Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình kinh tế học vi mô - Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT ppsx
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
437.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
811

Giáo trình kinh tế học vi mô - Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo

163

QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét cách thức xác định cân bằng trong ngắn hạn của thị trường bán

cạnh tranh.

Biểu đồ dưới đây minh họa cân bằng trong ngắn hạn của một doanh nghiệp trong thị

trường bán cạnh tranh. Một doanh nghiệp bán cạnh tranh sẽ tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất

tại mức sản lượng mà ở đó MR = MC. Trong biểu đồ dưới đây, mức sản lượng cân bằng là

Qo. Khi đó, giá cân bằng (số tiền mà khách hàng hang muốn trả tương ứng tại mức sản lượng

Qo này) là Po tương ứng với Qo.

Trong thị trường độc quyền, lợi nhuận kinh tế có thể có được do rào cản thị trường. Tuy

nhiên, trong bán độc quyền thì lợi nhuận kinh tế thay đổi là do sự thâm nhập của các doanh

nghiệp mới vào ngành. Khi có doanh nghiệp mới gia nhập ngành, cầu sản phẩm của mỗi

doanh nghiệp sẽ giảm xuống và trở nên co giãn hơn. Cầu giảm sẽ làm giảm lợi nhuận kinh tế

của doanh nghiệp. Quá trình gia nhập ngành này sẽ tiếp diễn liên tục cho đến khi lợi nhuận

kinh tế không còn nữa như minh họa trong biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ trên minh họa cân bằng dài hạn của một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường

bán cạnh tranh. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất với sản lượng Q’ và giá

cân bằng tài P’. Do giá bằng với chi phí trung bình, cho nên doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế

bằng không. Cân bằng dài hạn được xem là “cân bằng tiếp tuyến” vì đường cầu tiếp tuyến

với đường ATC tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.

Trong ngắn hạn, doanh nghiệp bán cạnh tranh có thể bị lỗ (lợi nhuận kinh tế âm) như minh

họa trong biểu đồ dưới đây. Khi đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động trong ngắn hạn và

Giá

Lượng

Lợi nhuận = 0

Giá

Lượng

Lợi nhuận > 0

Chương 7: Cạnh tranh không hoàn hảo

164

rời khỏi ngành trong dài hạn. Khi doanh nghiệp rời khỏi ngành thì các đường cầu của doanh

nghiệp khác sẽ dịch chuyển sang phải và ít co giãn hơn. Sự rút lui khỏi ngành của các doanh

nghiệp diễn ra liên tục cho đến khi lợi nhuận kinh tế bằng không.

Trong thị trường bán cạnh tranh, các doanh nghiệp trong dài hạn luôn có năng lực thặng

dư. Lý do là các doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng dưới mức sản lượng tại minATC.

Kết quả là người tiêu dùng trả một mức giá vượt quá chi phí trung bình tối thiểu. Điều này có

thể giải thích tại sao đường cầu của doanh nghiệp bán cạnh tranh trở nên dốc hơn, là do phân

biệt sản phẩm. Bởi vì sản phẩm của doanh nghiệp là không thay thế hoàn toàn cho các sản

phẩm của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, sự phân biệt sản phẩm gây nên năng lực thặng dư.

CHI PHÍ PHÂN BIỆT

Như đã đề cập trong chương trước, sự hữu hiệu trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi

P=MC và doanh nghiệp sản xuất với mức chi phí trung bình tối thiểu (ATC min). Biểu đồ

dưới đây so sánh giá và lượng giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường bán cạnh

tranh. Như biểu đồ cho thấy, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất tại mức sản lượng

Qpc (giá Ppc tương ứng) cao hơn sản lượng doanh nghiệp bán cạnh tranh Qmc (giá Pmc

tương ứng). Khi đó, giá của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo (Ppc) sẽ thấp hơn giá của

doanh nghiệp bán cạnh tranh (Pmc).

Vì doanh nghiệp bán cạnh tranh sản xuất tại mức sản lượng có chi phí lớn hơn minATC,

cho nên doanh nghiệp bán cạnh tranh kém hữu hiệu hơn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.

Điều này làm phát sinh chi phí, được gọi là chi phí phân biệt, đó là chi phí xã hội phải gánh

Giá

Lượng

Giá

Lượng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!