Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình địa lý kinh tế- Xã hội thế giới 2: phần Châu Á và Châu Phi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GT.0000027012 ThS. THÂN THỈ HUYỀN
GIÁO TRÌNH
ĐỊA LÍ
KINH TẾ - XÃ HỘI
THẾ GIÓI 2
(Phần Châu A và Châu Phi)
ThS. THÂN THỊ HUYÊN
GIÁO TRÌNH
J0ỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI 2
(Pkàn Ckâu A và Cíiâu Plii)
NHÀ XUÁT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NĂM 2016
MẢ SÓ: 02- 119
ĐHTN-2016
LỜI MỜ ĐÀU
Bước sang thế ki XXI, cùng với sự lớn mạnh cùa các nước G7 thi nhiều
nhóm nước mới mà tiền thân là các nước đang phát triển không ngừng khẳng định
vị thế của minh như nhóm nước BRICS, “ 11 nước kim cưcmg”, VISTA,
EAGLES,... Hiện nay, bốn nước thuộc BRICS đã có mặt đầy đủ trong Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc (Nga và Trung Quốc là ủy viên thường trực, Bra-xin và Án Độ
là Uy viên không thường trực). Bên cạnh đó, cuộc khùng hoàng kinh tế toàn cầu
vừa qua buộc Chính Phù cùa các quốc gia phải nỗ lực đề ra các giải pháp nhằm
cứu nền kinh tế không bị chim sâu vào suy thoái. Trong khi, cường quốc kinh tế số
1 thế giới (Hoa Kỳ) đang phải đối mặt với những khó khăn sau khùng hoàng kinh
tế năm 2008, kèm theo sự bất ổn về an ninh, châu Âu phải chịu tác động nặng nề
về mọi mặt từ kịch bản “Brexit” với việc Anh xin ra khỏi EU, nợ công, khùng
bố,... thi thế ki XXI được xem là thế ki cùa châu Á. ở châu lục này, tam giác
Trung Quốc - Nhật Bàn - Ân Độ nổi lên và trờ thành đỉnh quyền lực chính trị, kinh
tế Trung Quốc và Ân Độ là hai quốc gia lóu của châu Á trong một trật tự thế giới
đa cực đang nổi lèn, luôn tim cách tăng cường vai trò cùa minh trong các vấn đề
quốc tế. Còn ờ châu Phi, vị thế tài nguyên và lợi thế so sánh là những vấn đề đáng
quan tâm. Châu Phi được đánh giá là giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác
hiệu quả. Dói với m ột sô cường quốc lớn như H oa Kỳ, Trung Quôc, Nhật Bản, ..
thì châu Phi đang là tiêu điểm mới để các nước này khai thác tiềm năng sẵn có và
thực hiện chiến lược tăng cường mở rộng lợi ích kinh tế, chính trị trên phạm vi
toàn cẩu.
Giáo trinh Địa lí kinh tế - xã hội thế giới 2 (Phần Châu Á và Châu Phi) được
biên soạn theo chương trình giảng dạy ngành Sư phạm Địa lí, nhằm phục vụ cho
công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, giáo
trinh còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên các trường đại hpc, cao
đẳng khác liên quan tới chuyên ngành kinh tế, ngoại giao, quản trị kinh doanh,...
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, kiến thức về Địa li kinh tế -
xã hội thế giới là nội dung của môn Địa lý 7, Địa lí 8 và Địa li 11.
Nội dung giáo trình gồm hai phần, song để thuận lợi cho quá trinh biên
soạn, đàm bảo tính khoa học, logic của một cuốn sách, giáo trình không tách
làm hai phần riêng biệt mà chia thành 4 chương nối tiếp:
- Phần I. Địa li kinh tế - xã hội châu Á gồm 02 chương, nội dung là hệ
thống kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội chung cùa châu Á và một số quốc gia
cụ thể (CHND Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Khu vực Đông Nam Á - ASEAN)
- Phần II. Địa lí kinh tế - xã hội châu Phi gồm 02 chương, nội dung là hệ
thống kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội chung cùa châu Phi và một số quốc
gia cụ thể (Ai Cập, Cộng hòa Nam Phi)
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, tác giả có tham khảo các
nguồn tài liệu trong và ngoài nước như giáo trinh cùa tác giả Nguyễn Phi Hạnh,
Ông Thị Đan Thanh, Bùi Thị Hải Yến và một số công trinh khác đã được xuất
bản. Nguồn số liệu thống kẽ được cập nhật mới đến năm 2014 dựa trên kết quả
nghiên cứu, báo cáo thống kê cùa Tổng cục Thống kê Việt Nam, Liên Hợp
Quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB),. .. Giáo trình đã được Hội đồng đánh giá nghiệm thu
ngày 30/08/2016 theo Quyết định số 2970/QĐ-ĐHSP ngày 10/08/2016 cùa
Hiệu trường Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Mặc dù tác giả đã nỗ lực cố gắng trong quá trinh biên soạn giáo trình,
nhưng việc liếp cận, lựa chụn, cập nhật những vấn đề mang tinh thời sự cùa thé
giới chắc chan khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong nhận
được ý kiến đóng góp quý báu cùa quý thầy - cô giáo, các nhà khoa học và đọc
giả quan tâm để có thể bổ sung, hoàn thiện cuốn sách trong lần tái bản .
Trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 20ỉ 6
Tác giả
ThS. Thân Thị Huyền
MỤC LỤC
PHÀN I. ĐỊA LÍ KINH TÉ - XÃ HỘI CÁC QUÓC GIA CHÂU Á 13
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VẺ CHÂU Á 13
1.1. Vị tri địa li, điều kiện tụ nhiên và tài nguyên thiên nhiên........................ 13
1.1.1. Vị trí địa li, phạm vi lãnh thổ........................................................ 13
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.............................. 19
12 Đặc điểm dân cư - xã hội........................................................................... 22
1.2.1. Dân cư............................................................................................. 22
1.2.2 Một so vấn đề xã hội..................................................................... 24
1.3. Kinh tế..........................................................................................................29
13 1 Quá trinh phát triển.........................................................................29
13 2 Các ngành kinh tế.......................................................................... 31
1.4. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội châu Á ...........................................32
CHƯƠNG 2. ĐỊA LÍ KINH TÉ - XÂ HỘI MỘT SÓ QUÓC GIA
CHÂU Á .............................................................................................................36
2 1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.................................................................. 36
2 11 Vai trò. vi thế cùa Trung Quốc đối với châu lục và thế giới..........36
2.1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..............39
2.1.3. Đặc điểm dân cư - xã hội Trung Quốc............................................ 42
2.1.4. Kinh tế............................................................................................. 46
2.1.5. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội Trung Quốc........................61
2.1.6. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế mới.....63
2.2. Nhật Bản........................................................................................................65
2.2.1. Vai trò, vị thế của Nhật Bản đối với châu lục và thế giới......... 66
2.2.2. VỊ trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.............. 69
2.2.3. Đặc điểm dân cư - xã hội.................................................................71
2.2.4. Kinh tế...............................................................................................75
2.2.5. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội Nhật Bản...................... 84
2.2.6. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới...........85
2.3. Cộng hòa Ân Độ............................................................................................87
2.3.1. Vai trò, vị thế của Ân Độ đối với châu lục và thế giới...................88
2.3.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.............. 91
2.3.3. Đặc điểm dân cư - xã hội............................................................... 95
2.3.4. Kinh tế...............................................................................................99
2.3.5. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội Án Độ.............................. 111
2.3.6. Quan hệ Việt Nam - Ân Độ trong bối cảnh quốc tế m ới............ 111
2.4. Khu vực Đông Nam Á - ASEAN............................................................. 113
2.4.1. Vai trò, vị thế của khu vực Đông Nam Á đối vói châu lục và
thế giới..................................................................................................... 113
2.4.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên........... 115
2.4.3. Đặc điểm dân cư - xã hội...............................................................120
2.4.4. Kinh tế........................................................................................... 122
2.4.5. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng
ASEAN (AC)......................................... .........................L r................. 133
PHÀN 11. ĐỊA LÍ KINH TÉ - XA HỌl CÁC QLÓC GIA CHÂU PHi 139
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT CHUNG VẺ CHÂU PHI 139
3.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên....................... 139
3.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ..................................................... 139
3.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên............................. 144
3.2. Đặc điểm dân cư - xã hội.......................................................................... 147
3.2.1. Dân cư.......................................................................................... 147
3.2.2. Một số vấn đề xã hội.................................................................... 149
3.3. Kinh tế ...................................................................................................... 150
3.3.1 Quá trinh phát triển..................................................................... 150
3.3.2. Các ngành kinh tế......................................................................... 151
3.4, Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội châu Phi........................................ 159
CHUƠNG 4. ĐỊA LÍ KINH TÉ - XÃ HỘI MỘT SÓ QƯÓC GIA
CHÂU PHI................................................................ ' ................ ............. 164
4.1, Ai Cập....................................................................................................... 164
4.1.1. Ý nghĩa lịch sử và vị thế cùa Ai Cập.......................................... 164
4.1.2. Vị trí địa li, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......... 165
4.1.3. Đặc điểm dân cư - xã hội............................................................ 167
4.1.4. Kinh tế.......................................................................................... 169
4.1.5. Quan hệ Việt Nam - Ai Cập trong bối cảnh quốc tế mới........... 173
4.2. Cộng hóa Nam P hi................................................................................... 175
4.2 .1. Vai trò, vị thế cùa Cộng hòa Nam Phi ..................................... 175
4.2.2. VỊ trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......... 176
4.2.3. Đặc điểm dân cư - xã hội............................................................ 178
4.2.4. Kinh tế.......................................................................................... 180
4.2.5. Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Nam Phi trong bối cảnh quốc tế mói. 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO 189
DANH MỤC CÁC BẢNG SÓ LIỆU
Bảng 1.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các quốc gia và vùng lãnh
thổ châu Á năm 2014...........................................................................................16
Bảng 1.2. Chi số HDI cùa một số quốc gia châu Á năm 2010 và 2014........... 25
Bảng 1.3. Tàng trường GDP cùa một số quốc gia châu Á giai đoạn
2005 -2014....................................................................................... 31
Bảng 1.4. Một số thông tin về dân số châu Á chia theo khu vực
năm 2014.............................................................................................................. 32
Bảng 2.1. GDP cùa Trung Quốc so với thế giới giai đoạn 1985 - 2014 .......... 38
Bảng 2.2. Quy mô dàn số, ti lệ sinh, ti lệ tử và gia tăng tự nhiên dân so
Trung Quốc giai đoạn 1970 - 2014 .....................................................................43
Bảng 2.3. Nội dung phát triển kinh tế chù đạo qua các thời kỳ ở
Trung Quốc...........................................................................................................48
Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế Trung Quốc (theo ngành) giai đoạn 2004 - 2014 ....53
Bảng 2.5. Sản lượng than khai thác cùa Trung Quốc giai đoạn
2000-2014...........................................................................................................55
Bảng 2.6. Giá trị xuất nhập khấu hàng hóa và dịch vụ cùa Trung Quốc
giai đoạn 2005 - 2014...........................................................................................59
Bảng 2.7. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa cùa Việt Nam sang Trung Quốc
giai đoạn 2005 - 2014.......................................................................................... 64
Bảng 2.8. GDP của Nhật Bản so với thế giới giai đoạn 2005 - 2014............... 67
Bảng 2.9. Biến động cơ cấu dân số theo tuổi ờ Nhật Bản giai đoạn
1950-2014............... 72
Bảng 2.10. Quy mô và tăng trường GDP của Nhật Bán giai đoạn
2005 - 2014.......................................................................................................... 79
Bảng 2.11. Cơ cấu kinh tế Nhật Bản (theo ngành) giai đoạn 2004 - 2014.......80
Bảng 2.12 Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản giai
đoạn 2005 - 2014................................................................................................83
Bàng 2.13. Giá tri xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bán giai
đoạn 2005 - 2014.......................................................................................!....... 86
Bảng 2.14. GDP của Án Độ so với thế giới giai đoạn 2006 - 2014..................90
Bảng 2.15. Quy mô dân số Ấn Độ giai đoạn 1901 - 2014 ................................ 96
Báng 2.16 Một số chi số về dân số Ấn Độ giai đoạn 2005 - 2014...................96
Bảng 2.17. Cơ cấu kinh tế Ẩn Độ (theo ngành) giai đoạn 1985 - 2014.......... 102
Bảng 2.18. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chù yếu của Án Độ
giai đoạn 2005 - 2013....................................................................................... 107
Bảng 2.19. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của An Độ
giai đoạn 1999 - 2014........................................................................................ 108
Bảng 2.20. FD1 cùa Án Độ trong tương quan với tổng vốn FDI tiếp nhận
cùa thế giới giai đoạn 2000-2010.....................................................................110
Bảng 2.21 Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Án Độ
giai đoạn 2005 -2014........................................................................................ 112
Bảng 2.22. Diện tích, thủ đõ, dàn sô, mật độ dàn số và đơn vị tiẻn tệ
các nước Dông Nam Á ..................................................................................... 115
Bảng 2.23. Một số thông tin kinh tế các nước Đông Nam Á năm 2014........123
Bảng 2.24. Sản lượng một số nông sản chủ lực của các nước Đông Nam Á
năm 2013................. 126
Bảng 2.25. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nước
Đông Nam Á giai đoạn 2005 - 2014................................................................132
Bảng 3.1. Diện tích, dàn số, mật độ dàn số của các quốc gia và vùng lãnh
thổ châu Phi năm 2014......................................................................................141
Bảng 3.2. Một số thông tin về dàn số châu Phi chia theo khu vực
năm 2014............................................................................................................. 160
Bảng 4.1. Một số thông tin kinh tế cùa Ai Cập giai đoạn 2005-2014............ 170
Bảng 4.2. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Ai Cập giai đoạn 2005-2014............................................................................... 174
Bảng 4.3. Một số thông tin kinh tế cùa Cộng hòa Nam Phi giai đoạn
2005 -2014.................... 181
Bảng 4.4. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa cùa Việt Nam sang
Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2005 - 2014....................................................... 186
10
Hình 1.1. Bán đồ hành chính châu Á ................................................................ 15
Hình 2 1. Lược đồ hành chính CHND Trung Hoa............................................39
Hình 2.2. Quy mô và tốc độ tăng trường GDP của CHND Trung Hoa giai
đoạn 2005 -2014.......................^..................................................r.......... ........52
Hình 2.3. Bản đồ hành chính Nhật Bản.............................................................. 70
Hình 2.4. Bản đồ hành chính Cộng hòa Án Độ..................................................92
Hình 2.5. Ti lệ dân số theo các tôn giáo ờ Ân Độ năm 2011 (% ).................... 98
Hình 2.6. Quy mô và tăng trưởng GDP của Ân Độ giai đoạn 2005 - 2014 .... 102
Hình 2.7. Sản lượng lúa mi và lúa gạo Ấn Độ giai đoạn 2005 - 2014..............104
Hình 2.8. Lược đồ hành chính khu vực Đông Nam Á .....................................117
Hình 2.9. Sản lượng điện một số quốc gia Đông Nam Á năm 2012................ 129
Hình 3.1 Bàn đồ hành chính châu Phi................................................. 140
Hình 4.1. Bản đồ hành chính Ai C ập................................................... 165
Hình 4.2. Bán đồ hành chính Cộng hòa Nam Phi................................177
DANH MỤC CÁC HÌNH
11
DANH MỤC CHỬ VIÉT TẲT
AC Cộng đồng ASEAN
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
AU Liên minh châu Phi
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BRICS Nhóm nước có nền kinh tế mới nổi
CHDC/CHDCND Cộng hòa dân chủ/Cộng hòa dân chũ nhân dân
CHND Cộng hòa nhân dân
EAS Hội nghị cấp cao Đông Á
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
G7 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới
GDP Tổng sàn phẩm quốc nội
HDI Chi số phát triền con người
IT Công nghệ thông tin
KCNC Khu công nghệ cao
NGTK Niên giám thống kê
TCN Trước Công nguyên
TPP FIiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
USD Đô la Mĩ
ODA Viện trợ phát triền chính thức
ppp Giá sức mua tương đương
XNK Xuất nhập khẩu
WB Ngân hàng thế giới
12
PHÂN I
ĐỊA LÍ KINH TÉ - XẢ HỘI CÁC QUÓC GIA CHÂU Á
Chương I
KHÁI QUÁT CHUNG VÈ CHÂU Á
Diện tích
Dân số
Mật độ dân số
Ti lệ dân thành thị
31.866,7 nghìn km^
4.351,0 triệu người (năm 2014)
136 người/km^ (nãm 2014)
46% (năm 2014)
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Châu Á là châu lục rộng lón nhất trên thế giới với diện tích gần 31,9 triệu
km^ (không tính diện tích lãnh thổ Liên bang Nga), chiếm 23,2% diện tích đất
nổi trên thế giới và 59,6% diện tích lục địa Á - Âu, thuộc nữa cầu Bắc và nửa
cầu Đông. Dọc bờ biến châu Á có nhiều bán đảo lớn như Cam-sát-ca, Triếu
Tiên, Đông Dương, Ma-lai-xi-a, Ẩn Độ, Ả Rập và một số vịnh biển như vịnh
Bắc Bộ, Thái Lan. Nhiều đảo và quần đảo thuộc châu lục có diện tích tương đối
rộng như Hải Nam, Đài Loan và Xri Lan-ca, Nhật Bản, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a,...
Với chiều rộng từ đông sang tây khoảng 9.500 km, trải dài từ bắc xuống nam
trẽn 90 vĩ độ, châu Á có nhiều kiểu khí hậu và cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
So với các châu lục khác trên thế giới, châu lục này có vị trí nằm kéo dài từ
vùng cực tới xích đạo, kích thước khổng lồ và bề mặt dạng khối vĩ đại, một số
khu vực (Trung Á) nam cách xa bờ biển trên 2.000 km.
13