Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục và khoa cử đại việt từ năm 1527 đến năm 1592 1 (2)
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
900

Giáo dục và khoa cử đại việt từ năm 1527 đến năm 1592 1 (2)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

2

năm 1592 sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn cụ thể, toàn diện hơn về giáo dục và

khoa cử thời kỳ này.

Giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 là một thời kỳ quan

trọng của lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam. Trong đó, giáo dục khoa cử của nhà

Mạc có thể xem là mốc son trong lịch sử giáo dục khoa cử quân chủ. Bên cạnh đó,

giáo dục khoa cử nhà Lê Trung hưng cũng đạt được những thành tựu nhất định, góp

phần xây dựng và củng cố chính quyền buổi đầu trung hưng. Vì vậy, nghiên cứu về

giáo dục khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 cũng sẽ góp phần hiểu thêm

về lịch sử nước ta giai đoạn 1527-1592

Để tìm những bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại thì “Giáo dục và

khoa cử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592” là một đề tài giàu tính thực tiễn mà

nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài cho luận án của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về giáo dục và khoa cử của nhà Mạc cũng như nhà Lê

Trung hưng, luận án sẽ làm rõ tình hình tổ chức giáo dục và khoa cử Đại Việt từ

năm 1527 đến năm 1592. Từ đó thấy được đóng góp của giáo dục và khoa cử Nho

học thời kỳ này trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

2.2. Nhiệm vụ của luận án

Để đạt mục đích trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phân tích tình hình, bối cảnh lịch sử Đại Việt từ năm 1527 đến năm 1592 ảnh

hưởng như thế nào đến giáo dục, khoa cử thời kỳ này.

- Trình bày khái quát mục tiêu của giáo dục và khoa cử Đại Việt từ năm 1527

đến năm 1592. Tìm hiểu về chính sách giáo dục cũng như hệ thống trường lớp từ

Trung ương đến địa phương, chương trình học tập, chế độ khoa cử của cả nhà Mạc

và nhà Lê Trung hưng để làm rõ sự tương đồng cũng như khác biệt trong hệ thống

tổ chức giáo dục khoa cử của hai chính quyền.

- Trình bày, phân tích tình hình khoa cử Nho học của nhà Mạc và nhà Lê

Trung hưng thông qua việc tìm hiểu về thể lệ thi cử, quá trình tổ chức các khoa thi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!