Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên (1945 - 1954)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Bùi Thị Hoa
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
(1945 – 1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thái Nguyên, Năm 2011.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 1
NỘI DUNG......................................................................................................................................... 7
Chương 1: GIÁO DỤC TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM......................................................................................... 7
1.1 Tỉnh Thái Nguyên dưới ách cai trị của thực dân Pháp ...................................... 7
1.2 Tình hình giáo dục tỉnh Thái Nguyên....................................................................... 11
Chương 2: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949...................................................................................... 24
2.1 Sự hình thành và phát triển bước đầu của giáo dục phổ thông
tỉnh Thái Nguyên (1945 – 1946).......................................................................................... 24
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương phát triển giáo dục phổ thông
của Đảng ........................................................................................................................................... 24
2.1.2 Sự hình thành và phát triển bước đầu của nền giáo dục phổ thông
tỉnh Thái Nguyên........................................................................................................................... 28
2.2 Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu toàn quốc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1949........................................................ 34
2.2.1 Chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp................................................................................................................... 34
2.2.2 Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên........................................... 40
Chương 3: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954...................................................................................... 51
3.1 Chủ trương cải cách và phát triển giáo dục của Đảng .................................... 51
3.2 Bước chuyển biến mới của giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên......... 57
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 75
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, giáo dục phổ thông là
nền tảng văn hóa, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt những cơ sở
ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế mà giáo dục phổ thông là bộ phận rất
quan trọng trong hệ thống giáo dục nước ta, luôn được Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
vừa ra đời đã gặp muôn vàn khó khăn. Trước tình hình mới, chính quyền cách
mạng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có những chỉ đạo kịp thời để
củng cố chính quyền, chống giặc ngoại xâm, “giặc đói” và “giặc dốt”.
Về giáo dục, di hại lớn nhất mà thực dân Pháp để lại là hơn 90% dân số
Việt Nam mù chữ. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt giáo dục là một trong
những vấn đề cần kíp lúc bấy giờ, không là việc của riêng cá nhân nào mà trở
thành vấn đề của quốc gia. Giáo dục không chỉ khai thông trí tuệ con người
mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của cả dân tộc. Giáo dục thời kỳ
này phải góp phần làm cho nước mạnh mới có thể đương đầu được với hoạ
xâm lăng và giúp cho quốc dân đồng bào thoát khỏi thế hiểm nghèo, phục vụ
cuộc đấu tranh cách mạng, là phương tiện để thực hiện cuộc đấu tranh rộng
lớn đó. Học tập trở thành một nhiệm vụ góp phần vào công cuộc kháng chiến
của nước nhà.
Ngày 10/10/1945, Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh 14/SL lập Hội đồng cố
vấn học chính để giúp Chính phủ chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy học chính các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
cấp và các trường theo đúng tinh thần mới. Ngày 25/11/1945, Trung ương
Đảng đã ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, trong đó vạch rõ nhiệm vụ của
giáo dục là: “mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới,
bài trừ cách học nhồi sọ”.
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc
kháng chiến. Cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Giáo dục trở thành một bộ phận không tách rời của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược. Giáo dục đồng hành với kháng chiến và phục vụ cho
công cuộc kháng chiến, kiến quốc của nước nhà. Giáo dục kháng chiến hướng
tới phát triển con người toàn diện, có tài, có đức, vừa có chí khí, vừa có tâm
hồn.
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ
năm 1945, song song với nhiệm vụ diệt “giặc dốt”, xoá nạn mù chữ trong
nhân dân, ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ xây dựng và phát
triển hệ thống giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng chế độ
mới cũng như công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Những thành tựu về việc
xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh Thái Nguyên là
một trong những bằng chứng cụ thể khẳng định tính đúng đắn của Đảng ta về
việc chỉ đạo phát triển giáo dục giai đoạn 1945 – 1954.
Vì vậy, nghiên cứu hoạt động và những thành tựu của giáo dục phổ
thông ở tỉnh Thái Nguyên là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học. Hơn
nữa, việc nghiên cứu này còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển giáo
dục phổ thông hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên.
Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu vấn
đề “Giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên (1945 – 1954)” làm đề tài Luận văn
Thạc sĩ Sử học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Giáo dục phổ thông ở nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng
trong giai đoạn 1945 – 1954 là một vấn đề thu hút các nhà khoa học nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong cuốn “35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông” (Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1980), tác giả Võ Thuần Nho đề cập đến lịch sử
giáo dục phổ thông nước ta từ năm 1945 đến 1980, trong đó dành một phần
rất ít để nói về tình hình giáo dục phổ thông nước ta từ năm 1945 đến năm
1954. Cuốn sách giúp cho chúng ta nắm được lịch sử cơ bản của 35 năm phát
triển sự nghiệp giáo dục phổ thông Việt Nam.
Ở bài viết “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với sự nghiệp
văn hoá, giáo dục thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)” đăng trên
tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 414 tháng 10 năm 2010, tác giả Hồ Khang đã
trình bày những quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục thông qua các Sắc
lệnh, Nghị định, Thông tư. Ở bài viết này, tác giả tạm chia giáo dục Việt Nam
trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ thành 3 giai
đoạn: từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946; từ tháng 1 năm 1947 đến
tháng 12 năm 1950; từ tháng 1 năm 1951 đến tháng 12 năm 1954. Tác giả Hồ
Khang cũng trình bày khái quát kết quả phát triển giáo dục của cả nước ở
từng giai đoạn, trong đó có những thành tựu về giáo dục phổ thông.
Trong bài viết “Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền giáo dục phục vụ
kháng chiến (1945 – 1954)” đăng trên tạp chí Lịch sử quân sự số 213 (tháng
9/2009), tác giả Thuỳ Linh cũng đã trình bày những quan điểm của Hồ Chí
Minh về giáo dục cũng như sự chỉ đạo của Người đối với lĩnh vực này trong
thời kỳ 1945 – 1954. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày những quan điểm
và sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đối với giáo dục trong thời kỳ 1945 –
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
1954. Đặc biệt, tác giả đã có sự so sánh và chỉ ra điểm khác biệt của giáo dục
ở hai giai đoạn 1945 – 1950 và 1950 – 1954.
Trong cuốn “45 năm phát triển giáo dục Việt Nam” (Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1992), tác giả Phạm Minh Hạc đã trình bày sự phát triển của nền giáo
dục nước ta qua các thời kỳ chống Pháp (1945 – 1954), chống Mĩ (1954 –
1975) và thời kì cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 – 1990).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống giáo dục ngày càng hoàn
thiện, trong đó có giáo dục phổ thông với nội dung và chương trình luôn được
đổi mới cho phù hợp tình hình và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập I (1936 – 1965)” (Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, 2003) được biên soạn công phu,
nghiêm túc, dựng lại một cách chân thực, khách quan quá trình hình thành và
phát triển của Đảng bộ tỉnh. Cuốn sách cũng đã ghi lại những thành tựu to lớn
của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, trong
đó đã trình bày một cách sơ lược về giáo dục phổ thông thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên
cứu về giáo dục phổ thông Thái Nguyên giai đoạn 1945 – 1954, làm rõ những
thành tựu, hạn chế, ý nghĩa của việc phát triển giáo dục phổ thông đối với tỉnh
nhà cũng như công cuộc kháng chiến, kiến quốc nói chung, để từ đó rút ra
những kinh nghiệm thực tiễn cho việc phát triển giáo dục phổ thông hiện nay.
Đó là những vấn đề mà Luận văn sẽ tập trung đi sâu khai thác và giải quyết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
- Thời gian: Từ năm 1945 đến năm 1954. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu
của đề tài, Luận văn đề cập đến tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trong thời
gian trước năm 1945.
3.3 Nhiệm vụ của đề tài.
- Khái quát tình hình giáo dục ở Thái Nguyên trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
- Trình bày hệ thống quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục
phổ thông ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển giáo dục phổ
thông ở Thái Nguyên.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các Văn kiện Đảng,
những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì 1945 – 1954,
các báo cáo, thông tri của Liên khu Việt Bắc, Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Uỷ ban
kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên và các huyện trong tỉnh, các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp
với phương pháp lôgic là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối
chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
5. Đóng góp của đề tài.
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống quá
trình xây dựng và phát triển giáo dục phổ thông ở Thái Nguyên trong những
năm 1945 – 1954.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy
và học tập lịch sử địa phương tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
- Rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển giáo dục phổ
thông để vận dụng vào công cuộc phát triển giáo dục phổ thông hiện nay trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên và trên cả nước.
- Luận văn góp phần giáo dục truyền thống hiếu học cho nhân dân các
dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
6. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Giáo dục tỉnh Thái Nguyên trước Cách mạng tháng Tám
1.1 Tỉnh Thái Nguyên dưới ách cai trị của thực dân Pháp
1.2 Tình hình giáo dục tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm
1949
2.1 Sự hình thành và phát triển bước đầu của giáo dục phổ thông tỉnh
Thái Nguyên (1945 – 1946)
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của
Đảng.
2.1.2 Sự hình thành và phát triển bước đầu của nền giáo dục phổ thông
tỉnh Thái Nguyên.
2.2 Giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên trong những năm đầu toàn
quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1949).
2.2.1 Chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
2.2.2 Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Giáo dục phổ thông Thái Nguyên từ năm 1950 đến năm 1954.
3.1 Chủ trương cải cách và phát triển giáo dục của Đảng
3.2 Bước chuyển biến mới của giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên.