g to à n q u ố c .

- Thị trường ngoài nước: thị trường châu Âu, châu Á, Đống Nam Á, thị trường quốc tế.

Trong các thị trường nêu trên thị trường chủ yếu của doanh nghiệp là thị trường đầu

vào và thị trường đầu ra.

1.1.2.2. M òi trường của doanh nghiệp

1) Khái niệm về mõi trường của doanh nghiệp

Môi trường cùa doanh nghiệp là tổng hợp tất cà các nhân tô bao quanh và nằm ngoài

doanh nghiệp và có ảnh hường đến hoạt động của doanh nghiệp.

2) Các loại môi trường của doanh nghiệp; Bao gồm:

- Môi trường kinh doanh gồm: các nhân tố liên quan đến việc cung cấp các yếu tố

đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

- Môi trường khoa học-công nghệ, thòng tin gồm các nhân lố liên quan đến việc cung

cấp công nghệ, máy móc thiết bị, thông tin...

- Môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm: Đường lối, mục tiêu, chiến lược, và kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, luật pháp các chính sách kinh tế - xã hội...

- Môi trường văn hóa và xã hội, bao gổm: Giáo dục, lối sống, truyền thống dân tộc,

các tầng lớp dân cư, tình trạng thất nghiệp...

1.1.3. Quản trị doanh nghiệp

1.1.3.1. Khái niệm và vai trò cùa quán trị doanh nghiệp

1) Khái niệm vế quản trị doanh nghiệp

Hiện nay có nhiều khái niệm vé quản trị doanh nghiệp:

- Quàn trị doanh nghiệp ]à quá trình thực hiện các tác động của chù thế quản trị lên

đối tượng bị quàn trị đê phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thê nhầm đạt được

các mục tiêu của doanh nghiệp.

- Quàn trị doanh nghiệp là một hoạt động lổ chức nhằm liên kết nhũng cá nhân,

những đưn vị, những quá ¡rình và những hoạt động của doanh nghiệp dựa trên những

nguyên tắc khoa học, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu của doanh nghiệp.

Thực chất của hoạt động quản trị doanh nghiệp là quản trị các hoạt động cùa con

người và thông qua đó quàn trị mọi yếu tô khác liên quan, nhằm thực hiện các mục tiêu

lợi ích cùa doanh nghiệp.

2) Vai trò cùa quàn trị doanh nghiệp.

Quản trị có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Vai trò cùa quàn trị có thể thê hiện ờ một số nội dung sau:

a) Quàn trị là thuộc tính tự nhiên, là đòi hỏi tất yếu khách quan của quá trình lao

dộng sản xuất trong doanh nghiệp.

Thuộc tính tự nhicn cùa lao động là phàn công và hiệp tác lao động, nó sẽ phức tạp hơn

rất nhiều khi sàn xuất càng phát triển, khi tính xã hội hoá trong sản xuất ngày càng cao.

Đê quá trình sàn xuất được thực hiện và có hiệu quả thì tất yếu đòi hòi phái cẩn có sự

phoi hợp, cán co sự diéu khién chung. Hoại dcmg Này cliliih lù quúii IIị. DÙII than sự

thống nhất giữa các mặt đối lập, giữa lập trung và phân chia (giữa quản trị và bị quản

trị... ) là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển.

Quản trị hình thành và phát triển là do yêu cầu tất yếu khách quan cùa sản xuất của

doanh nghiệp.

b) Quản trị là yếu lố quyết dịnh nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong thực tế với những điéu kiện về con người, về vật chất, kĩ thuật (nguồn lực) như

nhau, nếu tổ chức quản lý tốt sẽ phát huy có hiệu quả những yếu nguồn lực đó, còn quản

trị tổi sẽ không khai thác được, dẫn đến tổn thất, thậm chí còn làm tiêu tan các nguồn

lực đã có, vì vậy trong các yếu tố của sản xuất, quản trị được coi là quyết định nhất.

c) Quản trị có tiềm năng sáng tạo to lớn, là loại lao động dặc biệt trực tiếp sản xuất ra

cùa cải vật chất cho xã hội.

Cùng với các loại lao động khác, lao động quản trị trực tiếp tạo ra sản phẩm cho

doanh nghiệp. Quàn trị luôn gắn với sự sáng tạo, quàn trị luôn biết sử dụng có hiệu quà

9

cái đã có để tạo ra cái chưa có, biến cái xấu, chưa hoàn thiện, trờ thành tốt hưn, hoàn

thiện hơn. Sự sáng tạo của quản trị cũng là một thuộc tính tự nhiên. Các nhà quản trị nếu

biết khai thác được tiểm năng này sẽ tạo được thành công lớn trong kinh doanh cho

doanh nghiệp.

Theo xu thế chung, sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và hiện đại hơn, dẫn tới

phân công lao dộng ngày càng sâu rộng hem, trình độ của con người bị quản trị ngày

càng cao, mức độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng rộng hơn .. .Thì đòi hỏi

càng phải tăng cường hơn vai trò của quàn trị trong doanh nghiệp, có vậy mới thích ứng

với nển sản xuất hiện tại.

1.1.3.2. Chức năng quàn trị doanh nghiệp

1) Khái niệm chức năng quản trị. Có thể đưa ra một số khái niệm:

Một cách khái quát: Chức năng là tập hợp cấc hoạt động hay hành đông cùng loại cùa

một hệ thống hay một bộ phận của hệ thống.

Chức năng quản trị có được do kết quả cùa phân công lao động quản trị, nó luòn gắn

với chuyên môn hoá các hoạt động trong doanh nghiệp.

Chức năng quản trị doanh nghiệp là hoạt động quản trị được chuyên môn hoá theo

một phẩn việc quản trị nào đó, dựa trên sự phân công lao động quản trị, nhằm tạo thành

hệ thống quản trị doanh nghiệp và đảm bảo cho hệ thống này hoạt động thống nhất, đạt

hiệu quả cao.

2) Phân loại chức năng quản trị doanh nghiộp.

Phân loại chức năng quản trị là điểu kiện tiền để để tạo ra một cơ cấu có hiệu quả của

hệ thống quản trị. Viộc phân loại chức năng quản trị có thể gồm các cách sau đây:

a) Căn cứ vào quá trình quản trị, có các chức năng sau:

- Chức năng kế hoạch hoá.

- Chức năng tổ chức.

- Chức nãng lãnh đạo (chỉ huy, phối hợp và điều hành).

- Chức năng kiểm tra.

b) Căn cứ vào các lĩnh vực hoat động quản trị, có các chức năng sau:

- Chức năng quản trị cung ứng.

- Chức năng quản trị sản xuất.

- Chức nảng quản trị tài chính, kế toán.

- Chức năng quản trị nhân sự.

- Chức năng quản trị marketing.

- Chức năng quản trị thương mại, đầu tư, hành chính, bảo vệ...

1.1.3.3. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp

1.1.3.3.1. Khái niệm hệ thông sản xuất

Hệ thống sản xuất của doanh nghiộp là tổng thể các bộ phận có liên quan với nhau,

tác động qua lại lẫn nhau một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất, nhằm

thực hiện các chức năng hay mục tiêu nhất định của doanh nghiệp đã để ra.

10

Hệ thống sản xuất có tính chất kinh tế, kỹ thuật và xã hội tổng hợp. Nó rất đa dạng và

phức tạp, nó là một hệ thống động và luôn phát triển.

1.1.3.3.2. Cúc bộ phận của hệ thông sản xuất, bao gồm các bộ phận sau:

a) Bộ phận chù thể quản trị (phân hệ chủ thể quàn trị), bao gồm:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy.

- Các chức năng quàn trị.

- Cán bộ quản trị (nhà quàn Irị).

- Các quá trình quàn trị (thu thập thõng tin, xác định mục tiêu, điểu hành quản trị).

b) Bộ phân sản xuất kinh doanh bị quản trị (phân hệ bị quản trị) bao gồm:

- Cơ cấu sản xuất (số lượng các cấp và bộ phận sản xuất). Tổ chức cơ cấu sàn xuất

phụ Ihuộc rất nhiều ờ cơ cấu sản phẩm, quy mô và tính chất của sản xuất.

- Các phương thức phối hợp các yếu tố của sản xuất theo các giai đoạn cùa quá trình

sản xuất nhằm tạo ra và tiêu Ihụ sàn phẩm cùa doanh nghiệp.

1.2. HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP

Hình thành doanh nghiệp là công việc đầu tiên và vô cùng quan trọng, nó quyết định

đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Vì thế phải nghiên cứu kỹ

lưỡng các nội dung chủ yếu có liên quan đến hình thành nó. Hình thành doanh nghiệp

bao gồm rất nhiểu nội dung, ờ đây sẽ giới thiộu một số nội dung cơ bản sau:

- Nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh và cân nhắc cơ hội kinh doanh.

- Nghiên cứu và lựa chọn hình thức pháp lý doanh nghiệp.

- Nghiên cứu và lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp.

- Nghiên cứu và thiết lập hệ thống sản xuất.

+ Nghiên cứu và lựa chọn một sô’ yếu tô cơ bàn hình thành phân hệ bị quản trị.

+ Thiết lập bô máy quản trị doanh nghiệp (nội dung chủ yếu cùa phân hệ chù thể

quản tri). Sau đây là các nôi dung cu thể:

1.2.1. Nghiên cứu thị trưởng và mỏi trường kinh doanh

Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh xác định. Mật khác

doanh nghiệp được xây dựng và phát triển hếu như đáp ứng một loại cầu nào đó của thị

trường. Chính vì lẽ đó mọi doanh nghiệp chỉ có thể được hình thành trên cơ sờ nghiên

cứu kĩ lưỡng thị trưcmg, cũng như các điẻu kiện cụ thể cùa môi trường. Nghiên cứu thị

trường và môi trường kinh doanh là cồng việc cần thiết vì nó liên quan đến quá trình sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm, cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

1.2.1.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiôn cứu thị trường bao gôm nghiên cứu cầu và nghiên cứu cung của thị trường

a) Nghiên cứu cầu của thị trường.

Nghiên cứu cầu của thị trường là nghiên cứu các nhân tố ảnh hường tới cẩu loại sản

phẩm mà doanh nghiệp muốn cung cấp như: Giá cả sản phẩm, giá cả sản phẩm thay thế,

thu nhập người tiêu dùng, quy mô thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng.

11

Từ đó biết được ngưòi tiêu dùng sẽ có cẩu về sản phẩm đó với khối lượng, giá cả là

bao nhiêu? Yêu cẩu về tiêu chuẩn chất lượng như thế nào?...

b) Nghiên cứu cung cùa thị trường

Trong kinh tế thị trường cẩu một loại sản phẩm nào dó thường do nhiều doanh nghiệp

khác nhau đáp ứng, vì vậy cẩn phải nghiên cứu cung. Nghiên cứu cung cùa thị trường là

nghiên cứu các nhân tố ảnh hường tới cung loại sản phẩm mà doanh nghiệp muốn cung

cấp như: Giá cả sản phẩm, giá cả yếu tố đẩu vào, chính sách thuế, số doanh nghiệp đang

và sẽ cung cấp, quy mô cung cấp...

Kết quả nghiên cứu cung phải biết được người sản xuất sẽ bán sàn phẩm với giá bao

nhiêu? Ở cấp độ chất lượng nào?

1.2.1.2. Nghiên cứu các điếu kiện mói trường

Nghiên cứu các điều kiện mòi truờng kinh doanh thường gắn với các nhân lố cụ thé như:

Các vấn đề về pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô, đổi mới công nghệ, nguồn

nhân lực, tài nguyên, các thủ tục, chi phí liên quan đến thành lập doanh nghiệp...

Kết quả nghiên cứu về môi trường là các đánh giá cụ thể về điểu kiện môi trường mà

doanh nghiệp sẽ tổn tại và phát triển

1.2.1.3. Càn nhắc cơ hội kinh doanh

Trên cơ sờ nghiên cứu cung, cẩu sẽ cân nhắc và phát hiện được các cơ hội kinh doanh

cho doanh nghiệp. Tất nhiên cần cân nhắc cụ thể cơ hội ờ mức độ nào? Cẩn có các điều

kiện nào vể phía người sàn xuất? Ví dụ như cơ hội sàn xuất xi máng ờ nước ta: Khống

phải chỉ là cầu mà phải cả là cung về xi mãng nữa, theo loại, chất lượng và giá cả cụ

thể...khòng chỉ là cung xi măng trong nước mà phải tính đến yếu tố nhập khẩu...

1.2.2. Nghién cứu và lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Đây là nhân tô' ảnh hường đến viêc hình thành doanh nghiệp, do tác động cùa hệ

thống luật pháp. Nhân tố này có thể thay đổi theo sự hoàn thiện của pháp luật.

Hiện nay ớ Việt Nam đang tôn tại một sô hình thức pháp ly doanh nghiẹp như:

DNNN, DNTN, CTCP, CTHD, CTTNHH, HTX...

1.2.2.1. Nghiên cứu một số loại hình pháp lý doanh nghiệp

a) Doanh nghiệp nhà nước; bao gồm các loại hình:

- Công ty nhà nước, là công ty do nhà nước đầu tư 100% vốn, loại hình này tồn tại hai

hình thức; công ty nhà nước hoạt động kinh doanh và công ty nhà nước hoạt động công

ích. DNNN dạng này là loại hình doanh nghiệp chỉ có một chù sờ hữu.

- Công ty cổ phẩn nhà nước, bao gồm hai dạng, đó là: CTCPNN vốn góp chi phối (khi

vốn góp của nhà nước > 50% vốn điều lệ) và nhà nước là cổ đông cùa công (y cổ phần

(khi vốn góp < 50% vốn điểu lệ). CTCPNN là loại hình doanh nghiệp đa sờ hữu.

- CTTNHHNN tổn tại ờ hai dạng đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước chỉ có

một thành viẽn và có hai thành viên trờ lên, nó cũng là loại hình kinh doanh đa sờ hữu.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

12

b) Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỏi cá

nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

- Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp chi có một chủ sờ hữu và hoạt động

theo luật doanh nghiệp.

c) Công ty cổ phẩn.

Công ty cổ phần loại hình doanh nghiệp đa sờ hữu và là doanh nghiệp pháp lý hữu

hạn. Cố đông của còng ty có thể là tổ chức, cá nhân, tối thiếu là ba và không hạn chế số

tối đa.

Cổ đông chi chịu trách nhiệm về các khoàn nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh

nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ đông có quyền tự do chuyên

nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ trường hợp theo luật định).

Hiện nay CTCP được thành lập bởi hai phương thức; thành lập mới và cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước hay CTCP thõng thường và CTCP nhà nước.

d) Công ty trách nhiệm hữu hạn

* Công ty TNHH có hai thành viên trờ lên

Cõng ty TNHH có hai thành viên trờ lén loại hình doanh nghiệp đa sờ hữu và là

doanh nghiệp pháp lý hữu hạn.

- Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa

vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã cam kết vào doanh nghiệp.

- Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức, phần vốn góp của thành viên chi

dược chuyên nhượng theo luật định.

* Công ty TNHH có một thành viên

Công ty TNHH một thành viên thuộc loại hình doanh nghiệp pháp lý hữu hạn và là

doanh nghiộp chỉ có một chủ sở hữu.

- Chủ sờ hfru công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm vé khoản nợ và nghĩa

VU lài b ả n k h á c c ủ a c ô n g ty t r o n g p h n m vi 3 ố vốn điều lê củn cô n g ty (trong thưc t ế m ô

hình này mới chỉ triển khai ờ một sô' công ty nhà nưóc). Công ty trách nhiệm hữu hạn

hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

e) Công ty hợp danh

- Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, thành

viên góp vốn chỉ chịu trách nhiêm bằng số vốn đóng góp về các khoản nợ của công ty.

- Đây là loại hình doanh nghiệp vừa chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn, vừa chịu

trách nhiệm pháp lý vô hạn, nó mới được quy định về mặt pháp luật, chưa phát triển

trong thực tiễn. Công ty hợp danh cũng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

e) Hợp tác xã (HTX).

Hợp tác xã Ihuộc khu vực kinh tế tệp [hể. HTX hoạt động theo nguyên tắc: Tự nguyện

gia nhập và rời bỏ HTX; quản trị dân chủ và bình đẳng; tự chịu trách nhiệm và cùng có

lợi; chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích cùa xã viên và sự pháp triển của HTX và cộng đồng.

Hiện nay HTX đã được thừa nhận là doanh nghiệp và hoạt động theo Luật hợp tác xã.

13

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!