Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình kinh tế học vi mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô pps
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
398.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
2000

Giáo trình kinh tế học vi mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô

19

trách nhiệm của chương trình lương thực thế giới ở Sudan đã ví Darfur như là “tình trạng khẩn

cấp số hai của thế giới”.

Vào tháng 12, một vài tuần trước thảm họa sóng thần, Carlos Veloso, người điều phối cứu trợ

khẩn cấp của WFP tại Sudan, kêu gọi tài trợ của các quốc gia nhằm đẩy nhanh sự đóng góp.

Ông ta nói rằng cần hơn một nửa trong số 438 triệu USD hỗ trợ lương thực ở Darfur vào năm

2005 vào cuối tháng giêng, nhằm đảm bảo vận chuyển lương thực đến nơi này trước khi mùa

mưa, sẽ gây khó khăn trong việc vận chuyển và trong trường hợp đó thì mười ngàn người có

thể sẽ bị cô lập. Ông Veloso cho biết lương thực cần tài trợ như – lúa mỳ, đậu, dầu ăn, đỗ

tương là những thành phần chính trong bữa ăn nơi đây – đóng góp tiền để mua hàng trăm xe

tải hạng nặng để có thể vận chuyển lương thực xuyên qua các sa mạc.

Mỹ đã đáp lại với khoản tài trợ là 200,000 tấn lúa mỳ, trị giá 172 triệu USD. Rồi thì sóng thần

ập đến. Các tài trợ cho các lương thực khác đã đến nơi này chậm hơn; tiền mua xe tải cũng

vậy. Ông Veloso nói rằng “ cửa sổ hy vọng đang thu hẹp lại”. Nếu như không đủ lương thực

cho Darfur, WFP có thể sẽ phải giảm số lượng cứu trợ lương thực hàng tháng, hay hạn chế số

lượng cứu tế.

Thậm chí khi Darfur như là một điểm sáng về nhân đạo trong năm qua - gần 100 các tổ chức

cứu tế hầu như đã tập trung trợ giúp về nước sinh hoạt, xử lý chất thải và chăm sóc sức khoẻ -

trong khi đó, nhu cầu trợ giúp nghề nông ở Darful dường như bị lờ đi. LHQ nói rằng lĩnh vực

nông nghiệp cần được sự trợ giúp, để cung cấp giống, các công cụ sản xuất cho nông dân, đã

nhận ít hơn một phần năm nhu cầu thiết bị sản xuất.

Nhiều năm qua, những người nông dân và chăn nuôi ở Darfur đã có quan hệ trong sản xuất và

trao đổi, phân chia đất đai và cung cấp lương thực cho nhau. Chiến tranh của chính quyền Ả

Rập và nhóm nổi loạn đang tìm tiếng nói lớn hơn về chính trị và phát triển kinh tế đã phá huỷ

quan hệ này. Hiện giờ, cạnh tranh lương thực khan hiếm đã ngăn chặn tập tục và dẫn đến

tranh giành sự hỗ trợ lương thực quốc tế đã đánh mất niềm tin lâu đời giữa những người nông

dân và người chăn nuôi. Ông Pronk nói rằng “xung đột dẫn đến khan hiếm và khan hiếm dẫn

đến xung đột”.

Các quan chức chính quyền ở Khartoum đã gây nên khan hiếm lương thực và chống lại áp lực

của LHQ nhằm duy trì bình ổn giá bằng cách chuyển 100,000 tấn lương thực từ các vùng khác

đến Darfur. Ahmad Ali El Hassan, quan chức đứng đầu nông nghiệp, nói rằng “đây chỉ là

khoản thiếu hụt lương thực ở Darfur. Hỗ trợ nhân đạo sẽ lấp đầy thiếu hụt này”.

Ông ta kêu gọi nông dân Darfur rời bỏ trại tị nạn và quay trở lại vùng đất của họ để canh tác

cho vụ xuân, mặc dầu nơi đây vẫn còn đe dọa về an ninh. Ông ta cũng thừa nhận rằng giống,

công cụ và vật nuôi đã bị huỷ hoại trong chiến tranh, mà chính quyền đã cáo buộc là do xung

đột giữa các bộ lạc. Ông ta nói rằng “cầu mong thượng đế, chúng ta sẽ có vụ mùa thu hoạch

khá hơn”.

Nhưng những người nông dân trong các trại tị nạn nói rằng họ từ bỏ hy vọng quay trở về vùng

đất của họ vì sợ những lực lượng nổi dậy tấn công - được biết như là Janjaweed – lực lượng

đã đưa đẩy họ đến nơi này. Matair Abdall đã lắc đầu và nói rằng “không có con đường để

quay trở lại trong lúc này”.

Ngôi làng Willo, cô ta cho biết đã bị phá huỷ bởi Janjaweed, họ đã đốt những cánh đồng, để

dựng lên những nhà gỗ tạm cho binh lính và đuổi những nông dân rời bỏ vùng đất diễn ra vào

cuối năm 2003. Bà Abdall nói rằng bà, chồng và bốn đứa con đã đi bộ ba giờ để đến trại tị

nạn. Mùa xuân năm ngoái, cô ta đã quay trở lại để trồng lúa miến. Khi vụ mùa bắt đầu, gia súc

đã ăn một ít, nhưng cô ta nói những người chăn nuôi đã ăn hết phần còn lại. Vào thời điểm thu

hoạch, cô ta có thể thu hoạch được 6 bao với mỗi bao nặng 200 pound, lượng lương thực có

thể nuôi gia đình cô trong nhiều năm.

Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô

20

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHÂN TÍCH

Tham khảo tài liệu đề cập trong chương 1, chương 2 và chương 4 để hỗ trợ trong việc trả lời

các câu hỏi này.

1. Đây là một vấn đề của kinh tế học vi mô bởi vì các vấn đề liên quan đến cung cầu của một

thị trường cụ thể - ngũ cốc.

2. Sự phá huỷ nông nghiệp đã làm dịch chuyển đường cung sang trái. Vì cầu lương thực là

không co giãn, giá cả tăng lên một cách đáng kể như biểu đồ minh họa dưới đây. Cô ta không

thể bán với mức giá thấp hơn bởi vì (1) sẽ không đáp ứng đủ vì số lượng người mua lớn và (2)

chi phí mua ngũ cốc từ người bán buôn là quá cao.

3. Tùy thuộc mức độ phá hoại của chiến tranh ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của nền kinh

tế và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, điều này sẽ làm dịch chuyển đường cong năng lực sản xuất

vào phía bên trong được minh họa phía bên trái. Nếu như chiến tranh chỉ ảnh hưởng đến lĩnh

vực nông nghiệp thì nó sẽ làm dịch chuyển vào bên trong theo trục sản phẩm nông nghiệp như

minh họa phía bên phải.

4. Không, thị trường không có khiếm khuyết. Thị trường phản ứng bằng cách thay đổi giá.

Bằng chứng là thị trường đang vận hành với mức giá của lúa mỳ rất cao bởi vì lúa mỳ đang

khan hiếm. Mặc dù thị trường không khiếm khuyết, nhưng kết quả thị trường không như

mong đợi. Khi hoạt động thị trường không hiệu quả thì chính phủ có thể can thiệp vào thị

trường để thay đổi kết quả hoạt động thị trường.

5. Vì ảnh hưởng của sự khan hiếm lương thực là quá rộng, ảnh hưởng đến nhiều thành phần

của nền kinh tế. Rõ ràng, toàn bộ nền kinh tế đều bị ảnh hưởng và vì vậy có thể nói rằng đây

là vấn đề kinh tế vĩ mô.

D0

S0

Lượng

Giá

0

P1

P0

Q0

S1

Q1

Sản phẩm công nghiệp

0

Sản phẩm

nông nghiệp

Sản phẩm công nghiệp

0

Sản phẩm

nông nghiệp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!