Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình kinh tế học vi mô - Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực
187
Biểu đồ dưới đây minh họa sự tác động của giá trần. Khi mức giá duy trì dưới giá cân
bằng (tại mức giá Pc trong biểu đồ), khi đó lượng cầu vượt quá lượng cung và xẩy ra thiếu hụt
nguồn lực.
CẦU NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
Một doanh nghiệp sẽ sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực nếu như việc thuê thêm nguồn lực
này còn đem lại lợi nhuận. Nhớ lại rằng lợi nhuận kinh tế bằng:
Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên thì cả doanh thu và chi phí đều tăng lên. Lợi nhuận
kinh tế sẽ tăng nếu phần doanh thu tăng thêm lớn hơn phần chi phí tăng thêm.
Doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực gọi là doanh thu sản phẩm
biên (MRP) của nguồn lực. Chi phí yếu tố biên (MFC) của nguồn lực được xác định như là
chi phí tăng thêm liên quan đến việc tăng thêm một đơn vị nguồn lực sử dụng. Điều này
thuyết phục phần nào về điều kiện tối ưu của doanh nghiệp:
- Tăng mức sử dụng nguồn lực khi và chỉ khi MRP > MFC
- Giảm mức sử dụng nguồn lực khi và chỉ khi MRP > MFC.
Do vậy, mức sử dụng tối ưu nguồn lực diễn ra khi và chỉ khi MRP = MFC.
Doanh thu sản phẩm biên có thể biểu thị như sau:
MRP = MR x MP
Trong đó, MR (doanh thu biên) bằng doanh thu tăng thêm từ việc bán thêm một đơn vị sản
lượng và MP là sản lượng tăng thêm từ việc sử dụng thêm một đơn vị nguồn lực. Chẳng hạn,
giả sử bạn muốn tính doanh thu sản phẩm biên của lao động khi biết MR = 3 triệu đồng và MP
= 4. trong trường hợp này, sử dụng thêm một lao động sẽ làm tăng thêm 4 đơn vị sản lượng.
Do doanh thu tăng thêm 3 triệu đồng mỗi khi bán thêm một đơn vị sản lượng, tổng doanh thu
sẽ tăng lên 12 triệu đồng (= 3 triệu đồng × 4 đơn vị sản lượng) khi sử dụng thêm một đơn vị
lao động. Trong trường hợp đặc biệt của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi đó MRP = P×MP
do MR = P (trong đó, P là giá thị trường của sản phẩm). Trong trường hợp của thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo, đường cong MRP đôi khi được xem như là “giá trị của sản phẩm biên”.
Biểu đồ dưới đây minh họa đường cong MRP. Đường cong này có độ dốc đi xuống như là
kết quả của qui luật năng suất biên giảm dần. Như chúng ta đã biết, qui luật năng suất biên
giảm dần cho thấy khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên, các nguồn lực khác không đổi, MP
của nguồn lực sẽ giảm xuống. Trong khi đó, MP của nguồn lực lúc ban đầu có thể tăng, doanh
nghiệp tối đa hóa lợi nhuận chỉ sẽ sử dụng nguồn lực trong khoảng MP giảm. Do vậy, chỉ
phần đường cong MRP có độ dốc đi xuống như minh họa bên dưới (trong trường hợp của thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo, MR cũng sẽ giảm khi mức sử dụng nguồn lực tăng lên - Vì
MR giảm khi sản lượng tăng lên trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo).
Lượng
Giá
Chương 8: Cung cầu thị trường nguồn lực
188
Nếu thị trường nguồn lực là cạnh tranh hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp sẽ có đường cung
nguồn lực là co giãn hoàn toàn. Biểu đồ dưới minh họa cho mối quan hệ này. Giá thị trường
nguồn lực được xác định thông qua sự tương tác của cung và cầu thị trường. Từ khi mỗi
doanh nghiệp là người nhận giá trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi đó mỗi doanh
nghiệp có đường cung nguồn lực co giãn hoàn toàn tại mức giá cân bằng của nguồn lực.
Mặc khác, mỗi doanh nghiệp là người nhận giá trong thị trường nguồn lực cạnh tranh hoàn
hảo, khi đó chi phí tăng thêm cho mỗi đơn vị nguồn lực sử dụng bằng với mức giá của nguồn
lực. Do đó, đường chi phí yếu tố biên là đường nằm ngang tại mức giá thị trường nguồn lực.
Hai trường hợp minh họa của đường MFC như trong biểu đồ dưới đây.
Như biểu đồ trên cho thấy, mức sử dụng nguồn lực tối ưu diễn ra ở mức sử dụng nguồn
lực mà ở đó MRP = MFC. Khi đó, mức sử dụng nguồn lực tối ưu tại Q0. Nếu MFC tăng lên
Lượng Lượng
Giá Thị trường Doanh n Giá ghiệp
Giá thị trường
Lượng
MRP
Lượng
MRP,
MFC