Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình địa lý tự nhiên Việt Nam 2
PREMIUM
Số trang
199
Kích thước
59.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
779

Giáo trình địa lý tự nhiên Việt Nam 2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

(Chủ biên) - NGUYÊN THỊ KIM CHƯONG

GT.0000027257 ,NG VÃN HƯƠNG - NGUYỄN THỤC NHU

Li T Ự NHIÊN

V IỆ t L A M 2 m

: m m s ĩ ( P H Ầ N K H U V Ự C )

ÁI NGUVÈN

HỌC LIỆU

Đ Ặ N G D U Y LỢI (Chủ biên) - N G U YÊ N THỊ KIM CHƯƠNG

Đ Ặ N G VĂN HƯƠNG - N G U YÊ N THỤ C NHU

GIÁO TRÌNH

ĐỊA Lf Tự NHIÊN VIỆT NAM 2

(PHẦN KHU VỰC)

(In lần thứ năm, có chỉnh lí)

N H À X U Ấ T BẢN Đ Ạ I HỌC s ư PHẠM

SP/

U N I V E R S I T Y OF E D U C A T I O N P U B L I S H I N G HOUSE

GIÁO TRlNH ĐỊA LÍ Tự NHIÊN VIỆT NAM 2 (PHÁN KHU VựC)

Đặng Duy Lợi (Chủ biên) - Nguyẻn Thị Kim Chương

Đặng Vản Hương - Nguyẻn Thục Nhu

Mả sách.quóc té: I5BN 978-6Ọ4-54--0615-1 / . r V W

Bản quyén xuãt bản thuộc.vé Nhà xg& b in Đại học Sư phạm.

Mọi hlnh thức sao'chép toèn bộ háy một phán^oặc^các hlnh thức phát hành

mà không có sự cho phép trước bẨnậ vản bản

của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm đéu lằ vi phạm pháp luật.

Chúng tồi luồn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc già

để sách ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi góp ý vé ỉách, liên hệ vé bàn thào và dịch vụ bàn quyển

xin vui lòng gửi vé địa chì email: [email protected]

Má số: 01.01.119/900 - GT 2015

2

Lài nói đ ầ u ................................................................................................................................................ 5

Chương 1. Cơ sỏ lí luận về phân vùng địa li tự nhiên Việt N a m ...........................................7

§1. Các quy luật phân hoá địa lí tự nhiên Việt Nam............................................................. 7

§2. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên................................................21

§3. Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam ............................................26

§4. Hướng dẫn phương pháp dạy học..................................................................................36

Câu hỏi ôn tập Chương 1.......................................................................................................37

Chương 2. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc B ộ ................................................................................ 38

§1. Đặc điểm địa lí tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc B ộ .................................. 38

§2. Sự phân hoá của miền thành các khu địa lí tự nhiên.................................................. 47

§3. Hướng dẫn phương pháp dạy học..................................................................................59

Câu hỏi ôn tập Chương 2 .......................................................................................................60

Chương 3. Miễn Tây Bắc và Bắc Trung B ộ.................................................................................61

§1. Đặc điểm địa lí tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ...................................61

§2. Sự phân hoá của miền thành các Khu địa lí tự nhiên.................................................. 79

§3. Hướng dẫn phương pháp dạy học..............................................................................118

Cảu hỏi ôn tập Chưong 3 .................................................................................................. 122

Chưuny 4. Miền Nam Tiung Bộ và Nam B ô...........................................................................124

§1. Đặc điểm chung của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ...........................................124

§2. Sự phân hoá của miền thành các khu địa lí tự nhiên miền Nam........................... 141

§3. Hướng dẫn phương pháp dạy học................................................................................162

Câu hỏi ôn tập Chương 4 ...................................................................................................164

Tài liệu tham khảo c h ín h ................................................................................................................ 166

Tài liệu tham kh ảo ............................................................................................................................. 167

3

♦ LỜI NÓI ĐẨU

Tiếp nối phần Đại cương cùa giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam, phẩn Khu vực

sẽ trình bày những đặc điểm cụ thể, chi tiết hơn về các vùng lãnh thổ ưên đất nước

ta, thể hiện một trong những đặc điểm cơ bản của tự nhiên Viột Nam là có sự phân

hoá đa dạng trong một chỉnh thể thống nhất.

Những vấn đề cơ bản của lí luận phân vùng địa lí tự nhiên (một trong những

nội dung quan trọng của khoa học địa lí) sẽ được trình bày ở giáo trình này như

những cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phân chia trên lãnh thổ nước ta thành

các thể tổng hợp tự nhiên với các cấp phân vị khác nhau. Các đơn vị lãnh thổ tự

nhiên này có những đặc điểm riêng về nguồn gốc phát sinh có sự đổng nhất tưcmg

đối về thành phần cấu tạo và quá trình phát triển và vì vậy sẽ tạo nẽn những sự

khác biệt giữa chúng.

Việc hiểu biết những quy luật phân hoá và đặc điểm địa lí tự nhiên của các

vùng lãnh thổ sẽ giúp cho việc nghiên cứu những vấn đề lí luận cùa khoa học địa lí

được thấu đáo hơn, cụ thể hơn, đồng thời giúp ích cho việc khai thác, sử dụng các

điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tại các vùng lãnh thổ một cách hợp lí,

hữu hiệu và bền vững.

Giáo trình Địa lí tụ nhién Việt Nam 2 (phần Khu vực) nhằm đáp ứng các yêu

cầu có tính khoa học và thực tiễn đó, đồng thời giúp cho sinh viên nhận thức sâu

sắc hcm những vấn đề địa lí tự nhiên và những vấn đề có liên quan đã và đang đạt

ra tại các vùng lãnh thổ cụ thế của nước ta.

Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 gồm bốn chương, được phân công cho

các tác giả biên soạn:

Chương 1: Cơ sở lí luận về phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam (Nguyễn Thục Nhu)

Chương 2: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (Đặng Duy Lợi)

Chương 3: Miển Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (Nguyễn Thị Kim Chương)

Chương 4: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Đặng Văn Hương)

5

Để thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập giáo trình này, những vấn đề vẻ

phương pháp giảng dạy sẽ được trình bày ở cuối mỗi chương.

Các tác giả rất mong nhận được nhũng nhận xét, góp ý của các nhà khoa học,

các đồng nghiệp và xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến quý báu đó để chúng tôi

tiếp tục hoàn thiện cuốn giáo trình này.

Các tác giả

6

C H Ư Ơ N G 1

Cơ s ỏ LÍ LUẬN VÊ PHÂN VÙNG Đ ỊA LÍ

Tự NHIÊN VIỆT NAM

Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt

khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Nó cho phép làm sáng tỏ những sự

khác nhau của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trền lãnh thổ nước ta, xác định và

chứng minh tính chất phức tạp và không đồng nhất về cấu trúc và các thành phần

cấu tạo của chúng, giúp chúng ta có được những nhận thức khoa học sâu sắc về

thiên nhiên và các thể tổng hợp địa lí tự nhiên (các khu vực) đổ sử dụng hợp lí

các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm giảm nhẹ những thiệt

hại do thiên tai gây ra ở từng khu vực cũng như trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

§1. CÁC QUY LUẬT PHÂN HOÁ ĐỊA LÍ Tự NHIÊN VIỆT NAM

Lãnh thổ Việt Nam tuy diện tích không rộng nhưng thiên nhiên lại rất đa dạng

và có sự phân hoá phức tạp. Thiên nhiên thay đổi theo không gian ba chiều: từ Bắc

vào Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao, đã hình thành nên nhiều khu vực tự

nhiên ở các cấp phân vị khác nhau. Những đơn vị địa lí tự nhiên khu vực này được

hình thành và phát triển do ảnh hưởng trước hết của các quy luật chung của tự nhiên.

Đa số các nhà nghiên cứu khi tiến hành phân vùng lãnh thổ tự nhiên Việt Nam đều

A u ấ t pliút lừ những quy luộl này. Sư phân hoá phức tup và sư đa dạng của cảnh

quan tự nhiên Việt Nam là kết quả của lịch sử phát triển không đổng đều ở các bộ

phận khác nhau trên lãnh thổ, phụ thuộc vào sự tác động tương quan của hai

nguồn nàng lượng chủ yếu quyết định động lực của các quá trình địa lí. Đó là năng

lượng bức xạ mặt trời và năng lượng bên trong của Trái Đất. Hai nguồn năng

lượng này thay đổi theo thời gian và không gian nhưng quan trọng hơn, bản chất

của những thay đổi này rất khác nhau. Trong khi nguồn năng lượng bức xạ mặt

trời có sự phân bô' và thay đổi theo quy luật địa đới, thì nguồn năng lượng bên

trong của Trái Đất lại bị chi phối bởi quy luật phi địa đới.

7

1.1. Quy luật phân hoá địa đới

1.1.1. Quy luật địa đới

Quy luật địa đới về bản chất là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành

phần địa lí và các cảnh quan tự nhiên theo vĩ độ từ xích đạo về hai cực. Đây là quy

luật phổ cập, tạo nên các vòng đai địa lí bao quanh Trái Đất. Những mầm mống

của học thuyết về các đới đã được nảy sinh từ thời Hy Lạp cổ đại, nhưng chỉ sau

các công trình của Đôcusaev vào những năm 1898 - 1900 thì tính địa đới mới

được giải thích như một quy luật địa lí. Đôcusaev chính là người đầu tiên khám

phá ra quy luật địa đới theo chiều ngang (theo vĩ độ) và theo chiều thẳng đứng

(theo chiều cao). Ông đã xây dựng học thuyết về các đói tự nhiên và về sau học

thuyết này được tiếp tục phát triển bởi nhiều nhà địa lí, đặc biệt là L.x. Becgơ và

A.A. Grigôriev.

Quy luật địa đói là một trong những quy luật cơ bản của khoa học địa lí.

Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu và phân vùng địa lí tự nhiên mỗi khu vực cần

phải tính toán tói số lượng và chất lượng của năng lượng mặt ười mà nơi đó nhận

được. Chúng ta đều thừa nhận sự phân bô' không đồng đều của bức xạ mặt trời theo

vĩ độ là nguyên nhân đầu tiên của tính địa đói. Sự thay đổi có quy luật của bức xạ

mặt ười từ xích đạo về phía hai cực cũng chính là sự thay đổi có quy luật của góc

nhập xạ theo hướng đó. Ngoài ra, nguyên nhan hình thành quy luật địa đới còn có

sự tham gia của hoàn lưu khí quyển trên quy mô toàn cầu, khiến cho sự phăn bố

thực tế của bức xạ mặt trời trên bề mặt Trái Đất sẽ khác rất nhiều so với sự phân

bố lí thuyết. Hoàn lưu khí quyển dựa trên bốn khối khí cơ bản là khối khí cực, khối

khí ôn đới, khối khí nhiệt đới và khối khí xích đạo là cơ sở để xác định các vòng

đai khí hậu. Thêm vào đó, những dao động theo mùa của hoàn lưu khí quyển còn

hình thành nên ba vòng khí hậu đai trung gian, ở đó các khối khí của hai kiểu khác

nhau sẽ thay đổi kế tiếp nhau theo mùa để hình thành nên 7 vòng đai khí hậu

chính của mỏi nửa cáu (Bác và Nam) là: vỏng dai cực, cận cực, ôn dới,

á nhiệt đới, nhiệt đới, á xích đạo và xích đạo (theo B.p. Alixov).

Như vậy, sự thay đổi theo đới của các đơn vị lãnh thổ (các thể tổng hợp địa lí

tự nhiên) là do năng lượng bức xạ mặt trời và lượng ẩm được phân bố theo đới.

Chính sự phân bô' theo đới của nhiệt và ẩm đã dẫn tới tính địa đới của các thành phần

và các yếu tố khác của cảnh quan tự nhiên như: thuỷ văn, thổ nhưỡng, thực bì, địa hình

ngoại sinh...

Trên thực tế, các đới cảnh quan tạo thành một mạng rất phức tạp. Các đới này

thường có sự phân bố đứt quãng và không phải bao giờ cũng hướng dọc theo các

8

vĩ tuyến một cách đều đặn. Sự chuyển tiếp từ đới này sang đới khác cũng diễn ra

phức tạp, có lúc đột ngột, có lúc diễn ra chậm chạp, từ từ.

Nhiều nhà địa lí đã lấy một số chỉ tiêu để xác định các đơn vị địa đới là mối

tương quan nhiệt và ẩm:

- Chỉ số khô hạn của A.A. Grigoriev và M.I. Buđưcô: K = —.r (trong đó: K là

chi số khô hạn, B là cán cân bức xạ tính bằng kcal/cnr/năm; L là tiềm nhiệt hoá hơi

của nước tính bằng kcal/g; r là lượng mưa ưung bình nãm tính bằng g/cm2/năm).

- Chỉ số thuỷ nhiệt của I.T. Xêliannhinov: K = — (trong đó: K là chỉ số

thuỷ nhiệt; r là lượng mưa trung bình năm; Lt là tổng nhiệt độ trung bình năm

trong suốt thời kì có nhiệt độ trung bình ngày trên 10°C).

- Chỉ số ẩm ướt của V.N. Ivanov và G.N. Vưxotxki: K = — (trong đó: K là

chỉ số ẩm ướt; r là lượng mưa trung bình năm; E là khả năng bốc hơi trung bình

năm tính bằng mm).

Mối tương quan nhiệt ẩm thông qua các chỉ số này (chỉ số khô hạn. chỉ số

thuỷ nhiệt, chỉ số ẩm ướt) cho thấy rõ ràng khi nói tới các nhân tố khí hậu của

tính địa đới thì không thể tách vai trò cùa nãng lượng mặt trời ra khỏi trị sô ẩm

khí quyển, cả hai nhân tố đó luôn luôn xuất hiện cùng nhau và xem như là

nguyên nhân trực tiếp về tính địa đới của các thành phẩn khác của cảnh quan.

Cuối cùng, tính địa đới được biểu hiện bên ngoài rõ rệt nhất trong giới hữu cơ.

Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà ưong nhiều trường hợp các đới cảnh quan có

tên gọi theo kiểu thực vật đặc trưng (đới rừng gió mùa chí tuyến, đói rừng gió mùa

á xích đạo...).

Sự phân hoá địa đới theo vĩ độ quan trọng nhất và rõ ràng nhất là sự phân hoá

ra hai vòng đai địa lí tưcmg ứng vói hai khu vực:

- Khu vực nội chí tuyến, giữa chí tuyến Bắc 23n27’B và chí tuyến Nam

23n27’N là vòng đai nội chí tuyến.

- Khu vực ngoại chí tuyến, từ hai chí tuyến về phía hai cực Bấc và Nam là

vòng đai ngoại chí tuyến.

Việt Nam nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến, thuộc nửa cầu Bắc nhích về

phía chí tuyến Bắc hơn về phía xích đạo nên trên toàn lãnh thổ hằng năm có

Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần đem lại năng lượng bức xạ mặt trời lớn. Thời gian

Mặt Trời qua thiên đỉnh cách nhau tuỳ nơi. Nơi ít nhất chỉ cách nhau vài ngày

9

cận ngày Hạ chí (22/6) như ở Đồng Vãn, còn nơi nhiều nhất tới hơn 4 tháng như ở

Cà Mau, lần thứ nhất vào ngày 17/4 và lần thứ hai vào ngày 28/8.

Trong khu vực nội chí tuyến, hàng loạt các dấu hiệu, các chỉ tiêu và yếu tô' khí

hậu như chế độ nhiệt, chế độ ngày ngắn và ít dao động trong năm (dưới 3 giờ) giữa

ngày dài nhất và ngày ngắn nhất. Trong khu vực này, Mặt Tròi luôn đứng cao trên

đường chân ười khiến cho toàn lãnh thổ có lượng bức xạ tổng cộng rất lớn, cán

cân bức xạ dương quanh năm và có trị số lớn, nển nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng.

Vòng đai nội chí tuyến có thể chia thành các đói chí tuyến, á xích đạo và xích đạo.

1.1.2. Biếu hiện của quy luật phân hoá địa đới ở Việt Nam

Xét quy luật địa đói ở Việt Nam, bình thường và đúng ra như một số lãnh thổ

có các vĩ độ tương tự khác thì sự phân hoá của quy luật này (sự phân hoá theo vĩ độ)

là không đáng kể và không rõ ràng lắm, song trên thực tế lại có những biểu hiện

gần như hoàn toàn trái ngược. Nếu tính riêng về mùa hạ, trên lãnh thổ Việt Nam

có sự đổng nhất về nhiệt độ, nhiệt độ tháng nóng nhất ờ TP. Hồ Chí Minh (28,9UC),

chỉ cao hơn nhiệt độ tháng nóng nhất ở Hà Nội (28,8UC) có 0,1°C. Song tính chung

cho cả năm thì sự phân hoá Bắc - Nam tính theo nhiệt độ trung bình nãm tới

0,36°c/l°vĩ tuyến (nghĩa là gấp hơn 10 lần so với các nước khác cùng vĩ độ, ví dụ

như Ân Độ chỉ có 0,04°c/l° vĩ tuyến). Đặc biệt về mùa đông, do ảnh hưởng của

chế độ gió mùa mùa đông cùng với sự xuất hiện của các frông cực ở phần phía bắc

đã làm cho sự chênh lệch về nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam ưở nên rất lớn,

tới 9°c, nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng lạnh nhất ưong năm của Hà Nội là

16,5°c và ở TP. Hồ Chi Minh là 25,8°C).

Sự luân phiên tác động của các khối không khí tạo nên sự phân hoá trong chế

độ ẩm của khí hậu với hai mùa mưa và khô khác nhau rõ rệt. Song sự có mặt cùa

khối không khí cực đới đã hạ thấp nền nhiệt độ ở phần phía bắc vĩ độ 16° Bắc (vĩ

tuyên cúa dây Bạch Má). Do tác động ngân chận cùa day núi nầy, các írong cực

thường tĩnh lại, ít hoạt động xuống phía nam, tạo nên ranh giới giữa hai đới cảnh

quan, theo Vũ Tự Lập, là đới rừng gió mùa nhiệt đới (chí tuyến) và đới rừng gió

mùa á xích đạo.

Như vậy, sự xuất hiện hai đới cảnh quan địa lí mà ranh giới là vĩ độ 16°B liên

quan không chỉ đến nhân tố phân hoá chính là gió mùa Đông Bắc và thời tiết lạnh

do nó gây ra mà còn do tác động của bức chắn địa hình. Gió mùa Đông Bắc tràn

về lãnh thổ Việt Nam ở khu vực phía bắc đèo Hải Vân dù đã biến tính song vẫn

còn giữ được bản chất khô và lạnh, khiến cho khu vực thuộc đới rừng gió mùa

10

chí tuyến đều có thời tiết lanh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 18°C) mà biểu hiện

rõ rệt nhất là nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối, dưới 10°c vẫn còn gập ở Bình - Trị -Thiên,

(Đồng Hới là 8,3UC, Huế là 8,8°C).

Khu vực phía bắc đèo Hải Vân thuộc đới rừng gió mùa chí tuyến có sự phân

hoá theo vĩ độ tiếp theo mà ranh giới tổn tại ở 18UB (Hoành Sơn) để phân biệt ra

hai á đới: Từ Đèo Ngang trở ra phía bắc là khu vực có mùa đông dài trên 3 tháng

với nhiệt độ trung bình tháng dưới 18“c, thậm chí có nơi dưới 15°c. Tại khu vực

này, tính chất khô (lượng mưa trung bình tháng nhỏ hơn lượng bốc hơi trung bình

tháng) cũng có trên 3 tháng. Từ Đèo Ngang trở vào đến đèo Hải Vân chỉ có thời kì

lạnh và thời tiết lạnh khi gió mùa Đông Bắc tràn tói. Ở đây mùa đông ngắn,

thường không đến 3 tháng. Tại các khu vực đồng bằng ven biển tính chất nhiệt đới

đã rõ rệt, không còn tháng nào nhiệt độ xuống dưới 18°c nữa.

Từ khu vực phía nam đèo Hải Vân, không còn thời tiết lạnh và nhiệt độ trung

bình tháng thường lớn hơn 20°c nên sự phân hoá theo vĩ độ tiếp theo của quy

luật địa đới tại đây lại là sự phân hoá theo chế độ ẩm. Ranh giới để phân biệt ra

hai á đới của đới rừng gió mùa á xích đạo ở khoảng vĩ độ 14°B. Khu vực phía bắc

vĩ độ 14°B, do ảnh hưởng cùa khối núi Kon Tum nên khí hậu của á đới này tương

đối ẩm, mùa khô ngắn và không sâu sắc. Khu vực phía nam vĩ độ 14°B, địa hình

thấp hơn, mùa khô trờ nên sâu sắc, có thể kéo dài tới 5 - 6 tháng. Thêm vào đó,

từ Quy Nhơn trở vào Nam, tổng nhiệt độ cả năm đã đạt tiêu chuẩn của chế độ

nhiệt xích đạo.

Như vậy, ở Việt Nam, việc phân chia trong nội bộ vòng đai nội chí tuyến

thành các đới và á đới chính là kết quả và biểu hiện rõ ràng của quy luật địa đới,

còn gọi là sự phân hoá theo vĩ độ hay sự phân hoá Bắc - Nam.

1.2. Các quy luật phân hoá phi địa đói

Quy luật phi địa đới là quy luật quan trọng thứ hai của sự phân hoá và phát triển

của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên.

Quy luật phi địa đới gắn liền với cấu tạo phức tạp của bề mặt Trái Đất. Tính

không đồng nhất của cấu trúc địa chất, sự khác nhau về vị trí, độ cao và các yếu tố

địa mạo đều do các lực bên trong của Trái Đất quyết định. Ngoài ra cũng còn phải

tính đến vị trí của các bộ phận lục địa so với biển và đại dương. Vị trí này cũng

ảnh hưởng đến sự thay đổi không chỉ của khí hậu mà còn tới cả toàn bộ thiên

nhiên theo hướng kinh tuyến.

11

Thực tế cho thấy, ữong các thể tổng hợp địa lí tự nhiên sẽ có mặt cả các đơn vị

phân vùng mang sắc thái rõ nét của quy luật địa đới (vòng đai, đới, á đới) và cả

các đơn vị phân vùng mang sắc thái của quy luật phi địa đói (á lục địa, xứ, khu).

Các quy luật phi địa đới ở Việt Nam bao gồm:

- Quy luật phân hoá theo kinh độ (hay quy luật địa ô).

- Quy luật phân hoá đai cao.

1.2.1. Quy luật phân hoá theo kinh độ (hay quy luật địa ó)

a. Sự thay đổi của tự nhiên theo hường kinh tuyến

Trên Trái Đất có sự phân bố kế tiếp của các múi lục địa và đại dương theo

hướng kinh tuyến chạy dài từ Bắc cực tới Nam cực.

Bản chất của quy luật theo kinh độ là sự thay đổi tuần tự các hiện tượng địa lí,

trên các lục địa tuỳ thuộc vào mức độ xa bờ đại dương đến trung tâm lục địa. Quy

luật phân hoá theo kinh tuyến của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên cũng như các

thành phần của cảnh quan tự nhiên còn được nhiều nhà địa lí trên thế giới gọi là

tính địa đới theo kinh tuyến. Bàn chất của quy luật phân hoá theo kinh tuyến là sự

khác nhau giữa bề mặt lục địa và bề mặt đại dương trong quá trình tiếp nhận năng

lượng bức xạ mặt trời. Thông thường, năng lượng bức xạ mặt trời tiếp nhạn được

ưên 1 đơn vị diện tích ở đại dương lớn hơn ờ ưên lục địa từ 10 - 20%. Nói chung,

không khí trên các đại dương ám hơn so với lục địa, chỉ trừ ở vòng đai gió

Mậu dịch là nơi lục địa được sưởi nóng mạnh hơn đại dương (do sự mất nhiệt cho

bốc hơi giảm và do tính chất vật lí khác nhau giữa bề mặt lục địa và mặt nước

trên các đại dương).

Một số nhà địa lí gọi sự phân hoá theo kinh tuyến tương tự như tính địa đới

theo vĩ độ của các cảnh quan tự nhiên là tính địa ô. Người ta để nghị phân chia

trên mỗi lục địa ra thành 3 địa ô theo chiều kinh tuyến: 2 địa ô đại dương và 1 địa

ô lục địa (Cômarôv, 1921).

Tuy nhiên, sự phân hoá địa lí theo kinh tuyến biểu hiện không phải đồng đều ở

mọi noi trên bề mặt Trái Đất. Phụ thuộc vào đặc điểm hoàn lưu khí quyển,

kích thước, hình dáng và vị trí địa lí của lục địa khiến sô' lượng địa ô ở các vĩ độ có

sự khác nhau: Đầy đủ nhất là 3 địa ô, quan sát thấy ở các vĩ độ ôn đói của lục địa

Âu - Á do sự tồn tại của khối lục địa rộng lớn trải trên 200 độ kinh tuyến và do sự

chuyển động của các khối khí theo hướng đông - tây (V.L. Cômarov); 2 địa ô đối

với vòng đai gió Mậu dịch: địa 6 hoang mạc ở bờ Tây do không có điều kiện cho

các khối khí đại dương xâm nhập tới, vì sự thống trị của gió có thành phần Đông,

12

và địa ô ẩm ướt ở phía đông của các lục địa nhờ có gió mùa tạo nên sự dư thừa ẩm,

đặc biệt là vào mùa hè. Ở các vĩ độ thuộc xích đạo và miền cận cực, sự phân hoá

địa lí theo kinh tuyến biểu hiện không rõ rệt (sự vận chuyển theo chiểu ngang của

các khối khí ở xích đạo yếu và gần như đồng nhất ở cận cực).

b. Biểu hiện của quy luật phân hoá theo kinh độ

Xét về mật vị trí theo kinh độ thì Việt Nam nằm gọn trong á địa ô của địa ô

gió mùa châu Á. Đó là á địa ô gió mùa Đông Nam Á hoặc Trung - Ân. Khu vực

này vừa có chế độ gió mùa phức tạp, vừa mang tính chất trung gian chuyển tiếp.

Sự gặp gỡ và giao thoa giữa gió Mậu dịch nửa cầu Bắc (khối khí chí tuyến TBDg

và Tm) với gió mùa Đông Bắc (khối khí cực đới lục địa NPc, khối khí nhiệt đới

Biển Đông Trung Hoa (Tp)) và gió mùa Tây Nam (khối khí xích đạo Em, khối khí

nhiệt đới biển bắc Ân Độ Dương hay còn gọi là khối khí chí tuyến vịnh Bengan

(TBg)) cộng với vai trò của bức chắn địa hình đã tạo nên sự phân hoá Đông - Tây

ưên lãnh thổ Việt Nam. Hai hướng gió chính là hướng đông bắc về mùa đông và

hướng tây nam về mùa hạ đều gần như thẳng góc với các dãy núi lớn chạy theo

hướng tây bắc - đông nam, hướng gió đông nam trong mùa hạ của gió Mậu dịch

nửa cầu Bắc và các dãy núi hướng vòng cung (á kinh tuyến) là những nhân tố

chính làm xuất hiện quy luật địa ô ở Việt Nam. Có thể nói, sự phân hoá theo kinh

độ này chủ yếu do hiệu ứng phơn và tác dụng của bức chán địa hình, còn vai trò

của vị trí so vói biển thì lại ít tác dụng hơn trong việc hình thành quy luật này, vì

hình dáng nước ta hẹp ngang và chạy dài dọc theo hướng kinh tuyến. Nơi gió mùa

Đông Bắc trực tiếp tràn vào sẽ lanh hơn nơi khuất gió đến vài ba độ (°C), do có mưa

frông và mưa địa hình nên cũng ẩm hơn. Cũng như vậy, nơi đón gió mùa Tây Nam

cũng ẩm hơn và ít nóng hơn nơi chịu hiệu ứng phơn (gió Tây khô nóng). Các dãy

núi giữ vai trò quan trọng như các bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn,

dãy núi biên giới Việt - Lào, dãy Trường Sơn, tiếp đến là dãy Ngân Sơn và khối

K on Tum . Đ â y chính là nhân tố tạo nôn sự lchác nhau rõ rệt về tự nhicn giữa cóc

khu Vực: Việt Bắc và Đông Bắc, Việt Bắc và Tây Bắc, giữa Bắc Trường Sơn và

Lào, sườn Đông của Nam Trường Sơn và Tây Nguyên. Sự phân hoá Đông - Tây

làm cho khu vực phía tây dường như lùi xuống vài vĩ độ. Nếu khử ảnh hưởng của

độ cao sẽ thấy đường đẳng nhiệt chạy chênh chếch theo hướng tây bắc - đông

nam và Lai Châu sẽ nóng tương tự như Huế, tạo nên sự đồng nhất giữa Tây Bắc và

Bắc Trung Bộ.

Căn cứ vào độ lục địa thì ở Việt Nam có biên độ nhiệt độ năm (hiệu sô' giữa

nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất)

13

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!