Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi qua truyện cổ tích của andersen.
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
892

Giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi qua truyện cổ tích của andersen.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TIỂU HỌC

----------

NGUYỄN THỊ HOÀI THU

Giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi qua Truyện

cổ tích của Andersen

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện cho thiếu

nhi về đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Tính giáo dục được coi là đặc trưng cơ bản

nhất, có tính sống còn của văn học thiếu nhi. Võ Quảng - người đã để tâm sức cả

đời để sáng tác cho các em từng quan niệm “ Văn học cho thiếu nhi còn đặt ra

vấn đề chính yếu thứ hai, đó là vấn đề giáo dục: giáo dục cái hay, cái đẹp cho

thiếu nhi. Người viết cho thiếu nhi phải là một nhà văn nhưng cũng đồng thời là

một nhà giáomuốn các em trở nên tốt đẹp. Quan điểm sư phạm và văn học thiếu

nhi là hai anh em sinh đôi” [11, trang 62].

Bên cạnh các tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam, văn học nước ngoài

với những tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong vườn văn học muôn màu muôn

3

sắc của thế giới, đã bổ sung cho nội dung và nghệ thuật của cho văn học thiếu

nhi Việt Nam. Đồng thời, góp phần khắc sâu, nâng cao hơn nữa những kiến thức

và tình cảm mà văn học có thể đem đến cho thiếu nhi.

Ở mỗi dân tộc, văn học viết cho thiếu nhi có những nét riêng, tuy nhiên

tất cả đều gặp nhau ở điểm là hướng về mục đích nhân văn, hướng tới cái thiện,

cái đẹp trong cuộc sống. Một trong những cái đẹp ấy chính là lòng nhân ái - một

phẩm chất quan trọng của con người. Chính lòng nhân ái tạo cho con người một

sức mạnh vô tận. Ở đâu và bất cứ dân tộc nào lòng nhân ái cũng đều được coi

trọng.

Việc giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc

phát triển đạo đức, nhân cách cho các em. Nhà sư phạm người Nga V.A

Xukhôm Linxki đã khẳng định: “ Nếu những đứa trẻ đang dửng dưng với những

điều đang xảy ra trong trái tim người bạn, bố, mẹ hoặc bất cứ người đồng bào

nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc trong ánh mắt người khác trong

trái tim người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính” [14, trang

34].

Truyện cổ tích của Andersen là tác phẩm tiêu biểu cho việc giáo dục lòng

nhân ái, là cuốn sách gối đầu giường của các em thiếu nhi. Truyện được dịch ra

90 thứ ngôn ngữ, xuất bản gần 500 lần với hơn 70 triệu bản. Truyện đã để lại ấn

tượng sâu sắc trong lòng độc giả qua nhiều thế hệ.

Đã từ rất lâu, tên tuổi Andersen trở nên gần gũi và quen thuộc với bạn

đọc, đặc biệt là những độc giả nhỏ tuổi. Bằng sức mạnh ngôn từ hiếm có, trí

tưởng tượng nhiệm màu và trong sáng, cốt truyện hấp dẫn, lối kể chuyện có

duyên, pha giữa bút pháp hiện thực và huyền ảo, Truyện cổ tích của Andersen

đã đi sâu vào thế giới tâm hồn của các bạn nhỏ, ảnh hưởng đến nhận thức và

hình thành quan niệm sống tích cực cho các em thiếu nhi [11,trang 123]. Hơn

thế nữa, không những thiếu nhi mà người lớn ở mọi lứa tuổi đều đón đọc tác

phẩm một cách say sưa. Bởi “Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con của

Andersen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ có người lớn mới hiểu hết ý

nghĩa của nó” ( Pautopxki ).

4

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục lòng nhân ái cho

thiếu nhi qua Truyện cổ tích của Andersen” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Các tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài cùng với văn học thiếu nhi

Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức nhân

cách cho thiếu nhi. Chính vì vậy, đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Trong phần này, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu về văn học

thiếu nhi nước ngoài nói chung và Truyện cổ tích của Andersen nói riêng.

Viết Linh, H.C Andersenngười kể chuyện thiên tài, NXB Hội nhà văn,

2000. Tác giả đã kể lại toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Andersen, giúp cho chúng

tôi có cái nhìn cụ thể về tác giả Andersen và Truyện cổ tích của Andersen.

Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình Văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, 2003.

Tác giả đã đề cập đến những đặc điểm, nội dung cơ bản cũng như giá trị hiện

thực được phản ánh trong Truyện cổ tích của Andersen. Bên cạnh đó, tác giả đã

điểm qua một số tác phẩm có nội dung giáo dục lòng nhân ái như: Bà Chúa

Tuyết, Nữ Thần Băng giá, Cô bé bán diêm, Mụ ấy hư hỏng, Bầy chim thiên nga,

Nàng tiên cá, Chim hoạ mi,…

Cao Đức Tiến, Đường Thị Hường - Văn học - Dự án phát triển giáo viên

Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và nhà xuất bản giáo dục, 2007.

Trong phần giới thiệu văn học nước ngoài ở chương trình Tiểu học, các tác giả

đã giới thiệu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Andersen. Bên

cạnh đó, các tác giả cũng đã hướng dẫn phân tích tác phẩm Bà Chúa Tuyết, tác

phẩm tiêu biểu về lòng nhân ái.

Lê Thị Hoài Nam, Bài giảng Văn học, NXB Đại học Sư phạm, 2010. Sau

khi trình bày giá trị nội dung của văn học nước ngoài trong chương trình tiểu

học, tác giả đã đề cập đến truyện kể của Hans Christian Andersen.

Những tuyển tập Truyện cổ tích của Andersen được dịch sang Tiếng Việt,

ở lời giới thiệu của mỗi tập truyện đã nêu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của

Andersen cũng như giá trị nội dung của tập truyện.

5

Như vây, các tài liệu trên chủ yếu đề cập đến những nội dung quan trọng

và cần thiết về tác giả Andersen cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của

Truyện cổ tích của Andersen mà chưa có tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về

nội dung giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi trong Truyện cổ tích của Andersen

một cách hệ thống. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tài

liệu tham khảo bổ ích cho chúng tôi trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài

của mình.

3. Mục đích, nhiêm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi qua Truyện cổ

tích của Andersen” với mục đích tìm hiểu việc giáo dục lòng nhân ái cho thiếu

nhi trong tác phẩm. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục lòng

nhân ái cho học sinh Tiểu học.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài đề ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.

- Tìm hiểu nội dung giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi qua Truyện cổ

tích của Andersen.

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học sinh Tiểu học.

4. Đóng góp của đề tài

Tìm hiểu nội dung giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi qua Truyện cổ tích

của Andersen giúp chúng tôi nhận thức rõ ý nghĩa của việc giáo dục lòng nhân

ái cho thiếu nhi thông qua các tác phẩm văn học. Từ đó, đề xuất một số biện

pháp giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi nói chung và học sinh Tiểu học nói

riêng. Đồng thời, giúp sinh viên ngành Tiểu học có ý thức rèn luyện nhân cách

cho bản thân. Ngoài ra, đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh

viên và giáo viên Tiểu học trong quá trình dạy và học môn Tiếng Việt.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi qua Truyện

cổ tích của Andersen.

6

- Phạm vi nghiên cứu: Truyện Cổ tích của Andersen.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận.

- Phương pháp thống kê, phân loại.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

7. Cấu trúc đề tài

Đề tài gồm có 3 phần:

- Phần mở đầu: Gồm có các tiểu mục sau

1. Lí do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đóng góp của đề tài

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề chung có liên quan đến đề tài

Chương 2: Tìm hiểu nội dung giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi

qua Truyện cổ tích của Andersen

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho học

sinh Tiểu học

- Phần kết luận: Gồm 2 tiểu mục sau

1. Kết luận

2. Đề xuất

7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Khái quát chung về văn học thiếu nhi

1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi

Văn học thiếu nhi: Theo nghĩa hẹp, gồm những tác phẩm văn học hoặc

phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu

nhi cũng thường bao gồm những tác phẩm văn học thông thường (cho người

lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi như Đôn Kihôtê của M. Xecvantex,

Gulivơ du kí của Gi. Xuypt, Túp lều bác Tôm của Bichơ Xtâu…[8, trang 285].

Văn học thiếu nhi bao gồm những tác phẩm văn học được viết cho thiếu

nhi với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tích cách cho các em. Nhân vật

8

trung tâm của nó là thiếu nhi, và nhiều khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn

gió, một loài vật hay một đồ vật, một cái cây,… Tác giả văn học thiếu nhi không

chỉ là chính các em, mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi.

Văn học thiếu nhi còn là những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm

đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy ở trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những hành

động gần gũi với cách nghĩ, cách cảm và cách hành động của chính các em, hơn

thế, các em con tìm thấy ở trong đó một lời nhắc nhở, một lời răn dạy, với

những nguồn động viên, khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích,… trong quá

trình hoàn thiện tính cách của mình.

Như vậy, văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của

thiếu nhi.

Trên thế giới, từ rất lâu đã xuất hiện các tác phẩm viết cho thiếu nhi như

Truyện cổ Andersen, Truyện kể của Pêrôn, Rôbinxơn Cruxô của Đêphô, Không

gia đình của Hecto Malô,… Mỗi tác phẩm, mỗi câu chuyện là những số phận

con người mang một tính cách khác nhau,… tuy nhiên những tác phẩm hay đều

gặp nhau ở điểm là hướng về mục đích nhân văn, đưa người đọc đến những giá

trị chân - thiện - mĩ trong cuộc sống.

1.1.2. Chức năng của văn học thiếu nhi

Văn học là “Sách giáo khoa về cuộc sống” - Sécnưsevxki. Văn học có ý

nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người. Bằng việc tái

hiện sự sống và khái quát về ý nghĩa giá trị của cuộc sống, văn học giúp con

người có ý thức hơn, hiểu nhau hơn, mạnh mẽ hơn.

Đứng về phía người tiếp nhận có thể coi văn học có ba chức năng nổi bật

sau: Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mĩ. Văn học

thiếu nhi là một bộ phận của văn học nói chung, là một loại hình nghệ thuật

ngôn từ. Vì vậy, nó cũng mang đầy đủ các chức năng của văn học.

1.1.2.1. Chức năng nhận thức

Văn học phản ánh đời sống xã hội, giúp người đọc hiểu biết về cuộc sống

và con người. Văn học có thể đem lại cho con người những tri thức về các mặt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Giáo dục lòng nhân ái cho thiếu nhi qua truyện cổ tích của andersen. | Siêu Thị PDF