Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình CN nuôi cấy mô tế bào thực vật - Phần 2 chương 1 potx
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
334.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
979

Giáo trình CN nuôi cấy mô tế bào thực vật - Phần 2 chương 1 potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

307

Giáo trình nuôi cấy mô tế bào thực vật

Phần 2. CHUYỂN GEN Ở THỰC VẬT BẬC CAO

Chương 1. MỞ ĐẦU

1.1. Genom ở thực vật bậc cao

1.1.1. Đặc điểm bộ máy di truyền tế bào thực vật

Các tính trạng của thực vật là biểu hiện của các gen di truyền . Có các tính trạng

đơn gen (do 1 gen phụ trách) có những tính trạng đa gen( do tác động phối hợp của

nhiều gen)

Về mặt hóa học, gen là 1 dãy nucleotit có số nucleotit và dãy mã tự đặc trưng, số

nucleotit cấu tạo nên 1 gen, thường biểu thị theo KG (Kilobase = 1000 nucleotit). Biểu

hiện trực tiếp hoạt động của gen là các protein này là các E, nhờ vậy quá trình trao đổi

chất, sinh trưởng, phát triển …. của thực vật được thực hiện theo 1 chương trình xác

định trong thông tin di truyền đặc trưng cho loài.

Tế bào thực vật khác xa với tế bào động vật và vi sinh vật:

1.Tế bào thực vật là một tế bào hữu nhân điển hình

Tế bào thực vật có cellulose bao bọc bên ngoài màng nguyên sinh. cellulose của

các tế bào thực vật liên kết nhau bằng peclin và các dẫn xuất cellulose khác.

Vai trò của cellulose ở chỗ bảo vệ và giúp cho thực vật đứng thẳng mà còn giúp

cho toàn bộ quá trình trao đổi chất.

Nếu xử lý mô thực vật bằng enzim peclinaza và celluloza, phần lớn peclin và

celluloza bị phân hủy, các tế bào thực vật trần không có vỏ celluloza bao bọc được giải

phóng ra môi trường được gọi là protoplast. Protoplast có thể được nuôi sống và tái tạo

lại thành tế bào, mô hay cây hoàn chỉnh. Trong bất kì môi trường nào hoạt động sống của

photoplase cũng bắt đầu việc tái tạo lại celluloza và khi vỏ celluloza đã được tái tạo thì tế

bào mới được phân chia và tiếp tục phát triển.

Qua vỏ celluloza, các muối khoáng và nước có thể trao đổi dễ dàng, tuy vậy đối

với các đại phân tử như protein, nucleic axit thì vỏ celluloza cũng thể hiện 1 sự ngăn cách

nhất định. DNA có thể xâm nhập tế bào qua cả vỏ celluloza lẫn màng nguyên sinh.

Vỏ celluloza được hình thành không chỉ khi nằm trên cây hoàn chỉnh mà khi nuôi

chúng riêng rẽ dưới dạng các tế bào đơn và trong trường hợp này nó mang hình thái rất

đa dạng.

Khi đã mất hẳn vỏ bọc celluloza, các protoplast luôn ở dạng tròn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!